Hôm nay có một bạn hỏi mình thế này:
"Khi anh phải làm việc trong một môi trường áp lực anh sẽ làm gì? Ý em là giải pháp làm gì cho bản thân mình để cảm thấy ổn hơn, chứ không phải những giải pháp như nghỉ việc."
"Anh có thói quen là tìm ra vấn đề gốc và giải quyết nó. Áp lực của môi trường làm việc thực sự xuất phát từ đâu? Anh sẽ giải quyết từ cái gốc của áp lực, thì những thứ khác bỗng nhiên sẽ thay đổi, nhẹ nhàng hơn" - Mình có đưa ra lời khuyên.
Bạn ấy tiếp tục: "Nhưng áp lực công việc mình đâu kiểm soát được. Cái này nó đến từ tính chất công việc, đặc điểm của bộ phận/cơ quan mình công tác". 
"Kiểm soát được hay không là do chính bản thân em. Em không thay đổi được bên ngoài thì thay đổi bên trong chính em, ví dụ như: cách làm việc của bản thân. Con người tồn tại và phát triển là nhờ tính thích nghi."
Bạn ấy phản biện: "Và nếu nói để mà mình thay đổi để không cảm thấy áp lực nữa thì chắc chắn là không ai làm được. Ngay cả các anh chị manager cũng không thể làm được. Có thể nói họ chịu tốt hơn và mình chịu kém hơn. Vậy thôi! Chứ còn ai cũng cảm thấy áp lực những lúc đó cả. Còn nó không kiểm soát được. Có thể khẳng định như vậy. Và câu hỏi của em là làm gì để cảm thấy tốt hơn. Chứ không phải làm gì để hạn chế áp lực."
Mình khẳng định: "Đối diện với nó và kiểm soát cảm xúc của chính em"
"Quá chung chung. Thôi em nghĩ em sẽ ổn thôi!"  - Bạn ấy nói.
"Anh nói rõ làm sao được khi cách nhìn của anh và em khác nhau. Em ban đầu tư duy là không kiểm soát được. Còn anh ngược lại là kiểm soát được." 
"Uh! Và không ở trong hoàn cảnh của nhau thì cũng khó hiểu được" - Bạn ấy tán thành.
"Chính xác!"
Bạn ấy tiếp tục đặt lại vấn đề: "Em không cần kiểm soát áp lực, vì em chấp nhận nó. Cái em muốn là mình nên làm gì để cảm thấy nó đỡ nặng nề hơn với mình thôi."
"Em không thể làm gì để cảm thấy nó đỡ áp lực cả nếu em không kiểm soát chính nó hoặc em. Kiểu như em hỏi anh: Cầm một quả tạ 5 cân, và làm gì để nó cảm giác nhẹ hơn. - Tôi chốt lại.
Nội lực và sức chịu đựng đều phải trải qua việc rèn luyện, đối mặt và vượt qua. Và bước đầu tiên của qua trình rèn luyện chính là thay đổi tư duy, thay đổi tâm thế của bản thân. Kinh nghiệm của người khác chỉ là để tham khảo, có khi là vô dụng với ta. Nhưng may mắn là nếu ta nắm được nguyên lý đơn giản "Đời thay đổi khi ta thay đổi". Thì ta luôn có cách!
Với mình những câu nói truyền động lực đã giúp mình đối diện và vượt qua áp lực. Cùng chia sẻ với bạn: 
1. "Nếu gặp một vấn đề mà có cách giải quyết thì sao phải buồn.
Còn nếu gặp một vấn đề mà không giải quyết được thì buồn cũng có ích gì!" (Phim 7 năm ở Tây Tạng)
2. "Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng" (Không nhớ nguồn)
3. "Trước khi người ấy đến mình sống rất tốt, vậy sau khi người ấy đi mình chắc chắn sẽ sống tốt" (Tân bịa ra)
4. "Cuối cùng mọi thứ cũng sẽ ổn. Nếu nó không ổn, nó chưa phải là cuối cùng" (internet)
5. "Có bảo hiểm nhân thọ, tôi yên tâm theo đuổi đam mê, sở thích. Vì trách nhiệm với người thân yêu đã được đảm bảo vững chắc" (Tân ngẫm ra từ thực tế)
6. "Sướng không biết sướng là khổ,
Khổ không biết khổ là sướng" (Cha dạy cho Tân)
7. "Hãy để nỗi sợ hãi trước nguy hiểm trở thành động lực để ngăn chặn nó; người không biết sợ khiến nguy hiểm có được lợi thế." (Francis Quarles)
8. "Dù sống hãy làm việc, hãy tự tạo ra luật của chính mình, và thực hiện theo luật đó" (Tân bịa ra)
9. "Có thể bạn không tin, nhưng đừng để mất niềm tin" (Tân bịa ra)
10. "Nỗ lực một chút tạo ra sự khác biệt" (Ngẫm và đúc rút ra)