Chúng ta đang lấy tiêu chuẩn về sự thông minh của mình để áp đặt lên các loài động vật khác....
Slow brain learning may soon be the focus of ultrafast artificial intelligence
(Pinterest.com)
Một số nhà khoa học đã làm một vài thí nghiệm với các loài như chó, tinh tinh, cá heo... với chiếc gương trước mặt để xem liệu chúng có tự nhận thức được bản thân thông qua thị giác không? Kết quả là có nhưng nó chỉ là một phần tức là chỉ qua thị giác và biết đâu các loài không sử dụng thị lực như chúng ta sử dụng để nhận biết các vật. Để hiểu hết về trí thông minh của các loài vật thì ta phải xét trong cây tiến hóa của Darwin khi mà các loài có mối liên hệ với nhau và lịch sử của nhân loại chỉ như một cái chớp mắt trong cả chiều dài của trái đất này. Một khi chúng ta hiểu được cách vận hành của các loài thì chúng ta có thể tận dụng điều này để “cứu” chúng ta khi cần.
Rất nhiều người nuôi thú cưng, các loài động vật trong một thời gian dài đều có chung một thắc mắc “Liệu chúng đang nghĩ gì? Chúng có yêu mình không? Chúng có hiểu cái này, cái kia không?”. Đó là một bản năng rất con người và câu hỏi thực sự là vô nghĩa vì có gì trong tâm trí của một loài động vật khác. Các loài động vật có cách giao tiếp khác nhau như: ong thì nhảy, cá voi thì hát, tinh tinh thì la hét và dùng các bộ phận như tay chân để biểu lộ ý muốn. Trong khi đó, con người có hàng vạn từ, câu và ngôn ngữ được sắp xếp theo nhiều trật tự để biểu lộ mong muốn cá nhân và trao đổi thông tin. Theo “Lược sử loài người”, Yuval Noah Harari có viết đề cập đến lý thuyết tán gẫu tức là ngôn ngữ sẽ được phát triển nhằm chia sẻ thông tin với thế giới và truyền tải thông tin về nhiều thứ (trong đó có những thứ mang tính vô hình: tôn giáo, huyền thoại, vị thần,...). Tuy nhiên, việc xem xét yếu tố thông minh thông qua việc sử dụng ngôn ngữ với các loài động vật đã được con người thực hiện qua thí nghiệm với tinh tinh Viki vào cuối năm 1940 và kết quả không được khả quan vì dây thanh quản của tinh tinh không được tạo ra để nói. Một trong những điều khai phá ra bản chất của các loài liệu có mối liên hệ nào với nhau không là thông qua học thuyết tiến hóa của Darwin mà ở đó mọi sự sống đều có  mối liên hệ với nhau dù xa hay gần tạo thành một cái cây với nhiều nhánh. Darwin viết “ Nevertheless, the difference in mind between man and higher animals great as it is, certainly is one of degree and not of kind” (tạm dịch: Sự khác biệt lớn nhất giữa người và các loài động vật bậc cao khác chắc chắn nằm ở mức độ chứ không phải nằm ở chủng loại). 
Tuy nhiên trí não là một thứ rất khó và đòi hỏi sự nghiên cứu khoa học, tâm lý học chuyên sâu. Vào khoảng thế kỷ thứ 20, các nhà tâm lý học đã đi sâu vào nghiên cứu hành vi (Behaviorism) mà ở đó bỏ qua các yếu tố bên trong như cảm xúc mà chỉ tập trung vào hành vi và theo đó chỉ ra rằng “ Mọi dấu hiệu của trí thông minh đều là các hành vi được tiếp thu nhờ một hệ thống thưởng-phạt, kích cầu-đáp ứng”. Thuyết này được thể hiện rõ nét thông qua nhà tâm lý học BF Skinner với thí nghiệm với loài chuột. Tôi xin trích nguyên văn đoạn thí nghiệm như sau “Nhà tâm lý học BF Skinner đặt một con chuột đói trong một hộp có chứa một đòn bẩy. Khi chuột di chuyển xung quanh hộp, nó sẽ thỉnh thoảng nhấn đòn bẩy, do đó phát hiện ra rằng thực phẩm sẽ giảm khi các đòn bẩy được nhấn. Sau một thời gian, con chuột bắt đầu chạy thẳng về phía đòn bẩy khi nó được đặt bên trong hộp, cho thấy rằng con chuột đã tìm ra rằng đòn bẩy có nghĩa là  thực phẩm.
Trong một thí nghiệm tương tự, một con chuột được đặt bên trong một hộp Skinner với một tầng điện, gây ra sự khó chịu chuột. Con chuột phát hiện ra rằng cách nhấn vào đòn bẩy dừng lại dòng điện. Sau một thời gian, con chuột đã tìm ra rằng các đòn bẩy sẽ có nghĩa là nó sẽ không còn phải chịu một dòng điện, và con chuột bắt đầu chạy thẳng về phía đòn bẩy khi nó được đặt bên trong hộp.
Thí nghiệm Skinner hộp chứng tỏ điều operant , trong đó một động vật hoặc con người học được hành vi (ví dụ như nhấn một đòn bẩy) bằng cách kết hợp điều này với những hậu quả (ví dụ như thả một viên thức ăn hoặc ngừng một dòng điện). Ba loại cốt thép như sau:
  • Tăng cường tích cực : Khi một cái gì đó tốt được thêm vào (ví dụ như một viên thức ăn rơi vào trong hộp) để dạy một hành vi mới.
  • Củng cố tiêu cực : Khi một cái gì đó xấu được lấy ra (ví dụ như một điểm dừng dòng điện) để dạy một hành vi mới.
  • Trừng phạt : Khi một cái gì đó xấu sẽ được thêm vào dạy môn học để ngăn chặn một hành vi.”
Từ thí nghiệm trên cho thấy rằng chúng ta có thể dạy bất cứ loài động vật nào với các hình thức thưởng-phạt phù hợp. Theo B.F Skinner, con người cũng được học theo cách đó nhưng ở bậc cao hơn, phức tạp hơn. Tuy nhiên, theo nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky thì con người không cần thưởng-phạt để học ngôn ngữ. Họ học nó một cách tự nhiên và không theo một hệ thống nhất định ngay từ khi còn nhỏ. Thí nghiệm trên tinh tinh thì nó chỉ có thể học được 16 ký tự. Vậy là chủ nghĩa hành vi đã hết thời.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin thì trí thông minh cũng được tiến hóa ở các loài linh trưởng tổ tiên và phân tách lần đầu vào 2 triệu năm trước, lần thứ hai là 200.000 năm trước với sự xuất hiện của Homo Sapiens (người tinh khôn) cùng với đó não bộ của con người cũng được phát triển với kích thước trung bình hiện nay là 1200-1400 cm3 với hơn 100 tỷ neuron, nhiều hơn tinh tinh 30 lần và chuột 1000 lần. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây thì voi có khoảng 260 tỷ neuron và các nhà khoa học tự hỏi liệu neuron của con người có gì đặc biệt? Câu trả lời vẫn còn để ngỏ vì còn 100 tỷ neuron để chúng ta khám phá và hiểu về cách vận hành của chúng. 
Người ta cho rằng con người thông minh hơn là nhờ vào sự nhận thức với thế giới xung quanh, ứng xử với cấu trúc xã hội. Nó được xét trên các phương diện: trí khôn trong xã hội, công cụ được sử dụng, lên kế hoạch cho tương lai và văn hóa. Một quan điểm phản bác rằng, đối với trí khôn trong xã hội (theo cấu trúc bầy, loài) thì tinh tinh cũng phải cẩn thận phán đoán về cảm xúc của các con khác, có thể khiêu chiến, hỗ trợ, hòa giải không? Cùng với đó, tinh tinh có sự thấu cảm đơn cử như qua việc chúng lây ngáp cho nhau. Đối với việc sử dụng công cụ, trí thông minh được đánh giá theo khía cạnh giải quyết vấn đề mà sinh vật đó gặp phải nhằm đạt được mục tiêu nào đó. Quạ New Caledonia cũng biết sử dụng công cụ, tạo công cụ và chỉnh sửa công cụ để hỗ trợ cho việc sinh tồn. Về mặt lên kế hoạch, một ví dụ rõ ràng nhất để chứng minh cho các loài động vật cũng có khả năng dự trù cho tương lai là loài chim bổ hạt Clark, chúng có thể giấu 30000 hạt ở 6000 chỗ khác nhau vào mùa thu và trở lại tìm khi mùa xuân đến. Đối với khía cạnh văn hóa, các loài vật cũng thể hiện điều này qua việc chăm sóc con cái với những tập tính khác nhau. Một ví dụ về loài cá voi lưng gù với các bài hát riêng, vào 2009 chúng đi đến bãi thức ăn chung và sau khi nghe bài hát của bầy cá voi khác thì một con đã từ bỏ bài hát cũ và hát bài mới trên đường về nhà. Đây gọi là cách mạng văn hóa. Các loài đều có những đặc điểm để phù hợp với sự phát triển mà con người không có: sóng siêu âm của dơi, cánh của chim, vây của cá,...Chúng ta thiếu nhiều thứ mang tính khôn ngoan và thông minh cái mà được nhận thấy ở các loài động vật khác không phải con người. Chúng ta đang lấy tiêu chuẩn về sự thông minh của mình để áp đặt lên các loài động vật khác nên một khi nhận thấy được các khái niệm về “sự thông minh” là khác nhau ở các loài thì chúng ta càng có xu hướng muốn bảo vệ chúng hơn. 
Con người luôn hòa quyện vào thế giới tự nhiên để tồn tại và càng hiểu về thế giới tự nhiên tôi càng thấy nó thú vị và sinh động. Một câu hỏi được đặt ra là “Phần nào trong vũ trụ có trải nghiệm, suy nghĩ và trí óc? Là con người, một số loài hay là vạn vật?” Hiểu được điều đó thì chúng ta sẽ biết thế giới chúng ta đang sống là như thế nào và cần làm gì để bảo vệ nó.
Tham khảo: 
- Netflix, Explained, Animal Intelligence.