NÊN HAY KHÔNG NÊN VIỆC CHO TIỀN, MUA ỦNG HỘ SẢN PHẨM CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Thời gian gần đây trên sóng truyền hình và các trang báo mạng (cafef, kenh14,..) không ngừng nhắc đến cái tên VỤN ART - một mô...
Thời gian gần đây trên sóng truyền hình và các trang báo mạng (cafef, kenh14,..) không ngừng nhắc đến cái tên VỤN ART - một mô hình kinh tế tập thể tạo tác động mà hầu hết nhân sự ở đây đều là người khuyết tật. Mô hình kinh doanh này của anh Lê Việt Cường ngày càng được công nhận bởi các tổ chức, hiệp hội và khách hàng không chỉ bởi ý nghĩa xã hội doanh nghiệp mang lại mà còn bởi chất lượng sản phẩm mà họ tạo ra. Trong một phóng sự anh Cường chia sẻ “Tôi hy vọng xã hội sẽ nghiêm khắc, khó tính với những sản phẩm của người khuyết tật, để từ đó chúng tôi có động lực tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn”. Qua những bài phóng sự, phỏng vấn mà phóng viên khai thác từ anh Lê Việt Cường người đọc, người xem không khỏi đặt ra câu hỏi “Nên hay không nên cho tiền, mua ủng hộ sản phẩm của người khuyết tật”.
Vụn Art là không gian tập hợp hơn 20 bạn khuyết tật, cùng làm ra những sản phẩm chất lượng cao từ vụn lụa Vạn Phúc (nguồn: Kenh14)
Chắc chắn không ít lần bạn bắt gặp những bài báo lên án các tổ chức núp bóng người khuyết tật để trục lợi, kiếm tiền hay hình ảnh những đoàn hát rong ở ngã tư các con phố lớn. Thậm chí tại các trường học, hằng năm cha mẹ học sinh vẫn bỏ ra một khoản tiền để “mua tăm ủng hộ người khuyết tật” mặc dù những sản phẩm đó họ không hề sử dụng tới. Chúng ta vẫn giữ quan niệm “cho”, “ủng hộ” người khuyết tật và sản phẩm họ làm ra mà không biết chính những suy nghĩ đó đã và đang khiến họ khép mình, ỉ lại vào xã hội. Chưa kể đến việc thật lòng mà nói những sản phẩm họ làm ra chưa thể đạt chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu thị trường.
Bạn có biết Hà Nội có khoảng hơn 100 ngàn người khuyết tật, trong đó hơn 40% không có việc làm. Có thể họ chưa tìm được việc gì phù hợp, cũng có thể là vì họ không dám tự tin bước ra cuộc sống nhưng cũng có bộ phận không nhỏ những người sống “tầm gửi” vào các hội nhóm với mong muốn nhận ủng hộ từ những người khác.
Dẫu biết một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta là lòng nhân ái: thương người như thể thương thân. Nhưng nên hay không việc xã hội cần phải dần thay đổi cái nhìn về những người khuyết tật và sản phẩm mà họ tạo ra. Mặc dù có những khiếm khuyết về cơ thể, sức khỏe nhưng họ vẫn có thể tạo ra giá trị lao động cho xã hội, vì vậy phải chăng xã hội hãy loại bỏ suy nghĩ “xin, cho, ủng hộ” mà khách quan đánh giá sản phẩm của họ; để từ đó cộng đồng người khuyết tật sẽ có thêm mục tiêu và động lực để chứng tỏ chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường. Một khi sản phẩm đạt chất lượng cao, được khách hàng tin dùng, có tính bền vững và không còn phụ thuộc vào đồng tiền hảo tâm; lúc đó vấn đề việc làm cho người khuyết tật cũng phần nào được giải quyết.
Một số phóng sự, bài viết về Vụn Art:
Anh giám đốc đặt tên 'Vụn' cho doanh nghiệp, đi hết 17 phường của quận Hà Đông để chiêu mộ người khuyết tật biến 'rác' thành 'vàng'
Với quan niệm "người khuyết tật nhưng sản phẩm không được khuyết tật", anh Lê Việt Cường đã sáng lập hợp tác xã "Vụn Art", tạo việc làm cho nhiều người có hoàn cảnh giống mình, từ đó họ cùng nhau viết nên câu chuyện đầy cảm hứng trong cuộc sống.bitly.com.vn
Với quan niệm "người khuyết tật nhưng sản phẩm không được khuyết tật", anh Lê Việt Cường đã sáng lập hợp tác xã "Vụn Art", tạo việc làm cho nhiều người có hoàn cảnh giống mình, từ đó họ cùng nhau viết nên câu chuyện đầy cảm hứng trong cuộc sống.bitly.com.vn
Bản tin Onnews (VTVcab): https://bitly.com.vn/3hPmc

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất