Một vài suy nghĩ sau sự việc của United Airlines
Đoạn clip về vụ việc một hành khách gốc Việt (bác sĩ David Dao) bị kéo lê khỏi máy bay của hãng hàng không United Airlines chỉ trước...
Đoạn clip về vụ việc một hành khách gốc Việt (bác sĩ David Dao) bị kéo lê khỏi máy bay của hãng hàng không United Airlines chỉ trước khi cất cánh vài giờ đã dấy lên sự phẫn nộ nơi cộng đồng mạng khắp thế giới. Không xét đến việc ai đúng ai sai trong vụ việc, vì ai gánh chịu thiệt hại lớn nhất thì đã rõ, điều khiến tôi thấy ngạc nhiên, và buồn cười nhất trong sự việc này, là từ khóa “volunteer”- tình nguyện viên- được nhắc đến rất nhiều và liên tục.
Theo định nghĩa, tình nguyện viên là những người thực hiện một hành động một cách tự nguyện mà không bị bắt ép bởi vũ lực hay tiền bạc. Tức là ngay cả khi hành khách này không bị đấm chảy máu, không bị kéo lê trên sàn máy bay, nhưng lại được hãng hàng không trả một khoản tiền hậu hĩnh để nhường ghế, vị hành khách ấy cũng không được gọi là volunteer.
Tuy nhiên hãy tạm bỏ qua những xảo ngôn mà ngành dịch vụ vẫn hay dùng. Hãy giả sử ông David Dao thực sự tình nguyện, tức là tự nguyện rời máy bay đường đường chính chính. Tất cả mọi người đều vui vẻ. Nhưng hành động ấy có giá trị gì không? Hiển nhiên là dù muốn hay không ông David Dao đều sẽ bị buộc phải rời khỏi máy bay, vậy nếu kết quả không thay đổi thì hành động “tình nguyện” hay không liệu có ý nghĩa gì?
Thiết nghĩ, chúng ta có khi cũng chính là những hành khách tự nguyện bắt buộc trên chuyến bay ấy. Ngay cả khi chúng ta tự nguyện mua vé, tự nguyện chọn chỗ, tự nguyện đồng ý rời khỏi máy bay...tất cả cũng chỉ là do chúng ta được cho phép làm như thế. Đến cuối cùng, điểm đến của chuyến bay vẫn cứ không thay đổi.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất