NẤU ĂN
Nấu ăn cũng giống như một quy trình làm việc mà ở đó bạn một mình làm chủ, một mình thực hiện, bạn sẽ phải có kiến thức trước sau đó mới sử dụng kiến thức ấy để ứng dụng vào từng hoàn cảnh. Món ăn nấu ra sẽ là tổng hợp của những gì bạn biết với những nguyên liệu có ở thời điểm đó, cùng nguyên liệu và cách thực hiện. Vì vậy nấu ăn không chỉ dựa vào bản năng mà còn là quá trình tư duy và tích luỹ. Làm món gì từ những nguyên liệu ấy, cần những gia vị nào thêm vào, thế nên giờ ngẫm lại thấy vua đầu bếp đã thực hiện đầy đủ những bước ấy. Đó không chỉ là nấu ăn đơn thuần mà nó bao gồm những quy trình nhất định của quá trình tư duy, có thể áp dụng khi bạn ra chợ phải lên sẵn nấu gì, ăn gì, cần những gì để mua cho đủ chứ không thể về rồi lại phóng ra chợ tiếp, không thể đến lúc nấu mới mở công thức. Đó không phải là cách bạn có thể tham gia vua đầu bếp
Mỗi món ăn trong đó còn chứa đựng sự tận tâm của người nấu dù ngon hay dở.
LAGOM- là phong cách sống của người Thuỵ Điển- nghệ thuật sống đủ, vậy thế nào là đủ. Trong nấu ăn cũng vậy, cho thế nào là vừa đủ với thực tế số lượng người ăn trong từng hoàn cảnh. Công thức chỉ là một phần tham khảo còn khi đối với mỗi nhà lại phải có cách áp dụng riêng. Mỗi người có 1 công thức nấu ăn riêng cũng như có người ăn mặn, có người ăn nhạt vậy làm thế nào là vừa.
Trong những ngày này khi về quê, gác lại việc học hành, dồn tâm trí vào nấu ăn cho bố mẹ, dù không nấu ngon nhưng tôi nhận ra có những điểm chung giữa việc học y và nấu ăn. Trước khi nấu phải có nguyên liệu cũng giống như trước khi khám được bệnh phải biết cơ thể có những bộ phận nào, nếu như nấu ăn là bỏ tiền ra mua nguyên liệu và tìm nơi mua, đến mua thì học y là bỏ tiền ra để lấy kiến thức từ những năm thứ nhất thứ hai. Dù có nguyên liệu nhưng phải học cách đã rồi mới làm được, bạn được bảo rằng hãy mua mướp, thịt rồi giá đỗ về rồi sau đó làm tiếp thế nào thì phải biết cách mới tạo nên món ăn được. Trong học y, khi đã biết các bộ phận trong cơ thể người và cách mà chúng hoạt động, bước tiếp theo để chẩn đoán được bệnh là phải có công thức hay còn gọi là chẩn đoán xác định, lúc này các môn cơ sở: giải phẫu, sinh lí, hoá sinh, triệu chứng,.. mới thực sự trở nên có nghĩa, điều này bạn sẽ được học trong năm thứ 3 và năm thứ 4. Và những năm tiếp theo bạn sẽ học được cách điều trị, tiên lượng và phòng bệnh. Cũng giống như nấu ăn, có rất nhiều món thì trong y học rất nhiều bệnh, bạn được học phần cứng nhưng áp dụng với từng bệnh nhân lại là khác nhau, áp dụng cho cơ địa mỗi người, tuỳ vào từng đáp ứng, bệnh lí nền, từng bệnh viện, tuỳ vào danh mục BHYT. Trong vua đầu bếp để cho ra một món ăn thật sự ngon với đa số tất cả mọi người, được đánh giá cao bởi giới chuyên môn, có lẽ cần nhiều hiểu biết, kĩ thuật, sự khéo léo và nhanh nhạy trong thời gian ngắn, trong y học cũng tương tự nhưng sự phức tạp nâng lên gấp nhiều lần vì nó liên quan đến tính mạng con người, không cho phép người thầy thuốc thất bại