Có một người đang ăn cơm trong nhà mình thì thấy một gã hành khất đi ngang. Người chủ nhà động lòng trắc ẩn liền mời gã hành khất ấy một bữa cơm. Nào ngờ, sau khi ăn xong, gã hành khất gọi thêm 30 người hành khất cùng phường kéo tới xin được ăn cơm. Người chủ nhà thấy đám hành khất đông quá, không kham nổi nên từ chối. Lập tức, cả đám hành khất chỉ trích người chủ nhà sống ác và họ đem đạo lý "từ bi hỷ xả" ra giảng cho người chủ nhà nghe...
img_0
Dạo gần đây, tôi thường đăng những bài viết về anh Đoàn Văn Báu và đoàn bộ hành sư Minh Tuệ. Cá nhân tôi rất thông cảm cho anh Báu, vì cảm thấy anh đang lâm vào hoàn cảnh giống như người chủ nhà trong câu chuyện trên. Sẵn đây, tôi xin trích một đoạn trong cuốn tiểu thuyết Atlas Shrugged (một cuốn sách ủng hộ Chủ nghĩa Tư Bản) nói về "người hùng" Robin Hood - một kẻ chuyên "mượn hoa cúng Phật" (có phần dịch tiếng Việt bên dưới):
He is held to be the first man who assumed a halo of virtue by practicing charity with wealth which he did not own, by giving away goods which he had not produced, by making others pay for the luxury of his pity. He is the man who became the symbol of the idea that need, not achievement, is the source of rights, that we don't have to produce, only to want, that the earned does not belong to us, but the unearned does. He became a justification for every mediocrity who, unable to make his own living, has demanded the power to dispose of the property of his betters, by proclaiming his willingness to devote his life to his inferiors at the price of robbing his superiors. It is this foulest of creatures—the double-parasite who lives on the sores of the poor and the blood of the rich—whom men have come to regard as a moral ideal.
Tôi tạm dịch:
Ông ta được coi là người đầu tiên đạt được vầng hào quang đức hạnh bằng cách làm từ thiện với số tiền không phải của mình, bằng cách cho đi những thứ không phải do mình sản xuất, bằng cách khiến người khác phải trả giá cho lòng trắc ẩn xa xỉ của mình. Ông ta trở thành biểu tượng của niềm tin rằng nhu cầu, chứ không phải nỗ lực, mới mang lại quyền lợi; rằng chúng ta không phải sản xuất, chỉ cần có nhu cầu là đủ; rằng những gì xứng đáng với chúng ta thì không thuộc về chúng ta, nhưng những gì không xứng đáng thì thuộc về chúng ta. Chính cái niềm tin ấy đã trở thành lời biện minh của những kẻ tầm thường không thể tự kiếm sống mà lại đòi hỏi quyền được định đoạt tài sản của những người giỏi hơn mình, bằng cách tuyên bố rằng hắn sẵn sàng cống hiến cuộc đời mình cho những kẻ kém cỏi hơn thông qua việc cướp bóc những người giỏi hơn. Những sinh vật xấu xa này là một loại ký sinh trùng kép – chúng sống trên vết thương của người nghèo và hút máu của người giàu – nhưng người ta lại coi chúng là hình mẫu lý tưởng của con người đức hạnh.
[hết phần trích dịch]