Bạn đã bao giờ thấy mình khó chịu cả ngày chỉ vì một nhận xét tiêu cực đến từ người khác hoặc quanh quẩn với cảm giác tội lỗi với sai lầm của mình? Đó là do cơ chế của não bộ sẽ có xu hướng để ý đến những thông tin tiêu cực trong cuộc sống. Các chuyên gia tâm lý nghiên cứu về não bộ gọi đây là khuynh hướng tiêu cực
1. Các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống
Bạn có thể có một ngày với rất nhiều chuyện làm bạn vui vẻ tại nơi làm việc nhưng ngay khi bị đồng nghiệp đưa ra nhận xét tiêu cực về bản thân, bạn lập tức cảm thấy khó chịu, lúc này cảm giác khó chịu đã lấn át toàn bộ cảm giác vui vẻ trước đó. Sau đó, khi đi làm về, nếu được ai đó hỏi bạn cảm thấy ngày hôm nay thế nào, bạn sẽ trả lời ngay rằng: “Ngày làm việc hôm nay thật tồi tệ!”. Mặc dù, khi nhìn tổng quan thì những yếu tố tiêu cực chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong cả ngày.
Tương tự, đối với một người, ấn tượng tiêu cực ban đầu sẽ rất khó có thể thay đổi. Chẳng hạn như ấn tượng ban đầu của bạn với một anh chàng là cảm thấy người này không thành thật, như vậy não bộ sẽ “đóng dấu” luôn điều này và cho rằng những hành động sau này của anh ta chỉ biểu diễn, “làm màu” mà thôi. Dù thật ra có thể anh ta có thể là người “bên ngoài ấm áp, bên trọng nhiều tiền”, não bộ của bạn cũng sẽ tự động bỏ qua. Điều này cũng lí giải cho câu chuyện một người ngày nào cũng cho bạn 20k nhưng hôm nay người này lại phớt lờ việc cho bạn tiền, bạn lập tức sẽ cảm thấy người này đang có lỗi với bạn, đang kiếm cớ để không phải thực hiện “nghĩa vụ” đối với bạn.
Trong quá khứ, chắc hản cũng có những sự kiện tiêu cực mà bạn nhớ mãi, thậm chí nó còn gây ám ảnh, tác động kéo dài đến sức khỏe tâm thần của chúng ta đến tận bây giờ. Có thể đôi khi, bạn vẫn nhớ lại một cách sống động tình huống bị bẽ mặt trước bạn bè., dù sự kiện đã xảy ra nhiều năm trước rồi. Nhưng khi nghĩ lại bạn vẫn thấy mình co rúm, xấu hổ vì điều đó, dù có lẽ bạn bè của bạn có lẽ đã quên nó từ lâu rồi. Vậy khuynh hướng tiêu cực này hình thành do đâu? Mời các bạn xem tiếp mục 2.
2. Khuynh hướng tiêu cực có do đâu?
Có nhiều yếu tố gây ra khuynh hướng tiêu cực của bộ não được các nghiên cứu tâm lý học đề xuất nhưng có thể khái quát đến yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Bằng chứng từ các nghiên cứu liên quan đến đo lường chức năng não bộ đến sự kiện (ERP). Cho thấy: Phản ứng của não (cảm giác, nhận thức, hành vi cụ thể) với kích thích tiêu cực sẽ hoạt động với cường độ mạnh hơn so với kích thích tích cực.
Với những hình ảnh tiêu cực, hạnh nhân và cấu trúc não liên quan đến cảm xúc sẽ bị kích thích và phát ra “hồi chuông báo động”. Khi đó, khoảng hai phần ba tế bào thần kinh sẽ được điều động. Các trải nghiệm tiêu cực sẽ nhanh chóng được lưu trữ trong bộ nhớ. Chúng đều trái ngược với những trải nghiệm tích cực. Và cần được lưu ý trong hàng chục giây trở lên để xử lý thành bộ nhớ lưu trữ dài hạn. Về xã hội não bộ có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực thay vì tích cực. Bởi do do sự tiến hóa từ điều kiện ính tồn, tổ tiên chúng ta sống trong hang động, luôn luôn phải cảnh giác với nguy hiểm, nếu bất cẩn sẽ lập tức đối mặt với vấn đề sống chết.
3. Khuynh hướng tiêu cực ảnh hướng đến cuộc sống như nào?
Thứ nhất, khiến chúng ta dễ dàng tin vào thông tin tiêu cực về mình. Vì những điều tiêu cực về môi trường có ý nghĩa hơn cho loài người thời tiền sử khi phải sinh tồn trong tự nhiên, lâu dần chúng được truyền lại qua nhiều thế hệ. Khi chúng ta tiếp nhận một thông tin tiêu cực về mình, chúng ta có xu hướng xem nó là sự thật mà bỏ qua kiểm định nhiều hơn khi nghe thông tin tích cực. Trước khi làm một việc gì, chúng ta hay hỏi ý kiến những người xung quanh và những câu trả lời mà ta nhận được thường là: “Thôi bớt ảo tưởng đi, kinh doanh không phải ai cũng làm được đâu!”, “Mày không tán được nó đâu! Mình có biết gì đâu mà tham gia!”. Khi nghe những thông tin này, chúng ta sẽ mặc nhiên chấp nhận mà không phát sinh tâm lý phản kháng, chúng ta luôn giữ bản thân trong một vòng an toàn.
Thứ hai, khuynh hướng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. Khi cân nhắc các chứng cứ để đưa ra quyết định. Mọi người thường đặt nặng vấn đề tiêu cực của một sự kiện hơn so với những điều tích cực. Nó sẽ coi trọng hơn những tác động tiêu cực có thể có ảnh hưởng đến các lựa chọn cũng như những rủi ro mà họ sẽ phải chấp nhận. Ví dụ: Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Danny Daniel Kahneman. Khi thiết kế, những người tham gia sẽ tưởng tượng đến việc hoặc họ sẽ kiếm được một số tiền hoặc mất cùng một số tiền. Kết quả là người tham gia có phản ứng tiêu cực mạnh mẽ hơn khi mất 20 đô la so với cảm xúc tích cực khi kiếm được 20 đô la.
Nguy cơ mất mát có xu hướng tác động lên tâm trí của người tham gia. Trong một buổi họp, mọi người thường lo sợ hậu quả của tiêu cực sẽ xảy ra nhiều hơn là những lợi ích tích cực có thể mang lại, ngay cả khi chúng tương đương nhau. Vậy làm thế nào để cân bằng khuynh hướng tiêu cực?
4. Làm sao để cân bằng khuynh hướng tiêu cực?
Sẽ thật buồn cười nếu bạn tin vào những giải pháp nhiều bài viết đưa ra như hãy tự nói với mình rằng: “Cố lên! Mày làm được!” hay “Điều đó không khó đâu, chỉ cần mày cố gắng là được!”. Việc đó chỉ có tác dụng khi bạn thật sự tin điều đó là sự thật, nhưng sẽ rất khó nếu như chúng ta tự nói với mình và tin rằng điều đó là sự thật. Để làm được điều đó phải sử dụng tới phương pháp “ám thị” mà chúng tôi sẽ phân tích trong các bài viết sau. Vậy những cách đơn giản nhất mà chúng ta có thể áp dụng là gì?
Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc viết nhật ký, hãy ghi lại tất cả những gì mà bạn làm được, dù là những điều nhỏ nhất, ví dụ như hôm nay bạn đã giúp bố mẹ lau nhà, hôm nay bạn đã làm đúng các câu trắc nghiệm phần mà bạn hay sai nhất, ngày hôm nay bạn đã tìm hiểu được thông tin thú vị qua một bài báo hoặc hôm nay bạn đã học được cách chơi của một môn thể thao,… Hãy ghi lại tất cả! “Hành trình vạn dăm bắt đầu từ một bước chân”, chúng ta sẽ không thể có được thành công nếu như không giành được từng thắng lợi nhỏ. Việc ghi lại những điều đó rất có tác dụng, nó sẽ là lời động viên hàng ngày mỗi khi bạn nhìn vào, vì đó là người thật việc thật, dù là nhỏ nhưng cũng là những thắng lợi mà chúng ta tự tay giành được, nhìn vào nó chúng ta sẽ cảm nhận được một nguồn năng lượng tích cực để đạt được những mục tiêu phía trước.
Thứ hai, để gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, không có cách nào tuyệt hơn là sửa chữa nó, thay đổi nó, từ đó suy nghĩ sẽ thay đổi. Nếu như ta có ấn tượng tiêu cực về một người nhưng ta vẫn phải gặp mặt hàng ngày, hãy đối mặt với họ, tiếp xúc nhiều sẽ biết thêm nhiều thứ, biết họ thực sự không tốt hay phát hiện ra những điểm tốt để điều chỉnh quan hệ với họ. Nếu như bạn có một nỗi lo vì bị bạn bè cười nhạo vì một lần thuyết trình mà bạn không biết nói gì, hãy luyện tập kĩ năng thuyết trình, chủ động thực hành, tham gia các buổi thuyết trình đến khi bạn làm nó thật sự tốt, lúc này nghĩ tới những ký ức kia bạn sẽ chẳng có lí do gì để buồn bực cả. Thật khó nghe nhưng có lẽ cách đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực đó chính là đối mặt với nó để thay đổi suy nghĩ về nó.