Bản thân tôi không thích uống rượu, mà uống vào cảm giác cũng không dễ chịu gì. Có rất nhiều người bảo uống rượu giải sầu, uống rượu thì thân thiết tình anh em hơn, nhưng tôi lại thích những cuộc trò chuyện xung quanh ly cà phê. Thích những lần cùng nhau trèo đèo lội suối. Với tôi như vậy mới có thể thân thiết, còn rượu vào thì lời ra, có những lần cũng chẳng kiểm soát được hành động của mình.
Nhưng mỗi lần bị rủ uống, chỉ cần một chữ thôi, cũng là những lời dè biểu
“Không uống thì không đáng mặt đàn ông.”
“Anh em với nhau không uống được một ly hả mày, bê đê vậy?”
Tôi tự hỏi, chẳng biết tại sao độ nam tính, độ mạnh mẽ của một người đàn ông từ bao giờ lại được đo bằng những ly bia, ly rượu như thế. Phải chăng đàn ông, chỉ thật sự “đàn ông” khi có men say trong người? Và ai lại đặt ra cái định nghĩa buồn cười như thế?
=========
Những nhân viên nam trong công ty tôi rất to con, ai trong đó cũng gần như to gấp đôi tôi. Người ngoài nhìn vào họ cũng nghĩ họ là những người đàn ông mạnh mẽ và cường tráng. Có một lần cậu nhân viên chạy vào với vẻ mặt hoảng sợ hét lớn với mọi người có người xàm sỡ cậu ấy, tôi đã nghĩ mọi người sẽ nhanh chóng đi báo cáo với sếp trên. Nhưng ai nấy cũng đều ôm bụng cười lớn, cả nam lẫn nữ. Mấy người nữ thì cứ đùa với cậu ấy
"Ai vậy trời, ai mà xàm sỡ cậu luôn vậy.”
Và buồn thay, cả những nhân viên nam khác cũng ôm vai kề cổ cậu ấy mà đùa cợt
“Sướng gần chết mày rồi, ai vậy hả?”
Tại sao một người bị quấy rối lại cảm thấy “sướng”?
Và nếu đổi lại là một cô gái, thái độ của bọn họ có phải vẫn như thế hay không?
=========
Uống rượu bia mới là đàn ông.Mạnh mẽ và to lớn thì không thể bị quấy rối. Và đàn ông bị quấy rồi thì lại càng không. Tất cả đều là biểu hiện của Toxic Masculinity – Tính nam độc hại/ Nam tính độc hại.
NAM TÍNH ĐỘC HẠI (Toxic Masculinity) là tên gọi những đặc tính mang tính cực đoan mà xã hội gán cho nam giới. Và điển hình nhất là chúng ta có thể thấy được như hai trường hợp đề cập bên trên, đàn ông thì phải biết uống rượu, đàn ông thì phải mạnh mẽ, đàn ông thì không được khóc, không được yếu đuối… vân vân và mây mây. Vô hình chung những yếu tố và định kiến này khiến cho người đàn ông lúc nào cũng phải gồng mình khoác trên mình một vỏ bọc để thể hiện sự nam tính của mình với xã hội, và với những người xung quanh.
Nam tính độc hại được một số nhà nghiên cứu chia ra thành 3 yếu tố chính:
Cứng rắn (Toughness): nam giới phải có sức mạnh thể chất lẫn tinh than và thái độ quá mực. Ví dụ như: ăn to nói lớn, body sáu múi và không thể hiện cảm xúc ra bên ngoài.
Đối ngịch nữ quyền (Antifeminity): nam giới phải từ chối những việc làm giống phụ nữ như nhờ sự giúp đỡ hoặc bộc lộ xúc cảm (khóc lóc, nghe nhạc pop, ủy mị,… )
Quyền lực (Power): Nam giới phải có quyền lực và danh vọng để được kính trọng
NAM TÍNH ĐỘC HẠI MÀ CHÚNG TA THƯỜNG THẤY TRONG CUỘC SỐNG:
Đàn ông phải mạnh mẽ, trở thành trụ cột của gia đình, là chỗ dựa cho phụ nữ và không thể hiện “tình cảm ủy mị” hay làm nội trợ. Vì như thế thì là một thằng "đàn bà".
Đàn ông không thể bị bạo hành và nếu có thì đó sẽ là nỗi nhục của họ. Vì đàn ông vốn dĩ mạnh mẽ, nếu bị bạo hành thì làm gì ra dáng đàn ông.
Nam giới không chung thủy, chỉ nghĩ đến tình dục, chỉ muốn quan hệ tình dục, và quan hệ mọi lúc mọi nơi. Phải sinh con trai, sinh đôi sinh ba mới là người đàn ông mạnh mẽ. Những định kiến về việc con trai mất "lần đầu" hay chưa, và giải quyết chuyện sinh lý "đỉnh" như thế nào lúc nào cũng là đề tài để bàn tán. Và một thằng con trai giữ thân như ngọc sẽ rất dễ bị dè biểu là gay, hoặc nặng nề hơn là "yếu". Nên đôi lúc, những chàng trai lại phải cố tô vẽ cuộc sống tình dục của mình cho người khác thấy, và vô hình chung tất cả đều ảnh hưởng tới góc nhìn của mọi người tới nam giới.
Nam giới luôn trông tâm thế sẳn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề kể cả những tình huống không cần dùng đến. Vì cơ bản đàn ông thì phải mạnh mẽ mà.
Nam giới không được tham gia những việc “nữ tính” như xem phim tình cảm, yêu động vật, chăm sóc nhan sắc, thời trang, mặc đồ hồng, khóc lóc, hay tỏ ra quan tâm tới người nam khác.
Những việc trên đều là những định kiến, và góc nhìn chung của mọi người với nam giới. Từ đó họ cũng tự bắt mình phải như thế, vì nỗi sợ không phải là "đàn ông" và không đủ "mạnh mẽ" để bị đánh giá.
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA NAM TÍNH ĐỘC HẠI
-Tính nam độc hại làm ảnh hưởng đến những thói quen độc hại ở nam giời. Họ mặc định chăm sóc bản thân là giành cho phái yếu vậy nên họ ép bản thân làm việc như máy móc bằng cách giảm thời gian ngủ, làm việc kể cả khi bị thương và ép bản thân tới giới hạn. Và việc đẩy bản thân tới giới hạn làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng họ thường từ chối việc gặp bác sĩ bởi tính nam độc hại không cho họ làm như thế.
-Nam giới bị giảm hoặc mất khả năng tự cảm nhận và bộc lộ cảm xúc. Đối với nam giới, cảm xúc duy nhất họ được bộc lộ là giận dữ còn đối với những cảm xúc tiêu cực khác thì sẽ bị cho là yếu đuối và úy mị. Vì vậy, nhiều người thường có xu hướng kìm nén cảm xúc của mình còn hơn là bị nghi ngờ về độ nam tính. Những cảm xúc bị kìm nén lâu ngày sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe tinh thần. Và khi những dồn nén chợt bùng phát, chúng sẽ trở nên độc hại và bạo lực hơn
-Tính Nam độc hại không những ép họ không đi trị liệu, nó còn khuyến khích nam giới thực hiện những thói quen đọc hại như uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc và tránh xa rau xanh. Thêm nữa họ thường sẽ có xu hướng chọn những hành động nguy hiểm thay vì lựa chọn an toàn. Từ dó Việt Nam mình có các câu nói muôn thủa “mày mà không uống là không nể anh”, “đàn ông con trai mà uống yếu thế”, “phải biết rượu chè gái gú thì mới là đàn ông”,…
-TÍnh nam độc hại còn thúc đẩy khuynh hướng bạo lực. Một số cánh mày râu cho rằng sử dụng bạo lực mới giúp họ được tôn trọng. Vậy nên họ thường sử dụng nắm đấm để giải quyết vấn đề thay vì nói chuyện thẳng thắn. Tư tưởng thường được thấy rõ ở những gia đình bị sứt mẻ, người chồng thường nắm giữ quyền lực và hay thể hiện sự bạo lực lên vợ con nếu không vừa lòng. Tư tưởng thường xuất hiện trên các phim truyền hình mà dùng để miêu tả phái nam như cháy nổ, súng đạn, đánh nhau.
-Xem thường phụ nữ: tính nam độc hại mới là đặc tính cao cấp nhất của xã hội. Chỉ có tính nam mới đem lại sự công nhận và quyền lực cho người đàn ông. Chính vì vậy họ thường hạ thập phụ nữ và đó chính là một trong những vẫn đề trọng nam khinh nữ trong xã hội. Hậu quả là nam giới dễ dàng được chức vụ cao hơn phụ nữ. Nếu có năng lực như nhau thì lương của nhân viên nam sẽ thường cao hơn nhân viên nữ. Tiêu biểu là vụ kiện kì thì giới tính của công ty game lớn ở Mỹ Blizzard.
-Nam giới thường sợ mắc sai lầm và thất bại hơn phụ nữ. Khác với nữ giới nếu thất bại họ sẽ cho đó là bài học hoặc về với gia đình hoặc đi lấy chồng, thì đối với nam giới họ sẽ không là gì nếu thất bại và bị gán với mạc “đồ bất tài”. Và nếu ở với gia đình hoặc ở rể sẽ bị kêu ăn bám và là nỗi thất vọng của gia đình.
CÁC BẠN CÓ BIẾT?!??:
Theo một cuộc khảo sát ở Mỹ: 50% người Mĩ gốc Phi cho rằng nam tính là điều tất yếu trong cuộc sống của họ và 8 trên 10 người Mỹ chịu áp lực về các cảm xúc bị kìm nén. [1]
Vảo năm 2013, nghiên cứu có thấy các sinh viên châu Á ở Mỹ cho là ít nam tính hơn người da trắng và đen ở Mỹ. [2]
Năm 2015, Một trường học ở Mỹ cho thấy 85% học sinh thuộc LGBTQ+ báo cáo bị bạo hành ở trường bởi giới tính họ thể hiện bên ngoài. [3]
TÓM LẠI:
Việc tồn tại nam tính độc hại ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai giới nam và nữ, và cả những người trong cộng đồng LGBT vì lúc nào cũng bị áp lực bởi hình ảnh của bản thân. Ngoài ra cũng khiến cho những bạn nam chịu áp lực, và dày vò bởi chính những sở thích và thói quen của chính mình. Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là khi phong trào nữ quyền đang cực kì mạnh mẽ thì nam tính độc hại sẽ càng đẩy các bạn nam giới vào ngõ cụt.
Thế nên việc hiểu rõ về tính nam độc hại sẽ giúp chúng ta có một góc nhìn khách quan hơn, và cũng đồng thời không gây áp lực về phía nam giới. Thế giới là công bằng, và chúng ta cũng cần có một góc nhìn cân bằng cho cả nam và nữ.
-Nomad’s Mind-
Follow tụi mình tại: