Văn hóa Nhật Bản có nhiều yếu tố được du nhập từ Trung Quốc. Vào thời nhà Đường (618 – 907) với chính sách cai trị hợp lý, Trung Quốc đã bước vào thời kỳ hoàng kim rực rỡ nhất. Truyện "Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường" kể về thời kỳ này.
Thời nhà Đường thịnh trị, các lưu học tăng từ Nhật Bản sẽ đến Trung Quốc học về Phật giáo. Bởi vì giai đoạn này kinh tế, văn hóa, xã hội ở Trung Quốc vô cùng phát triển. Có thể vì vậy mà trong hội họa thời kỳ Edo có rất nhiều tranh vẽ một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa - Dương Quý Phi.
Uemura Shoen
Uemura Shoen
Người ta thường có câu "hồng nhan họa thủy", giang sơn thường bị mất bởi mỹ nhân. Tuy nhiên, người ta cũng cho rằng, mỹ nhân từ bao lâu nay luôn là cái cớ để lật đổ một vương triều mà thôi.
Nhắc tới một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, người nổi tiếng nhất chắc chắn là Dương Quý Phi. Người ta nhớ bà và chuyện tình với Đường Huyền Tông, chuyện tình sai trái này được mô tả chi tiết trong "Trường Hận Ca" của Bạch Cư Dị.
Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng) chơi sáo cùng Dương Quý Phi - Yashima Gakutei
Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng) chơi sáo cùng Dương Quý Phi - Yashima Gakutei
Đường Huyền Tông thời trẻ được người dân tôn trọng vì đã xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.cũng như mở ra một thời kỳ Khai Nguyên thịnh thế kéo dài hơn 30 năm.
Tiếc là, ông được nhớ đến khi cuối đời chìm đắm trong tửu sắc, sủng ái Dương Quý Phi, trọng dụng Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung. Việc bỏ bê triều chính khiến cho An Lộc Sơn phát động Loạn An Sử, mở đầu cho một giai đoạn suy thoái của nhà Đường.
Genki
Genki
Dương Quý Phi được ví là Tu Hoa, có nghĩa khiến cho hoa cũng phải thu mình lại vì hổ thẹn. Nhan sắc của bà được lưu truyền trong bài thơ "Thanh Bình Điệu" của văn học Trung Hoa"
"Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung" (nghĩa là quần áo như mây trời còn nhan sắc như hoa vậy)
Trong truyện, ta sẽ hiểu về các tôn giáo đa dạng như bái hỏa giáo, phật giáo các nhánh, ... cùng với các dân tộc sinh sống song song với Hán tộc từ hơn ngàn năm nay. Truyện còn có nhiều bí ẩn về nguồn gốc xuất thân, ai đã sinh ra nàng, khi nàng bị chôn sống ở Mã Ngôi, chuyện gì xảy ra. Tất cả đều vô cùng thú vị qua từng câu chữ của tác giả người Nhật Baku Yumemakura.
Kết cục của Dương Quý Phi là bị treo cổ như trong lịch sử mà chúng ta biết. Hay trong dị bản của Nhật, nàng đã lưu lạc đến Nara, và nhan sắc đỉnh cao của nàng vẫn là nguồn cảm hứng trong hội họa Nhật Bản thời kỳ này.