NAPOLEON BONAPARTE “TÔI LÀ NƯỚC PHÁP, NƯỚC PHÁP LÀ TÔI” (P1)
"Bạn có thể giết chết một người đàn ông. Nhưng bạn không thể giết chết một lý tưởng. Và Napoleon chính là lý tưởng đó." ***...
"Bạn có thể giết chết một người đàn ông. Nhưng bạn không thể giết chết một lý tưởng. Và Napoleon chính là lý tưởng đó."
***
Hơn 200 năm đã đi qua từ những ngày người đàn ông ấy khuynh đảo cả Châu Âu. Người Pháp vẫn yêu ông, lăng mộ ông nằm trong điện Invalides cho người dân đến để tỏ lòng kính ngưỡng. Thế giới vẫn nể trọng ông, và Hitler trong ngày xâm chiếm nước Pháp đã đến lăng mộ ông đặt những bao cát để tránh sự phá huỷ của bom đạn.
Tiêu đề của bài viết hôm nay gửi cho các bạn, cũng chính là câu nói năm xưa Napoleon đã nói về chính mình. Sau 215 năm, Napoleon vẫn ở trong tim người Pháp nói riêng và nhiều người dân ở nhiều nước khác: bất tử, huyền thoại, và ngưỡng mộ đến say mê.
Nói về Napoleon, mỹ từ thì không thiếu. Và vô số câu nói của ông cũng bất hủ ngàn đời, kể cả trong tình yêu, Hoàng đế bảo rằng: “Sóng mắt người đàn bà đẹp bao giờ cũng có tác dụng như một ly rượu mạnh mà người đàn ông chỉ là một tên bợm rượu.” Hay “Đàn bà đẹp làm vui mắt, đàn bà tốt làm vui lòng. Người trước là một thứ nữ trang, còn người sau là một kho tàng.” Như thể để điểm tô thêm cái đẹp và cái tài của người đàn ông này. Hơn tất cả, trong sự nghiệp của mình, đây là con người làm được những cái tưởng như không thể làm được, và sở hữu tầm nhìn nước Pháp đi trước thời đại.
***
Có một nhận xét thế này: Thường thì kẻ giỏi chính trị, ít khi giỏi quân sự. Kẻ giỏi quân sự, lại ít khi giỏi chính trị. Người vừa giỏi chính trị lại vừa thiên tài quân sự, sẽ làm Hoàng đế. Napoleon là người hiếm hoi hội đủ 2 yếu tố đó. Ông là nhà cai trị xuất chúng mà cũng là nhà quân sự thiên tài.
Khi nhắc đến Napoleon là nói đến các trận đánh. Nhưng tôi sẽ đi từ cái mà ít người biết hơn: chính trị. Điều khiến ông được tôn thờ đến như vậy, còn ở bộ óc của 1 nhà cải cách mà trăm năm sau nhìn lại, hậu thế mới biết nói lời cảm ơn muộn màng.
I/ CHÍNH TRỊ:
Di sản mà Napoleon để lại vẫn còn nguyên những gì ta đang thấy ở Paris: Khải Hoàn Môn và diện mạo Paris ngày nay đều có bàn tay của Napoleon, đa số các công trình kiến trúc do Napoleon đề xuất xây dựng, Sở giao dịch chứng khoán tại Paris do ông phát triển. Và huân chương cao quý Bắc Đẩu bội tinh của nước Pháp chính là do Napoleon sáng lập.
Trong quân đội bãi bỏ tiêu chuẩn con ông cháu cha. Không đánh giá tướng lĩnh, sỹ quan theo dòng dõi, mà theo tài năng. Chẳng hạn thống chế Michel Ney xuất thân từ một gia đình thợ đóng thùng. Bạn hãy nhớ chi tiết này, chúng ta sẽ quay lại nó ở phần 2 của bài viết.
Mặc dù là một người duy vật và chỉ tin vào chính mình. Napoleon lại là người đầu tiên nói chuyện Hòa hợp tôn giáo. Tôn giáo là bình đẳng. Giữa một Châu Âu bài Do Thái, Napoleon lại dang vòng tay cho người Do Thái ở lại Paris. Ông nói “Đẩy người Do Thái khỏi đất nước sẽ làm suy yếu, nhưng đồng hóa họ sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho đất nước”. Đối với Napoleon, sức mạnh của nước Pháp quan trọng hơn tín ngưỡng. Chính điều này mà nước Nga ghét ông, bù lại ông được người Do Thái mến mộ.
Vì là một người giỏi Toán thời phổ thông. Khi lên làm Hoàng đế, Napoleon thống nhất về đơn vị đo lường trên khắp nước Pháp và những vùng đất bị ảnh hưởng. Ông là người đã phổ biến ra đơn vị “mét” cho đến bây giờ. Đọc đến đây chắc nhiều người nể rồi nhỉ?
Nhưng giá trị lớn nhất của hoàng đế để lại chính là đặt ra bộ luật Napoleon. Đó là bộ luật dân sự quan trọng nhất, những luật lệ về giáo dục bậc cao, sắc luật về quy định đổ rác nơi công cộng, trách nhiệm gia đình, v..v
Hãy nghe Napoleon nói gì “Waterloo sẽ xóa sạch kí ức về rất nhiều chiến thắng của tôi. Nhưng thứ sẽ tồn tại mãi mãi, đó là Bộ luật Dân sự. Đấy là vinh quang của tôi". Hôm nay, ¼ bộ luật trên thế giới lấy từ luật Napoleon.
Bộ luật này đã đánh tan hệ tư tưởng phong kiến ở Châu Âu.
Có một câu nói nổi tiếng của Napoleon thế này “Trí tưởng tượng cai trị cả thế giới”: sự sáng tạo, đầu óc dám nghĩ, dám lám. Đấy là con người vượt tầm thế kỷ. Ông muốn có một EU từ thế kỷ 18. Giấc mộng của một Đại Châu Âu. Chỉ khác ở chỗ, ông muốn Paris là trung tâm. Còn mình là lãnh tụ tối cao. Và điều này đã gián tiếp cáo chung số phận của người đàn ông vĩ đại này. Dù chúng ta luôn nhắc nhở nhau, nhưng không ai vượt qua được sức cám dỗ của quyền lực và sự ảo vọng bản thân khi trên đỉnh cao chói lọi. Kể cả Napoleon ngày đó hay Julius Ceasar thời cổ đại.
Và ta sẽ đến với điều thứ 2. Ngoài bộ óc của chính trị. Còn là bộ óc của thiên tài quân sự. Một thiên tài như bao thiên tài khác, đã lên cao rực rỡ mà mất dần đi sự tỉnh táo cuối cùng.
--- còn tiếp --
(nguồn Internet)
***
Hơn 200 năm đã đi qua từ những ngày người đàn ông ấy khuynh đảo cả Châu Âu. Người Pháp vẫn yêu ông, lăng mộ ông nằm trong điện Invalides cho người dân đến để tỏ lòng kính ngưỡng. Thế giới vẫn nể trọng ông, và Hitler trong ngày xâm chiếm nước Pháp đã đến lăng mộ ông đặt những bao cát để tránh sự phá huỷ của bom đạn.
Tiêu đề của bài viết hôm nay gửi cho các bạn, cũng chính là câu nói năm xưa Napoleon đã nói về chính mình. Sau 215 năm, Napoleon vẫn ở trong tim người Pháp nói riêng và nhiều người dân ở nhiều nước khác: bất tử, huyền thoại, và ngưỡng mộ đến say mê.
Nói về Napoleon, mỹ từ thì không thiếu. Và vô số câu nói của ông cũng bất hủ ngàn đời, kể cả trong tình yêu, Hoàng đế bảo rằng: “Sóng mắt người đàn bà đẹp bao giờ cũng có tác dụng như một ly rượu mạnh mà người đàn ông chỉ là một tên bợm rượu.” Hay “Đàn bà đẹp làm vui mắt, đàn bà tốt làm vui lòng. Người trước là một thứ nữ trang, còn người sau là một kho tàng.” Như thể để điểm tô thêm cái đẹp và cái tài của người đàn ông này. Hơn tất cả, trong sự nghiệp của mình, đây là con người làm được những cái tưởng như không thể làm được, và sở hữu tầm nhìn nước Pháp đi trước thời đại.
***
Có một nhận xét thế này: Thường thì kẻ giỏi chính trị, ít khi giỏi quân sự. Kẻ giỏi quân sự, lại ít khi giỏi chính trị. Người vừa giỏi chính trị lại vừa thiên tài quân sự, sẽ làm Hoàng đế. Napoleon là người hiếm hoi hội đủ 2 yếu tố đó. Ông là nhà cai trị xuất chúng mà cũng là nhà quân sự thiên tài.
Khi nhắc đến Napoleon là nói đến các trận đánh. Nhưng tôi sẽ đi từ cái mà ít người biết hơn: chính trị. Điều khiến ông được tôn thờ đến như vậy, còn ở bộ óc của 1 nhà cải cách mà trăm năm sau nhìn lại, hậu thế mới biết nói lời cảm ơn muộn màng.
I/ CHÍNH TRỊ:
Di sản mà Napoleon để lại vẫn còn nguyên những gì ta đang thấy ở Paris: Khải Hoàn Môn và diện mạo Paris ngày nay đều có bàn tay của Napoleon, đa số các công trình kiến trúc do Napoleon đề xuất xây dựng, Sở giao dịch chứng khoán tại Paris do ông phát triển. Và huân chương cao quý Bắc Đẩu bội tinh của nước Pháp chính là do Napoleon sáng lập.
Trong quân đội bãi bỏ tiêu chuẩn con ông cháu cha. Không đánh giá tướng lĩnh, sỹ quan theo dòng dõi, mà theo tài năng. Chẳng hạn thống chế Michel Ney xuất thân từ một gia đình thợ đóng thùng. Bạn hãy nhớ chi tiết này, chúng ta sẽ quay lại nó ở phần 2 của bài viết.
Mặc dù là một người duy vật và chỉ tin vào chính mình. Napoleon lại là người đầu tiên nói chuyện Hòa hợp tôn giáo. Tôn giáo là bình đẳng. Giữa một Châu Âu bài Do Thái, Napoleon lại dang vòng tay cho người Do Thái ở lại Paris. Ông nói “Đẩy người Do Thái khỏi đất nước sẽ làm suy yếu, nhưng đồng hóa họ sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho đất nước”. Đối với Napoleon, sức mạnh của nước Pháp quan trọng hơn tín ngưỡng. Chính điều này mà nước Nga ghét ông, bù lại ông được người Do Thái mến mộ.
Vì là một người giỏi Toán thời phổ thông. Khi lên làm Hoàng đế, Napoleon thống nhất về đơn vị đo lường trên khắp nước Pháp và những vùng đất bị ảnh hưởng. Ông là người đã phổ biến ra đơn vị “mét” cho đến bây giờ. Đọc đến đây chắc nhiều người nể rồi nhỉ?
Nhưng giá trị lớn nhất của hoàng đế để lại chính là đặt ra bộ luật Napoleon. Đó là bộ luật dân sự quan trọng nhất, những luật lệ về giáo dục bậc cao, sắc luật về quy định đổ rác nơi công cộng, trách nhiệm gia đình, v..v
Hãy nghe Napoleon nói gì “Waterloo sẽ xóa sạch kí ức về rất nhiều chiến thắng của tôi. Nhưng thứ sẽ tồn tại mãi mãi, đó là Bộ luật Dân sự. Đấy là vinh quang của tôi". Hôm nay, ¼ bộ luật trên thế giới lấy từ luật Napoleon.
Bộ luật này đã đánh tan hệ tư tưởng phong kiến ở Châu Âu.
Có một câu nói nổi tiếng của Napoleon thế này “Trí tưởng tượng cai trị cả thế giới”: sự sáng tạo, đầu óc dám nghĩ, dám lám. Đấy là con người vượt tầm thế kỷ. Ông muốn có một EU từ thế kỷ 18. Giấc mộng của một Đại Châu Âu. Chỉ khác ở chỗ, ông muốn Paris là trung tâm. Còn mình là lãnh tụ tối cao. Và điều này đã gián tiếp cáo chung số phận của người đàn ông vĩ đại này. Dù chúng ta luôn nhắc nhở nhau, nhưng không ai vượt qua được sức cám dỗ của quyền lực và sự ảo vọng bản thân khi trên đỉnh cao chói lọi. Kể cả Napoleon ngày đó hay Julius Ceasar thời cổ đại.
Và ta sẽ đến với điều thứ 2. Ngoài bộ óc của chính trị. Còn là bộ óc của thiên tài quân sự. Một thiên tài như bao thiên tài khác, đã lên cao rực rỡ mà mất dần đi sự tỉnh táo cuối cùng.
--- còn tiếp --
(nguồn Internet)

Chia sẻ kiến thức
/chia-se-kien-thuc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất