Tôi - Phạm Thiện, xuất phát điểm của tôi là một nhân viên đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp. Hôm trước Thiện có dự một hội thảo về chủ đề: "Đào tạo nhân sự cho người mới bắt đầu" tại Thái Thịnh, Hà Nội. Sau khi phỏng vấn một số newbies, thoạt đầu họ cứ ngỡ rằng đào tạo nhân sự là một công việc khá "nhàn", cứ ăn rồi "dạy" thôi, ngày qua ngày cứ đều đặn như vậy! 
Nghe xong thấy hơi buồn :D Cũng phải thôi bởi công việc mình kiếm cơm hàng ngày bị nghĩ "nhàn" như vậy. Cứ ví dụ rằng bạn sẽ phải đào tạo hơn 3000 nhân sự đi! Sẽ chẳng ai nghĩ đến những lần setup buổi đào tạo cho hơn 3000 nhân sự sẽ làm những gì? hay "Làm thế nào để trong số 3000 nhân sự đó chất lượng sau đào tạo đạt từ 80% trở lên?", "Đào tạo ở đâu thì chứa được từng ấy người mà chi phí phải hợp lý?"... Tóm lại sẽ có rất rất nhiều vấn đề phát sinh mà bạn phải làm và tất cả những điều trên đều được gói gọn đúng trong 4 từ: Đào Tạo Nhân Sự!
Tìm trên Google, Bing hay Facebook cũng khá ít nội dung, vậy nên hôm nay Thiện lập hẳn 1 topic về đào tạo nhân sự cho những ai chưa biết và muốn được biết. Sau bài viết này, tôi mong rằng người đọc sẽ có cái nhìn khác về công việc này cũng như có hướng đúng đắn hơn về nghề nghiệp của mình!
Đây có thể coi như là nghề nghiệp, cũng có thể gọi là một lĩnh vực bởi phạm trù của Đào Tạo Nhân Sự rất rộng. Trước hết, Thiện sẽ điểm qua một số nội dung chính để bạn dễ hình dung một cách khách quan hơn nhé:
   1. Khái niệm, Phân loại Đào Tạo Nhân Sự: Đào tạo trong doanh nghiệp (Đào Tạo Nội Bộ), Đào tạo ngoài doanh nghiệp (Đào Tạo Outsource)
   2. Nội dung Đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp
   3. Hình thức Đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp
Bắt đầu vào vấn đề chính thôi, Let's go!

1. Khái niệm, Phân loại Đào Tạo Nhân Sự: Đào tạo trong doanh nghiệp (Đào Tạo Nội Bộ), Đào tạo ngoài doanh nghiệp (Đào Tạo Outsource)

Có rất nhiều khái niệm về Đào Tạo Nhân Sự, với khía cạnh là một người đào tạo, bạn chỉ cần hiểu rằng Đào tạo nhân sự là các hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng, giúp nhân sự trong doanh nghiệp có thể thực hiện hiểu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình.
Đào Tạo Nhân Sự quanh đi quẩn lại thì cũng chỉ có 2 nhóm đào tạo chính: Đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp (Đào Tạo Nội Bộ) và Đào tạo nhân sự ngoài doanh nghiệp (Đào Tạo Outsource).

Okie chúng ta sẽ đi từ Đào Tạo Nội Bộ trước! Quan điểm của Thiện luôn là đi từ những vấn đề nhỏ đến vấn đề lớn, từ quy mô trong doanh nghiệp rồi mới đến ngoài doanh nghiệp. Có nghĩa là khi bạn đào tạo nội bộ doanh nghiệp vững vàng, đó là cơ sở vững chắc để bạn thực hiện đào tạo outsource dễ dàng mà thôi!

2. Nội dung Đào tạo nội bộ (Đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp)

Đào tạo nội bộ (Đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp) thường có 3 phần chính: Đào tạo Hội nhập, Đào tạo Kỹ năng chuyên môn, Đào tạo văn hoá.

a. Đào tạo Hội nhập

Đào tạo Hội nhập hay “Nhập gia tuỳ tục” là câu nói cửa miệng của người Việt Nam để nói về việc người lạ cần hoà nhập môi trường mới bằng cách học hỏi và thực hiện theo những quy tắc ứng xử tại môi trường đó. Trong doanh nghiệp cũng vậy, Đào tạo hội nhập là một trong những hoạt động đào tạo không thể thiếu với mọi lĩnh vực, dành cho những nhân viên mới được tuyển dụng nhằm cung cấp cho họ những thông tin (và kỹ năng) cần thiết cho việc hoà nhập vào phòng ban, công ty và làm tốt trách nhiệm mà họ được giao. 
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều công ty chỉ đơn thuần giới thiệu người mới và giao họ cho nhân viên cũ để hướng dẫn nhau thông qua công việc hàng ngày (on job training). Theo kinh nghiệm và ý kiến cá nhân của tôi, việc đào tạo hội nhập nên được chuẩn hoá và áp dụng với tất cả nhân viên. Với nhân viên tại các vị trí khác nhau, chuyên môn khác nhau, nội dung và khối lượng thông tin có thể thay đổi cho phù hợp.

Đào tạo hội nhập như thế nào?

Những nội dung đào tạo hội nhập có thể bao gồm 3 phần chính:
- Đào tạo về công ty: lịch sử hình thành; ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, thị trường, khách hàng; sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi; các nét văn hoá đặc trưng; bộ máy tổ chức; luật (nội quy, các quy trình áp dụng chung cho toàn công ty, giữa các bộ phận) và lệ (những điều không ghi trong nội quy công ty nhưng mọi người ngầm đặt ra và tuân thủ). Phần này thường do phòng nhân sự phụ trách.
- Đào tạo về phòng ban: nhiệm vụ, chức năng của phòng ban trong tổ chức chung của công ty; bộ máy tổ chức; phân công công việc của từng vị trí và mối liên hệ giữa các vị trí. Trưởng bộ phận là người chịu trách nhiệm về phần này.
- Đào tạo về trách nhiệm và công việc của nhân viên mới: trao đổi cụ thể về bản mô tả công việc, những mong đợi của công ty/ phòng ban (có thể có những mục tiêu cụ thể, các dự án cụ thể) với nhân viên mới trong vòng vài tháng tới. Phòng nhân sự có thể thảo luận trước với trưởng bộ phận để đưa ra nội dung cho phần này. 

b. Đào tạo Kỹ năng, chuyên môn

Là đào tạo, hướng dẫn công việc cho nhân viên; đào tạo, huấn luyện kỹ năng; đào tạo kỹ thuật an toàn lao động; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật; đào tạo và phát triển các năng lực quản trị,v.v....
- Đào tạo, huấn luyện kỹ năng nhằm giúp cho nhân viên có trình độ lành nghề và các kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu.
- Đào tạo và phát triển các năng lực quản trị nhằm giúp cho các quản trị gia được tiếp xúc, làm quen với các phương pháp làm việc mới, nâng cao kỹ năng thực hành và các kinh nghiệm tổ chức quản lý và khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp. Chương trình thường chú trọng vào các kỹ năng thủ lĩnh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và ra quyết định.

c. Đào tạo văn hoá doanh nghiệp

- Đào tạo văn hoá doanh nghiệp thường được tổ chức định kỳ nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ chuyên môn được cập nhật với nền văn hoá của doanh nghiệp. Đây là hình thức đào tạo về các kỹ năng, cách thức, phương pháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp. Khi nhân viên chuyển sang doanh nghiệp khác, kỹ năng đào tạo đó thường không áp dụng được nữa.

3. Hình thức Đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

Hình thức tổ chức đào tạo nhân sự cũng rất quan trọng. Có 2 hình thức điển hình: Đào tạo nhân sự truyền thốngĐào tạo nhân sự trực tuyến (E-learning).

a. Đào tạo nhân sự truyền thống

Đào tạo nhân sự truyền thống chắc không còn xa lạ gì với mọi người, nói đơn giản nó là offline: Phòng đào tạo sắp xếp nội dung, tổ chức khoá học, kiểm tra và thi như một lớp học thông thường. Như vậy, những đầu việc: soạn nội dung, đảm nhiệm việc ai là người đứng lớp, liên hệ và setup địa điểm, bao nhiêu học viên 1 lớp là vừa đủ, chi phí bao nhiêu thì hợp lý,... sẽ do phòng đào tạo đảm nhiệm.
Mọi người chắc hẳn đã biết một ví dụ điển hình về cách thức đào tạo nhân sự truyền thống như: Công ty có thể tiến hành đào tạo cho những nhân viên vào cùng một thời điểm, cứ có lớp lúc nào, thì tiến hành đào tạo lúc đó. Tác dụng của cách làm này là nhân viên có được mọi thông tin mình cần trước khi bắt tay vào công việc thực tế nên tránh được những bỡ ngỡ ban đầu. 
Nhưng! Nhược điểm lớn của phương pháp này là nếu công ty tuyển dụng liên tục mà ngày bắt đầu của nhân viên không trùng nhau thì rất tốn thời gian và công sức của những người liên quan. Hơn nữa, có nhiều điều nhân viên chỉ nghe chứ chưa thể phản hồi do chưa trải qua các kinh nghiệm đó, các thông tin có thể dễ bị quên đi sau kỳ đào tạo. Kết quả là chất lượng đào tạo hiệu quả hay không tất cả đều do phòng đào tạo hết. Chính vì vậy, từ nhược điểm nêu trên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã chuyển sang hình thức đào tạo nhân sự trực tuyến (E-learning) để giảm thiểu thời gian, chi phí và nguồn nhân lực thực hiện đào tạo một cách tối đa.
Làm sao để đào tạo nhân sự truyền thống (offline) hiệu quả là một bài toán khá "khoai" và cần khá nhiều "tiểu xảo" để tối ưu các đầu chi phí đối với ai là newbies nên Thiện không khuyến khích hình thức này cho lắm. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến hình thức mới nhất mà các doanh nghiệp như: TNR, Vingroup, Neva Group, Viettel,... dần dần "đổ xô" sử dụng là Đào tạo nhân sự trực tuyến (Đào tạo nhân sự bằng E-learning hay gọi tắt là đào tạo nhân sự online). Tuy nhiên, nếu bạn muốn đào sâu kiến thức cả offline và online thì bạn có thể trao đổi trực tiếp với Thiện hoặc đón chờ post Muốn Đào Tạo Nhân Sự Hiệu Quả Không Nên Bỏ Lỡ Các Tiêu Chí Sau (Phần 2).
Nhiều năm qua, phần lớn các tập đoàn toàn cầu sử dụng hình thức đào tạo nhân viên o­nline (e-Learning) như một hình thức đào tạo hiệu quả. Một cuộc nghiên cứu của The e-Learning Guild cho thấy 73% thành viên của họ tham gia các khóa học o­nline và có đến 95% số người cho biết họ áp dụng hiệu quả những kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc hàng ngày.

b. Đào tạo nhân sự trực tuyến (E-learning).

Nói nôm na vẫn là ví dụ đào tạo hơn 3000 nhân sự trên: Bạn chỉ cần setup lớp học trên nền tảng E-learning. Dù là đào tạo nhân sự trực tuyến ở các lĩnh vực khác nhau nhưng các chương trình sẽ được đào tạo tự động, nhân viên mới vào sẽ giúp giảm thời gian làm ảnh hưởng tới công việc, lại có thể nhận được hiệu suất đào tạo hiệu quả nhất. Nội dung lớp học được chuyển thành các tài liệu số, video, các buổi webinar,…giúp tiếp cận hiệu quả hơn với nhân viên.Việc tiếp thu bằng hình ảnh, âm thanh và video nhanh hơn là các bộ tài liệu dày cộm, nhàm chán, dai dài dở.
Chi phí đào tạo nhân viên được giảm đi đáng kể, làm giảm đi các buổi đào tạo cần hệ thống hạ tầng (điện, nước, tài liệu, giảng viên), tăng chất lượng và thời gian làm việc hiệu quả hơn.
Ngày càng có nhiều đơn vị doanh nghiệp nhỏ sử dụng e-Learning trong quá trình đào tạo của họ. Cách đây không lâu, chỉ có những công ty lớn mới có đủ nhân viên và tài chính để mua và sử dụng e-Learning. Tuy nhiên, do chi phí ngày càng giảm nên đào tạo nhân sự bằng e-learning đã được sử dụng rộng rãi.

Nền tảng E-learning trong Đào Tạo Nhân Sự phổ biến nhất hiện nay?

Mấy năm trở lại đây ở Việt Nam, có một số nền tảng khá nổi và uy tín, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nên đối với các doanh nghiệp tầm lớn, tầm trung hay doanh nghiệp nhỏ có thể yên tâm sử dụng các nền tảng này. Tiện đây Thiện list luôn một số đơn vị uy tín để mọi người tiện tìm hiểu, có đơn vị có bản dùng thử nhưng cũng có đơn vị không cung cấp bởi vấn đề bảo mật hoặc bản quyền.

1. Đào Tạo Nội Bộ Platform

Khi nhắc đến các sản phẩm về lĩnh vực eLearning, không thể không nhắc đến Đào Tạo Nội Bộ Platform. Hiện nay, Đào Tạo Nội Bộ được xem như là "con cưng" của các đơn vị như: TNR, MSB, Mobiphone,... Tuy nhiên về mặt chi phí, có thể xem mức chi phí nền tảng Đào Tạo Nội Bộ khá khiêm tốn so với các đối thủ sử dụng công nghệ điện toán đám mây khác.

2. Trí Nam eLearning

Trí Nam E-learning là một nền tảng được các doanh nghiệp sử dụng đánh giá cao về hệ thống, tính năng và hệ quản trị. Nền tảng có thêm một điểm cộng về tính ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật tốt, tuy nhiên chi phí sử dụng cũng khá cao.

3. Hachium

Hachium là nền tảng dạy học trực tuyến trên website được phát triển bởi Công ty Cổ phần Hachium, giúp bạn quản trị cơ sở dữ liệu hữu ích khi có thể tạo website học tập trực tuyến và kinh doanh. Hachium vừa có thể sử dụng để đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp và mở trang thương mại điện tử về các khóa học trực tuyến.

* Những nền tảng trong danh sách này được lựa chọn dựa trên các tiêu chí:
  • Tính năng sản phẩm
  • Giá sản phẩm
  • Đội ngũ hỗ trợ
  • Tính ổn định của nền tảng
Trên đây là quan điểm của cá nhân Thiện về Đào Tạo Nhân Sự trong doanh nghiệp hiện nay và hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Nếu thấy nội dung này hữu ích, hãy tặng tôi 1 "Follow" làm động lực nhé ;)
Cùng đón chờ post của Thiện về: Muốn Đào Tạo Nhân Sự Hiệu Quả Không Nên Bỏ Lỡ Các Tiêu Chí Sau (Phần 2) thôi!!!!

Nguồn: Bài viết của Thiện + Sưu tầm định nghĩa