Lắng nghe có thể không phải là phần thú vị nhất của cuộc trò chuyện, nhưng nó rất cần thiết nếu bạn muốn có một cuộc trao đổi ý nghĩa với người khác.
Hãy nghĩ về những lúc bạn cảm thấy bị hiểu lầm bởi ai đó. Bạn đã bảo vệ chính mình? Chỉnh lại họ? Hay đơn giản là bỏ qua? Bất kể phản ứng của bạn như thế nào, bạn có thể không cảm thấy thoải mái với họ.
Bây giờ hãy nghĩ về cảm giác được thấu hiểu - bạn có thể thư giãn, bạn muốn cởi mở hơn, bạn cảm thấy được tin tưởng hơn. Khi bạn lắng nghe theo cách khiến người khác cảm thấy được lắng nghe, họ sẽ có nhiều khả năng chia sẻ thông tin với bạn hơn. Và khi bạn đang tích cực lắng nghe, bạn cũng có nhiều khả năng tiếp thu nó hơn.
Trong quá trình đào tạo để trở thành một nhà tâm lý học, tôi (tác giả) đã dành nhiều thời gian để học cách lắng nghe tích cực. Qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi có thể nói với bạn rằng không thể có một cuộc đối thoại hiệu quả nếu không có sự lắng nghe tích cực.

👂Kỹ năng lắng nghe tích cực đầu tiên là sự tham dự không lời

Tham dự không lời có nghĩa là dành cho ai đó sự chú ý hoàn toàn của bạn mà không cần nói. Dưới đây là một số điều cơ bản:
- Giữ cho cơ thể của bạn cởi mở với người khác. Hãy cố gắng thư giãn nhưng chú ý. Nếu bạn đang ngồi, hãy nghiêng người về phía trước một chút thay vì cúi người về phía sau.
- Duy trì giao tiếp bằng mắt ở mức độ vừa phải. Nhìn vào người nói nhưng không giống như bạn đang thi nhìn chằm chằm với họ.
- Sử dụng các cử chỉ đơn giản để thông báo với người khác rằng bạn đang lắng nghe và khuyến khích họ tiếp tục. Gật đầu là một cách - đừng làm điều đó liên tục. Thỉnh thoảng nói “Mm-hmm” để truyền đạt sự khích lệ.
- Chìa khóa cuối cùng để tham dự không lời là giữ im lặng. Hãy nhớ rằng: Bạn không thể nghe tốt nếu bạn đang nói. Trên thực tế, nếu bạn sắp xếp lại các chữ cái của từ “lắng nghe” [listen], nó sẽ phát âm là “im lặng” [silent]. Tôi không thể tin rằng tôi đã mất 20 năm giảng dạy để khám phá ra điều này, nhưng đó là một lời nhắc nhở hữu ích!
Dành cho ai đó thời gian để nói chuyện không bị gián đoạn, dù chỉ vài phút, là một món quà hào phóng mà chúng ta hiếm khi trao cho nhau. Điều đó không có nghĩa là bạn phải ngậm miệng hàng giờ liền, nhưng tôi khuyến khích bạn hãy xem bạn có thể đơn giản lắng nghe ai đó mà không muốn ngắt lời họ trong bao lâu.
Một số người thấy phần khó nhất của việc lắng nghe là không nói. Có một sự khiêm tốn sâu sắc trong việc lắng nghe, bởi vì bạn tập trung vào việc hiểu người khác hơn là nói ra mọi điều bạn nghĩ trong đầu. Mục đích của bạn là hiểu và giúp người nói cảm thấy được hiểu, tương tự hãy dành bài phát biểu của bạn cho những gì giúp bạn tiến gần hơn đến một trong hai mục tiêu này.

👂Kỹ năng lắng nghe tích cực thứ 2 là phản xạ

Phản xạ có nghĩa là lặp lại hoặc diễn đạt lại nội dung hoặc ý nghĩa chính từ người khác.
Một phản xạ thể hiện rằng bạn đã nghe những gì người khác nói. Thay vì nói, “Tôi nghe thấy bạn,” bạn cho thấy bạn đã nghe họ bằng cách chia sẻ lại những gì họ nói. Nó cũng xác nhận rằng bạn có hiểu biết chính xác về suy nghĩ của họ.
Nếu bạn hơi “lạc đề”, điều đó sẽ cho họ cơ hội để sửa lỗi cho bạn. Điều này có thể hữu ích nếu bạn không hiểu lắm những gì họ đang nói.
Ví dụ: giả sử một người bạn nói với bạn, “Tôi vừa đến từ một cuộc họp PTA, và tôi rất thất vọng với các trường bán công! Họ đang rút tiền từ hệ thống trường học vốn đã quá tải, vì vậy chúng tôi không có tiền để hỗ trợ học sinh và giáo viên. Thêm vào đó, họ đang làm suy yếu công đoàn giáo viên. Tôi mong các bậc phụ huynh của trường bán công sẽ dồn hết tâm sức để hỗ trợ các trường hiện có thay vì tạo ra những trường mới.”
Nếu bạn nói, “Bạn nghĩ rằng các trường bán công đang hủy hoại hệ thống giáo dục,” thì bạn của bạn có thể giải thích, “Chà, không hẳn là hủy hoại hệ thống giáo dục mà đúng hơn là tạo ra những thách thức cho các trường hiện có.”
Bây giờ bạn có thể tự hỏi, "Liệu việc lặp lại những gì họ đang nói có kỳ lạ không?" Hoặc bạn có thể nghĩ, “Họ vừa nói rồi. Có ích gì cho mình để nói lại điều đó?"
Việc phản xạ thường khiến người thực hiện nó — tức là bạn — cảm thấy khó xử hơn đối với người nghe nó. Những gì tôi biết, và những gì được hỗ trợ bởi nghiên cứu đáng kể, là mọi người thích suy nghĩ và cảm xúc của họ được phản ánh lại với họ.
Chỉ cần không lặp lại chúng từng từ một. Sử dụng ít từ hơn và tóm tắt thay vì nhép lại. Tôi gọi điều này là "nuggetizing." [gói gọn]. Nắm bắt được những gì họ đang nói và nói ngắn gọn để bạn không làm gián đoạn dòng chảy. Tập trung vào điều gì đó có vẻ có ý nghĩa với người khác; rút ra một ý tưởng đi vào trọng tâm của những gì họ đang nói. Bạn có thể bắt đầu suy nghĩ của mình bằng một trong những câu sau: “Tôi nghe rằng bạn đang nói,” “Nghe có vẻ như vậy,” “Vậy là…”.
Vai trò quan trọng của phản xạ là giúp mọi người cảm thấy được lắng nghe và đảm bảo rằng bạn hiểu họ. Điều quan trọng đối với bạn chỉ đơn giản là có mặt, hơn là tỏ ra sâu sắc.

👂Kỹ năng lắng nghe tích cực thứ 3 là đặt câu hỏi mở

📌Khi bạn lắng nghe, các câu hỏi sẽ xuất hiện trong đầu bạn và bạn sẽ muốn có câu trả lời. 

Mặc dù đặt câu hỏi rất hấp dẫn, nhưng chúng có khả năng làm gián đoạn suy nghĩ của người khác, chuyển trọng tâm sang câu chuyện của bạn, cản trở sự kết nối và làm hỏng cuộc trò chuyện.
Để sử dụng câu hỏi một cách hiệu quả, hãy ghi nhớ một số điều sau:

📌Luôn tham dự và suy ngẫm trước khi đặt câu hỏi. 

Hiểu người khác và giúp họ cảm thấy được thấu hiểu sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc. Nếu bạn chưa thông báo rằng bạn đã nghe thấy ai đó, họ có thể không sẵn sàng trả lời câu hỏi của bạn.
Bạn có thể cảm thấy đặt câu hỏi là cách tốt nhất để bạn thể hiện sự quan tâm của mình. Điều đó có thể đúng nhưng nếu bạn tham dự và phản xạ trước, nên hỏi một câu rằng, “Tôi quan tâm đến những gì bạn vừa nói” hơn là “Tôi quan tâm đến phản ứng của bạn đối với những gì tôi muốn nghe.”

📌Khi bạn đặt câu hỏi để thúc đẩy đối thoại, cách hiệu quả nhất là sử dụng các câu hỏi mở và không thể trả lời đơn giản bằng “có” hoặc “không”. 

Ví dụ: thay vì hỏi “Bạn có nghĩ rằng các trường bán công nên nhận được mức tài trợ giống như các trường công lập khác không?” có thể được trả lời là “có” hoặc “không”, bạn có thể hỏi, “Bạn nghĩ các trường bán công nên được tài trợ như thế nào?”. Các câu hỏi mở thúc đẩy sự xây dựng và khám phá.
Cũng giống như khi phản ánh, bạn muốn giữ cho câu hỏi của mình đơn giản. Chống lại sự thôi thúc cố gắng hướng dẫn hoặc gây ấn tượng với người khác bằng câu hỏi đặc biệt sắc sảo của bạn.
Một trong những cách yêu thích và ngắn gọn nhất của tôi để đặt câu hỏi đơn giản là lặp lại từ khóa với ngữ điệu đi lên. Ví dụ, nếu ai đó nói, “Tôi chỉ cảm thấy thế giới thật nguy hiểm”, bạn có thể nói “Nguy hiểm?” Bằng cách sử dụng ngữ điệu đi lên, từ này trở thành một câu hỏi. Nó biểu đạt, "Hãy cho tôi biết thêm về thế giới nguy hiểm như thế nào."

📌Điều quan trọng là giữ sự trung lập trong cả giọng điệu và nội dung. 

Sự phán xét và quan điểm có thể xuất hiện to và rõ ràng trong giọng điệu của bạn. Nói "Đó có phải là nơi bạn đang đi nghỉ không?" gây tranh cãi hơn là “Hãy cho tôi biết bạn đã quyết định đến đó như thế nào trong kỳ nghỉ” (câu nói này thực sự là một câu hỏi).
Nó cũng quan trọng để suy nghĩ về thời điểm đặt câu hỏi của bạn. Đừng ngắt lời người khác chỉ để hỏi điều gì đó.

📌Điều cuối cùng cần ghi nhớ về việc tham dự, phản xạ và các câu hỏi mở là những công cụ này nhằm giúp thúc đẩy sự hiểu biết bằng cách phát triển kết nối lớn hơn. 

Kết nối là điều quan trọng nhất.
Vì vậy, nếu các phương pháp trên không hoạt động trong một tình huống hoặc nếu bạn có thể kết nối mà không cần các phương pháp này, đừng ép buộc chúng. Có thể nói, đừng đánh giá thấp chúng. Chúng được hỗ trợ bởi nghiên cứu và kinh nghiệm, và chúng có thể giúp bạn định hướng trong các cuộc đối thoại khó đoán, đầy thách thức với người khác.
Tác giả: Tania Israel
Người dịch: Tạ Thu An
Nguồn: