Trong tuần vừa qua, thế giới đã trải qua một cuộc chấn động đến từ việc Silicon Valley Bank (SVB) - Ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ tuyên bố phá sản. Vậy tại sao SVB lại phá sản trong 48 giờ đồng hồ và tác động của sự việc trên đối với nền kinh tế toàn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam như nào? Liệu quy mô và sức ảnh hưởng của sự kiện trên có thể so sánh với Lehman Brothers không? Hãy cùng mình đi tìm lời giải thích nhé!

I. SVB - THEO DÒNG SỰ KIỆN:

1. SVB và các mảng hoạt động chính:

Silicon Valley Bank (SVB) là một ngân hàng thương mại có trụ sở tại Santa Clara, California, SVB là công ty con của công ty cổ phần ngân hàng SVB Financial Group. SVB hoạt động với các mảng chính: - Ngân hàng thương mại Global - Ngân hàng tư nhân và Quản lý tài sản - Ngân hàng đầu tư

2. Dòng thời gian SVB phá sản:

(1): 2020-2021: Đây là thời điểm mà giá cổ phiếu của các Công ty Công nghệ tăng vọt, điều này khiến cho một lượng tiền rất lớn từ Venture Capitals (VCs) đổ vào các Startup Công nghệ. Tuy nhiên, đây lại là khoảng thời điểm Covid-19 diễn ra, các hoạt động kinh doanh, sản xuất đều bị đình trệ, điều này khiến cho các Doanh nghiệp thừa tiền và gửi tiền vào SVB. Đây được coi là "Thời kỳ tiền rẻ” khi các chính sách của FED khiến cho nguồn cung tiền ra nền kinh tế là vô cùng dồi dào: (i) FED quy định mức RRR=0%, lãi suất gần như về mức 0% (ii) FED cho phép tiền huy động có thể mua TPCP, sau đó QE: sẵn sàng mua lại TPCP để bơm tiền ra nền kinh tế Sau đó, SVB đầu tư vào tài sản Trái phiếu chính phủ Mỹ (US GoviBond) và MBS (“AFS securities”“HTM securities”) với KỲ HẠN DÀI.
Giải thích: - AFS Securities (Available-for-sale Securities): là một chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn được mua nhằm mục đích bán ra trước ngày đáo hạn hoặc để nắm giữ lâu dài nếu như nó không có ngày đáo hạn. Đặc điểm: Phần lãi hoặc lỗ từ chứng khoán sẵn sàng để bán sẽ không được ghi vào lợi nhuận ròng như những giao dịch đầu tư khác mà được thể hiện tại mục lợi nhuận tổng hợp khác cho đến khi được bán. - HTM Securities (Held-to-maturity Securities): là những khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn ngoài đầu tư chứng khoán như các khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn, cho vay lấy lãi...
(2): 2022: Tài sản của SVB tăng từ ~70B -> 210B USD, đi cùng với đó là Lợi nhuận tăng 50% và Doanh thu tăng gấp đôi (2019-2022). Tuy nhiên, một biến cố xảy ra mà SVB không thể lường trước được, đó là việc FED tăng lãi suất quá nhanh và quyết liệt, điều này khiến cho số TPCP của SVB bị đánh giá lại (repricing). Điều này khiến cho SVB lỗ rất nặng.
Giải thích: "Vì sao Lãi suất tăng thì giá TP lại giảm?” Đây là một chủ đề khá hay và dài nên mình sẽ dành 1 bài viết riêng phân tích về vấn đề trên. Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản là Việc Lãi suất tăng cao sẽ khiến cho Chi phí vốn vay tăng lên, từ đó khiến "lợi suất" Trái phiếu suy giảm và để lợi suất có thể bằng với lợi suất cũ thì giá cổ phiếu phải giảm.
(3): 08/03/2023: SVB thông báo bán 21B USD AFS và ghi nhận khoản lỗ 1.8B USD cùng với kế hoạch raise 2.25B USD để bù vào Equity (Vốn chủ) do khoản lỗ đến từ AFS. Điều này khiến cho Nhà đầu tư và người gửi tiền lo sợ và đi rút tiền (Số tiền rút tính đến 09/03 lên đến 42B USD=> BANK RUN 
(4): 10/03/2023: SVB tuyên bố phá sản, FDIC vào cuộc và chịu trách nhiệm các khoản tiền gửi ở SVB. 
(FDIC và Bank Run đã được mình giải thích cơ chế ở 2 bài viết về Rủi ro phá sản của NHTM, mọi người có thể tìm đọc)

II. SBV - GIẢI THÍCH SỰ SỤP ĐỔ:

1. Cấu trúc nợ của SVB:

Cấu trúc nợ của SVB bao gồm 2 phần chính là: (i) CASA, và (ii) Deposits:
Bảng cân đối kế toán SVB 2021
Bảng cân đối kế toán SVB 2021
Bảng cân đối kế toán SVB 2022
Bảng cân đối kế toán SVB 2022
(i) CASA: 
CASA của SVB rất cao, rơi vào khoảng 40% trong năm 2021, điều này cho thấy SVB có triển vọng vô cùng lớn khi mà chi phí vốn đầu vào là thấp.  “CASA - Current Account Savings Account" hay “Tiền gửi không kỳ hạn”. Nói cách khác, đây là khoản tiền mà Tổ chức, Cá nhân gửi vào Ngân hàng với lãi suất rất thấp, khoảng 0.x% và với việc CASA càng cao thì càng chứng tỏ rằng Ngân hàng đó có chi phí vốn thấp ⇔ Lợi nhuận cao.” Tuy nhiên, một vấn đề mà ta có thể nhìn thấy ở đây đó là việc các Doanh nghiệp gửi tiền không kỳ hạn tức là họ có quyền được rút tiền bất kỳ lúc nào (Gửi tiền có kỳ hạn cũng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, nhưng tỷ lệ thấp hơn việc gửi không kỳ hạn, và nếu bạn có theo dõi bài viết về Nguy cơ phá sản của NHTM P1 thì mình cũng đã chia sẻ về vấn đề rủi ro này). Điều này có thể gây ra rủi ro thanh khoản đối với những Ngân hàng không có đủ lượng tiền mặt trả cho khách hàng - và đây chính là mấu chốt của việc SVB phá sản.
(ii) Deposits:
Với việc “Silicon Valley” xuất hiện trong tên của ngân hàng trên thì chúng ta có thể phần nào xác định được đối tượng mà SVB hướng tới - đó chính là các Startup mảng công nghệ: - Early stage technology: 30% - Technology: 21% - Early stage Life science/Healthcare: 9% - Life science/Healthcare: 3% - International: 18% - US Global fund banking: 13% - Private bank: 6%
NHẬN XÉT: ~60% tiền gửi của SVB là đến từ DN Công nghệ - Công nghệ giai đoạn 1. Đây có thể coi là mô hình rủi ro rất lớn khi mà các Doanh nghiệp trên không ổn định về nguồn vốn.
Tiền gửi 2020-2021 của SVB tăng từ 101,892B lên 189,203B USD (~85.69%), một con số vô cùng lớn. Ở đây chúng ta có thể nhìn ra được một vấn đề đó là việc Deposits của SVB tăng trưởng quá nhanh trong khi nhu cầu vay vốn vào thời điểm năm 2020-2021 là vô cùng thấp do tác động của Covid-19. 

2. Cấu trúc vốn của SVB:

Cấu trúc vốn của SVB bao gồm 3 thành phần chính: (i) Investment Securities, (ii) Loans, và (iii) Cash + Others
(i) Investment securities: Investment Securities chiếm khoảng 56.68% cấu trúc vốn của SVB. Đây là hệ quả của việc Deposits tăng đột biến trong khi nhu cầu vay của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất là không cao. SBV đưa ra một quyết định mang tính chất cực kỳ an toàn đó là đầu tư vào các khoản TPCP Mỹ (USGoviBond) và MBS - các khoản đầu tư trên được ghi nhận vào khoản mục “AFS Securities”“HTM Securities” - Tiền gửi 2020-2021: 101,892 → 189,203 (~85.69%) - HTM Securities 2020-2021: 16,592 → 98,195 (~5.91 lần)
AFS Securities (31/12/2022)
AFS Securities (31/12/2022)
HTM Securities (31/12/2022)
HTM Securities (31/12/2022)
Danh mục các khoản đầu tư AFS + HTM securities của SVB: - U.S Treasury Securities: 16.135B (~13.7%) - Agency Debenture: 0.587B (~0.5%) - Agency CMOs-Fixed rate: 11.139B (~9.5%) - Agency MBS: 64.308B (~55%) - Agency CMBS: 15.935 (~13.5%) - Municipal Bonds: 7.416B (~6.3%) - Corporate Bonds: 0.703B (~0.6%) - Foreign government debt securities: 1.088B (~0.9%)
NHẬN XÉT: ~92% Deposits của SVB được đầu tư vào tài sản có mức lợi nhuận cố định
(ii) Loans: Các khoản tiền cho vay (Net Loans) của SVB chỉ rơi vào khoảng 34.76%, một con số rất thấp nếu so với cấu trúc vốn của các ngân hàng khác khi mảng kinh doanh chính của các ngân hàng trên sẽ đến từ việc tối đa hóa NIM và tôi đa hóa nhu cầu tín dụng của khách hàng. Chỉ số LDR của SVB chỉ rơi vào khoảng 42.5% - thấp so với trung bình ngành (~80%-85%). Bên cạnh đó, “Net loans” khoảng thời gian 2020-2021 tăng trưởng rất chậm nếu so với các khoản “Investment Securities”, chỉ từ 44,733 lên 65,854 (~44.21%).
Giải thích: - LDR (Loans to Deposits Ratio): Tỷ lệ này cho thấy khả năng sinh lời cao hay thấp và mức độ tín nhiệm của ngân hàng. Đặc điểm: Tỷ lệ LDR cao nghĩa là bất cứ lúc nào ngân hàng cũng có tiền để cho vay hoặc chi trả khi khách hàng rút tiền. Khi chỉ số LDR tăng cao phản ánh mức độ tin cậy của ngân hàng lớn, giảm nguy cơ khách hàng rút tiền đột ngột, dẫn đến ngân hàng bị sụp đổ.

3. Rủi ro:

a. “Investment Securities” mất giá: Như mình đã nói ở trên, các khoản đầu tư vào AFS và HTM Securities của SVB là các khoản đầu tư có lãi suất cố định, điều này khiến cho việc tăng lãi suất quá nhanh và quá diều hâu của FED khiến các khoản đầu tư trên phải được đánh giá lại và gây ra khoản lỗ rất lớn cho SVB (giải thích ở trên). Hậu quả là khoản lỗ AFS Securities ~2.5B được Repricing (sau khi bán 21B thì lỗ 1.8B) ở mục “Unrealised Losses” chưa được ghi nhận vào “Income Statement” do khoản lỗ chưa được thực hiện.
Khoản lỗ "AFS securities" 2.5B USD khi được Repricing
Khoản lỗ "AFS securities" 2.5B USD khi được Repricing
b. Rủi ro khoảng lệch - Khoảng lệch kỳ hạn (Maturity Mismatch): - Cấu trúc nợ: + CASA: CASA chiếm tỷ trọng lớn và kỳ hạn Overnight (ON) - tức là khoản trên có thể bị rút bất kỳ lúc nào + Deposits: Các khoản deposit có kỳ hạn ~3 months => Kỳ hạn trung bình: 0.5 year
- Cấu trúc vốn: + Investment Securities: 78% các khoản đầu tư của SVB vào “Investment Securities” có kỳ hạn từ 5-10 years + Loans: Các khoản cho vay có kỳ hạn ~1 year + Cash + Others: Kỳ hạn ON => Kỳ hạn trung bình: 5 years

=> Rủi ro khoảng lệch (Mismatch risk) - Khoảng lệch kỳ hạn (Maturity mismatch)

Giải thích: Với việc các khoản đầu tư của SVB có kỳ hạn rất dài, trong khi tiền gửi vào SVB lại có kỳ hạn rất ngắn, điều này dẫn đến một vấn đề: Khi việc huy động tiền trở nên khó khăn hơn, Startup và VCs đều phải rút tiền trong khi đó tiền gửi vào SVB không tăng mạnh, SVB sẽ không có đủ lượng tiền mặt để trả cho các DN trong khoảng thời gian ngắn.

4. Hệ quả:

(1) SVB phải bán lỗ các tài sản để tăng tính thanh khoản: Khoản mục AFS Securities khi được đánh giá lại tạo ra khoản lỗ ~2.5B USD ghi nhận vào “Unrealised holding gains. Tuy nhiên, vào ngày 08/03/2023, SVB bán danh mục AFS Securities và công bố kế hoạch gọi vốn giúp “Tăng tính thanh khoản” nhằm đưa các chỉ số an toàn vốn không bị dưới chuẩn. => Khoản lỗ được ghi nhận và trừ vào Equity của SVB
Nguyên nhân của việc các khoản đầu tư của SVB mất giá rất lớn đến từ việc FED tăng lãi suất khiến cho các tài sản SVB đều có lãi suất thấp hơn lãi suất TPCP: - AFS Securities có Yield < Yield TPCP 10Y (3.9%) - Lãi suất tiền gửi kỳ hạn SVB chỉ khoảng 2.2%
Yield của AFS securities ở tất cả kỳ hạn đều thấp hơn 3.9%
Yield của AFS securities ở tất cả kỳ hạn đều thấp hơn 3.9%
(2) SVB thâm hụt Vốn chủ sở hữu (Equity) dẫn đến kế hoạch raise 2.25B USD: Do vốn chủ chủ của SVB suy giảm và điều này có thể ảnh hưởng đến các đánh giá của các bên kiểm định (Đặc biệt là tiêu chí CAR - Basel III), SVB quyết định kế hoạch raise 2.25B USD. Tuy nhiên, hành động trên đã đặt ra cho các nhà đầu tư một câu hỏi: “Tại sao 1 Ngân hàng có hệ số CET1 là 15.26% lại phải đi huy động vốn?”. Kết quả là mối lo lắng của người gửi tiền tăng cao và dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt (Bank Run).

=> Ngày 10/03/2023, SVB tuyên bố phá sản!!!

III. SVB - TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI?

1. Người gửi tiền ở SVB có mất tiền? Theo báo cáo mà SVB gửi tới FDIC vào cuối năm 2022 cho thấy, có đến 89% trên tổng số tiền gửi 175 tỷ USD nằm ngoài hạn mức bảo hiểm. FDIC chỉ bảo hiểm tối đa 250,000 USD cho mỗi khoản tiền gửi. Tuy nhiên, như mình đã phân tích ở các bài viết trước, từ khi FDIC được thành lập, không một người gửi tiền nào sẽ mất tiền khi ngân hàng ở Mỹ phá sản và điều này tiếp tục được duy trì trong trường hợp lần này. Vào sáng thứ 2, ngày 13/03/2023, chỉ 3 ngày sau khi SVB tuyên bố phá sản, FDIC đã xác định được hết tên những người gửi tiền và đảm bảo rằng không một người gửi nào sẽ mất tiền: - Với những người có số tiền gửi dưới 250,000 USD, FDIC sẽ đảm bảo người gửi được nhận đầy đủ lượng tiền mà họ đã gửi. - Với những người có số tiền gửi trên 250,000 USD, FDIC sẽ trả tiền lãi trước, sau đó cấp cho những người gửi trên giấy đảm bảo sẽ được trả lại đầy đủ khoản tiền sau khi các tài sản của SVB được thanh lý

=> Tất cả người gửi tiền được đảm bảo nhận lại đầy đủ số tiền mà họ đã gửi ở SVB.

Điều đáng nói ở đây là các chủ nợ của SVB và các cổ đông của SVB không chắc nhận lại đầy đủ lượng tiền gửi khi không có bên nào đảm bảo cho lượng tiền đó. Bên cạnh đó, FED cũng ra thông báo quỹ Bank Term Fundings Program hỗ trợ thanh khoản cho các Ngân hàng.
2. Tác động đến Thị trường Tài chính: Quy mô tài sản của SVB chỉ rơi vào 221,793B USD, trong khi đó vào năm 2008, quy mô tài sản của Lehman Brothers lên đến hơn 600B USD (quy ra tài sản hiện nay là một con số vô cùng lớn). Cùng với đó, đối tượng liên kết với SVB là các Startup và VCs, trong khí đó Lehman Brothers có mối liên kết rất lớn đối với rất nhiều ngân hàng và hệ thống tài chính khác tại nước Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Có thể nói rằng, SVB không gây ra tác động quá lớn đối với Thị trường Tài chính Mỹ cũng như là nền kinh tế Mỹ.
3. Tác động đến Việt Nam: Theo thông tư TT số 22/2019/TT-NHNN quy định về vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 30%. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro gặp phải một trường hợp SVB thứ 2 tại Việt Nam, tuy nhiên rủi ro của các NHTM Việt Nam phần lớn đền từ Rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, vấn đề của Việt Nam phần lớn xuất phát từ nội tại của nước ta khi mà trong năm vừa qua tăng trưởng tín dụng rất cao (NHNN phải nới room tín dụng) nhưng phần lớn nguồn tín dụng của các ngân hàng bị kẹt rất nhiều ở thị trường Bất động sản trong khi huy động tiền gửi tăng trưởng không cao. Đặc biệt hơn, Việt Nam không có cơ chế thị trường (Marked to Market), hay nói cách khác là các loại tài sản như Trái phiếu chính phủ hay Trái phiếu doanh nghiệp không được niêm yết nên việc "đánh giá lại tài sản" - Repricing là không tồn tại, điều này làm cho việc ghi nhận các khoản lỗ của tài sản đầu tư dài hạn gần như là không tồn tại trên BCTC của các doanh nghiệp.   

TỔNG KẾT:

SVB phá sản được đánh giá là một thương vụ phá sản vô cùng “kỳ lạ” của Thị trường tài chính khi mà tại sao một ngân hàng có hệ số CAR ở mức 15% theo chuẩn Basel III, bảng cân đối thì quá nửa là tài sản có tính thanh khoản cao lại “chết” vì thanh khoản.
Tuy nhiên, do quy mô không quá lớn nên có thể nói rằng: SVB phá sản không ảnh hưởng quá lớn đến thị trường tài chính thế giới nói chung.
Nhưng nó lại là hồi chuông cảnh tình cho tất cả Ngân hàng trong việc nâng cao khả năng “Quản trị rủi ro” - điều có lẽ là quan trọng nhất trong việc duy trì sự ổn định của Ngân hàng hiện nay. Và có vẻ như tác hại của việc "Quản trị rủi ro" kém hiệu quả xảy ra nhanh hơn chúng ta nghĩ khi mà Credit Suisse - Ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ đã bị UBS - Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ mua lại với giá 3.23B USD.
Tuần qua hơi bận nên mình lên bài khá muộn, nếu mọi người thấy hay có thể follow và upvote cho bài viết của mình. Trong bài viết sắp tới, mình sẽ cố gắng làm một series phân tích về "Sự sụp đổi của Credit Suisse" - Ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Rất hy vọng nhận được sự ủng hộ của các bạn!!!