“Mục tiêu năm năm trước của em giờ sao rồi?”
Chúng ta mất hàng triệu năm tiến hóa để được phải thấy rằng kết quả ngay lúc chúng ta hành động. Chính vì vậy đó cũng là một lý do khiến chúng ta đánh rơi những mục tiêu? Một bài viết đến từ chia sẻ cá nhân.
Thật vậy bạn đang kiên định hay là cố chấp?Ê có phải chăng là kiên định hay cố chấp là cái mục tiêu ở cuối con đường hay không?Giả như bạn thành công, hộp mail hay mess gì đó của bạn đầy rẫy những cái lời đường mật chúc mừng…..Bạn thật là một người Kiên định x100,x1000 lần,…. Còn giả như bạn “rớt ngựa” nói thật với bạn đố ai nhớ đến bạn, mà có thì sẽ đến những người bạn nghĩ thân thiết nhất. Cái đồ cố chấp bảo thủ ngu ngốc, cổ hủ,… Cũng đúng thôi mà nhưng mà đừng có buồn quá. Mục tiêu là một bài toán, việc chúng ta cần chứng minh thì cả đời. Nên biết đâu đây chỉ mới là chương 1 thì cần xuất phát “âm” và cũng đừng để những đường mật ngọt mà bạn nhận được để giết chết bạn.
Câu chuyện tiếp theo là ai xuất hiện trước.Là Kiên trì hay cố chấp xuất hiện trước.
Theo mình thấy, khi bản thân càng ngày càng giải quyết vấn đề to lớn hơn thì chất lượng của mỗi quyết định và cái hệ quả đằng sau càng rõ rệt và ảnh hưởng nhiều hơn. Ngay những trò chơi nho nhỏ nè. Bạn kiên trì đòi bằng được trò chơi bạn thích. Đó có phải là một chú dấu hiệu của kiên trì không? Liên tục bạn được chiều chuộng cho đến khi bạn bắt đầu được bố mẹ chú ý và bạn cần một số thử thách để có được thứ mình muốn nên mình cho rằng kiên trì có trước. Rồi dần dần lớn hơn khi đụng phải những thứ khó khăn hơn một tý đứa trẻ đó bỏ cuộc. Từ đây mình nhận ra khi chúng ta chấp nhận chúng ta sai, chúng ta bỏ cuộc vậy chúng ta chấp nhận chúng ta ít nhiều có cố chấp.Một khái niệm mà mình muốn chia sẻ câu chuyện thực tế. Bạn đã có lẽ đã nghe từ chín non nhưng kiểu chưa già mà đã nghĩ mình là cây cao bóng cả. Một câu chuyện đến từ mình – Phó chủ nhiệm của CLB đầu tiên của Trường ĐH cũng thuộc "dạng miền núi". Thực mà nghĩ ở ao tù nên việc được tán thưởng cũng khiến như thiếp trong một giấc mơ đẹp. Tụi mình hứa hẹn nhiều thứ, cũng tự đi Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội,... để quan hệ hay học hỏi. Nhưng chưa thấy kết quả nhưng mình chấp nhận coi việc đó là lớn lao và dùng đó làm chủ quan kiêu ngạo.Hay cho bản thân biện luận “kiên trì” chắc chắn sẽ thành công. Nhưng không mọi người, ta nên thường xuyên kiểm tra lại tiến trình nên cần biết ở đâu? Ở phần đầu mình cho rằng chính kết quả cuối cùng là ranh giới giữa “kiên trì” và “cố chấp”.Nhưng thực mới thấy một khía cạnh khác đó chính là sự chuẩn bị. Chúng ta cố chấp hay kiên trì, kiên trì hay cố chấp trong việc gì? Nó có hợp lí chưa đừng có để giấc mơ mình ở trên mây, đừng đưa mình rời khỏi mặt đất. Bạn có thắc mắc CLB giờ như nào không? Tụi mình đang cùng nhìn nhau và cùng hoàn thành một chương trình Talkshow đầu tiên của CLB.Tại sao lại có ngày đêm? Có phải đó là mốc thời gian cho chúng ta "thưởng thức" lại mỗi ngày. 365 Ngày kiên trì chẳng lẽ cả năm đó đánh gía là cố chấp.Phân tích chút về bức ảnh nhở?Kính cửa sừng sững không thay đổi có cố chấp không? – Câu trả lời là có!Kính cửa có kiên trì sau ngần ấy thời gian? – Câu trả lời là có!Vậy kính bể đi rồi là kiên trì hay cố chấp?Tất nhiên kính bể đi rồi thì là cố chấp!Vậy giả như hôm nay nó không bể tức là chúng ta có một huyền thoại? Nhưng thực mà nói chúng ta cảm nhận được. Chúng ta biết được bản thân mình. Kính vẫn hiểu nhưng kính không thể nào nói ra.- Không có điều gì là tuyệt đối đúng và chẳng có gì là tuyệt đối sai?
Còn một cái lưu ý cuối cùng(phần này mình muốn lưu ý vì nó có thể ở ảnh hưởng đến cả quá trình):Hiệu ứng Pygmalion hay còn gọi là Self-fulfilling prophecy (lời tiên đoán tự trở thành hiện thực) được xem như một bí quyết quan trọng trong quản lý nhân sự. Nếu một người (hoặc chính ta) nghĩ ta thông minh hay ngu dốt hay sao đó, họ sẽ đối xử với ta theo cách mà họ nghĩ. Nếu ta được đối xử như thể ta thông minh hay ngu dốt hay sao đó, ta sẽ hành xử, và thậm chí trở thành như thế. Do vậy, những “tiên cảm” ban đầu của người đó về ta đã trở thành hiện thực! Tóm lại, một khi ý niệm đã hình thành, thậm chí ngay cả khi nó không đúng với thực tế, chúng ta vẫn có khuynh hướng hành xử theo đó. Và kỳ diệu thay, kết quả sẽ xảy ra đúng theo kỳ vọng đó, như thể có phép lạ!(phần này về mang tính khoa học - mình xin coppy google) Nó gần giống với kiểu bạn kì vọng người khác, người đó sẽ có động lực để thành công? Và ngược lại. Nhiều người sẽ bảo bạn mình nên có chính kiến lập trường riêng. Tuy nhiên có ai thấy được cái gáy của chính bản thân mình không.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất