Mười năm tỉnh mộng Châu Dương
Đọc epigraph của Chiếc lư đồng mắt cua , tôi tưởng đến việc những câu này ám vào cả quãng đời phóng túng của ông Tuân, nửa như một...
Đọc epigraph của Chiếc lư đồng mắt cua, tôi tưởng đến việc những câu này ám vào cả quãng đời phóng túng của ông Tuân, nửa như một hindsight, nửa như một presupposition, một cái prophecy trong cuộc đời của Oedipus, tăng cường cái say sưa của những phút khảo tơ nắn phím, nhưng làm cay chát hơn mọi thứ rượu và khói. Dường như không đợi đến khi đã đóng chốt lại tập bản thảo, Nguyễn Tuân mới gò mình nghĩ ra bốn dòng chua vào đầu trước khi gửi cho nhà in, mà ngay từ đầu, ông đã chừa sẵn chỗ để ghi ra bốn câu thơ Đỗ Mục do cụ thân sinh của mình dịch.
Chiếc lư đồng mắt cua in xong năm Nguyễn Tuân tròn 30 tuổi. Ở cái tuổi đó, người ta vẫn có thể ngây thơ và lạc quan. Nếu như vào tay một gã mà tôi biết, nó có thể biến thành một cuốn tiểu thuyết tình cảm dạng Marc Levy, nếu may mắn không tệ hại như dăm cuốn ngôn tình 3 xu. Nhưng, như một nhà phê bình từng viết - những câu mà tôi không thể nào quên - “văn chương Nguyễn Tuân của năm 1941 không hề có ái tình, và cũng không hề có niềm vui”, “sự thiếu vắng tạo ra một cách hờ hững lại minh chứng một cách buồn bã rằng chẳng gì là cần thiết hết”. Nguyễn Tuân của Chiếc lư đồng mắt cua chỉ có hoài nghi và sa đọa.
Và tôi vẫn nhớ cái gã bạn đó chê Nguyễn Tuân cả đời viết về phụ nữ mà không có lấy một dòng cho vợ mình. Well, câu nói đó không chỉ phản ánh sự thiếu đọc mít đặc mà còn phản ánh một tinh thần tủn mủn, đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Chả trách toàn bộ những gì mà gã viết ra chỉ là các kể lể vụn vặt về mấy nàng thơ nhận vơ ở các hàng cà phê.
Nhưng thôi, trở lại với Chiếc lư đồng mắt cua. Trong khi người ta tìm đến những hình hài đẹp đẽ, những nhân cách trong sáng để tôn vinh hoặc những kẻ ung hại để mà phê phán, Nguyễn Tuân chọn một ông Thông Phu bê bối, lộn xộn, dở dang, và dành cho ông một mối thương cảm kỳ lạ.
Trong khi Vũ Trọng Phụng còn bận viết Giông tố, Lan Khai viết Lầm than, Trương Tửu viết Thanh niên S.O.S, Nguyễn Tuân mặc nhiên xem mọi thứ đương thời là lố bịch nhố nhăng, và dường như chẳng buồn bận tâm đến những cái đầu rụng vì lý tưởng (Chém treo ngành), không phải vì thiếu năng lực đồng cảm với nỗi đau của người khác, mà là vì không tin vào bất cứ một tượng đài đạo đức tự xưng nào, hoài nghi những công cuộc gắn nhãn tiến bộ hay cách mạng. Dường như tất thảy đều không quan trọng hơn một mớ tóc đẹp của một người phụ nữ, hay tiếng đàn đáy, tiếng trống chầu, hay những cuộc di chuyển qua những vùng những miền mà dừng lại, cập bến là như mất đi một nỗi vui gì to lớn lắm.
Cũng thật lạ khi một con người như thế lại chơi được với nhóm Hàn Thuyên, của những Trương Tửu, Đặng Thai Mai hay Lương Đức Thiệp, những lý thuyết gia chủ chốt của nền văn nghệ cách mạng.
Chiếc lư đồng mắt cua in xong năm Nguyễn Tuân tròn 30 tuổi. Ở cái tuổi đó, người ta vẫn có thể ngây thơ và lạc quan. Nếu như vào tay một gã mà tôi biết, nó có thể biến thành một cuốn tiểu thuyết tình cảm dạng Marc Levy, nếu may mắn không tệ hại như dăm cuốn ngôn tình 3 xu. Nhưng, như một nhà phê bình từng viết - những câu mà tôi không thể nào quên - “văn chương Nguyễn Tuân của năm 1941 không hề có ái tình, và cũng không hề có niềm vui”, “sự thiếu vắng tạo ra một cách hờ hững lại minh chứng một cách buồn bã rằng chẳng gì là cần thiết hết”. Nguyễn Tuân của Chiếc lư đồng mắt cua chỉ có hoài nghi và sa đọa.
Và tôi vẫn nhớ cái gã bạn đó chê Nguyễn Tuân cả đời viết về phụ nữ mà không có lấy một dòng cho vợ mình. Well, câu nói đó không chỉ phản ánh sự thiếu đọc mít đặc mà còn phản ánh một tinh thần tủn mủn, đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Chả trách toàn bộ những gì mà gã viết ra chỉ là các kể lể vụn vặt về mấy nàng thơ nhận vơ ở các hàng cà phê.
Nhưng thôi, trở lại với Chiếc lư đồng mắt cua. Trong khi người ta tìm đến những hình hài đẹp đẽ, những nhân cách trong sáng để tôn vinh hoặc những kẻ ung hại để mà phê phán, Nguyễn Tuân chọn một ông Thông Phu bê bối, lộn xộn, dở dang, và dành cho ông một mối thương cảm kỳ lạ.
Trong khi Vũ Trọng Phụng còn bận viết Giông tố, Lan Khai viết Lầm than, Trương Tửu viết Thanh niên S.O.S, Nguyễn Tuân mặc nhiên xem mọi thứ đương thời là lố bịch nhố nhăng, và dường như chẳng buồn bận tâm đến những cái đầu rụng vì lý tưởng (Chém treo ngành), không phải vì thiếu năng lực đồng cảm với nỗi đau của người khác, mà là vì không tin vào bất cứ một tượng đài đạo đức tự xưng nào, hoài nghi những công cuộc gắn nhãn tiến bộ hay cách mạng. Dường như tất thảy đều không quan trọng hơn một mớ tóc đẹp của một người phụ nữ, hay tiếng đàn đáy, tiếng trống chầu, hay những cuộc di chuyển qua những vùng những miền mà dừng lại, cập bến là như mất đi một nỗi vui gì to lớn lắm.
Cũng thật lạ khi một con người như thế lại chơi được với nhóm Hàn Thuyên, của những Trương Tửu, Đặng Thai Mai hay Lương Đức Thiệp, những lý thuyết gia chủ chốt của nền văn nghệ cách mạng.
Một điểm tưởng không liên quan nhưng lại khá liên quan: Đỗ Mục và Lý Thương Ẩn. Lý Thương Ẩn thì có liên quan đến Hương Cảng? Hương Cảng thì chắc chắn có liên quan đến cuốn Một chuyến đi (1941).
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất