NGHIỆP, PHƯỚC, MIỄU.. CHUYỂN THỂ DƯỚI TỪ NGỮ & GÓC NHÌN CÁ NHÂN MẢNG KINH TẾ
Theo quan niệm của số đông, phóng sinh là kéo dài sự sống cho một sinh vật để thể hiện tâm từ bi, nó cũng là 1 hình thức của tu tập....
Theo quan niệm của số đông, phóng sinh là kéo dài sự sống cho một sinh vật để thể hiện tâm từ bi, nó cũng là 1 hình thức của tu tập. Tuy nhiên nhìn bản chất cũng khởi đầu một quy trình ngộ sát nhằm tạo giá trị ảo “nghiệp” và “đức”. Chim đang bay, cá đang bơi bị con người bắt nhốt vào lồng, trải qua giao dịch mang lại lợi ích kinh tế cho một nhóm người, nó được thả ra thì nghiệp và đức bắt đầu xuất hiện. Có nghĩa là nghiệp và đức sinh ra từ con người, thuộc phi tự nhiên, nó ngày càng dày thêm, không tự mất đi chỉ chuyển từ người này qua người khác. Mà cái gì phi tự nhiên thì không bền vững vì nó chống lại tự nhiên, chống lại quy luật. Vô tình tiếp tay cho cái xấu xuất hiện, không phải ác mà là đại ác. Gọi đó là vòng đời gieo nghiệp và tạo phước đức. Rất hay phải không nào ?
- Vậy theo diễn giải như trên muốn có cái gì mới xuất hiện thì ta tạo ra nguyên nhân sau đó cứ cho nó thuận theo kết quả mình muốn, quy trình đó, biến hóa đó, chúng ta có thể tạo ra quan niệm mới... Hiểu và nhận ra cái gì rồi đúng không nào?
- Cuộc sống đa số người giàu hay đi chùa cúng dường và làm từ thiện hơn người nghèo. Suy nghĩ chủ quan của cá nhân thì giàu thông minh hơn nghèo. Bản chất là càng nhiều người bị lừa, đè đầu cưỡi cổ số đông thì mới giàu, nói thật hay để bán giá thật cao. Việc cúng dường, cầu xin thần thánh để tăng phước giảm nghiệp, làm cái tâm bớt day dứt và nhẹ nhàng cũng vì lợi cá nhân để phù hộ đạt được cái mình muốn. Cảm giác như hối lộ, từ hối lộ người sống tới hối lộ thần thánh, hối lộ trụ trì, mong đọc kinh để giảm bớt tội lỗi. Hối lộ 1 nhưng xin tới 10, quá lời luôn phải không ạ! Thường nghe là “cho con đạt được việc này việc kia con sẽ cúng heo rồi abc các thứ...” Tự nhiên thấy thần thánh cũng như một cái gì đó để chúng ta sai khiến. Vậy vấn đề là chúng ta phải học và biết cách sử dụng thần thánh :D Theo đại ý của Tào Tháo nói thì “Vì mình không vì người” tới thánh cũng không tha. Dân gian hay nói buôn thần bán thánh. Nghe cũng xuôi tai nhỉ :D
- Một góc nhìn đặc sắc khác về cúng dường giống như “MUA PHƯỚC BÁN NGHIỆP” những người có tiền thì có thể mua được phước, nghiệp được đẩy cho chùa, cho thầy, cho thần thánh. Vậy cái nghiệp nó luân chuyển đi đâu thì em cũng chưa biết nữa. Tuy nhiên phải nhìn lại những người có phước đức tới chùa, tới miễu có bán phước quy ra ngân lượng được không. Hơi vô lý phải không ạ! Vậy chỉ có nghiệp mới có giá trị (quy ra ngân lượng) còn Phước không có giá trị vì nó không thể quy đổi ra tiền được. Không ai nói cúng dường 1 tỷ là chúng ta thêm 1 tỷ phước và bớt 1 tỉ nghiệp cả. Theo diễn giải thì càng nhiều nghiệp càng có giá. Suy ra gây nghiệp càng nhiều thì càng giàu phải không ạ :D :D :D
=> Từ những diễn giải trên ta có: Chùa, miễu, thần thánh, cúng dường, con người, phước đức, nghiệp. Sau hồi chứng minh và lập luận, tự độc giả đưa ra kết luận cho mình. Em xin dừng bút tại đây. Mong được cao nhân chỉnh bút.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất