Trong vô vàn những biến cố của cuộc sống, việc trau dồi luôn đi đôi với tiến trình đó. J nay đã già, ông đã ngoài 80 tuổi. J không còn nói nhiều nữa, ông bị bệnh và đau mỏi chân tay. Nhưng tâm hồn ông vẫn còn da diết, vẫn còn sâu lắng như bao ngày. Ông có những lời muốn thảo luận, những lời chia sẻ cuối cùng trước khi nói lời tạm biệt vĩnh cửu một vài năm sau đó. Một ngày dài đã trôi qua và Người đã ở lại căn nhà nhỏ ở Ojai, California. Chắc đó là vào năm 1982, năm Nhâm Tuất.
ảnh minh họa.
ảnh minh họa.
Tôi đã từng đọc qua cuốn Life ahead (cuộc đời phía trước) của J và thực sự tôi vô cùng cảm kích. Dù mất tới 2-3 lần đọc đi đọc lại cuốn sách của ông, tôi mới thực sự hiểu ra được phần nào những suy tưởng của ông về sự sống, về nhân sinh rất khác biệt nhưng cũng rất sâu sắc, vừa đơn giản vừa trừu tượng. Từ ngữ rất thân thuộc, gắn liền với thường nhật nhưng toàn bộ triết lý của Jiddu thật không dễ dàng chút nào. Jiddu krishnamurti vốn là một con người rất dũng cảm, đó là cách tôi miêu tả về cuộc đời của Người. Đối với Người, ngôn từ cũng chỉ là ngôn từ, chúng không bao giờ được đặt chung với thực tại, với lòng trắc ẩn của con người - vốn khó tìm và khó nhận thức. Jiddu luôn đi thẳng vào trọng tâm vấn đề rồi phân tích một cách tỉ mỉ mà không hề có cảm giác thúc ép hay đang hạ thấp một ai đó. Có thể khi chúng ta suy tưởng về ông, chúng ta cũng có thể thấy ra con người mình trong đó. Dĩ nhiên là, nó trở thành một nguồn cảm hứng lớn trong suốt thế kỉ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21.
Hơn 60 năm cuộc đời, đó là 60 năm rất ý nghĩa, 60 năm của một cuộc cách mạng mãnh liệt trong ông. Người ta có thể không hiểu ông hoặc không tôn trọng ông nhưng Jiddu vẫn bình thản đón nhận. Ông không hề lúng túng và điều đó khiến ông trở nên vô cùng đặc biệt trong mắt họ hàng quyến thuộc hay những người bạn của ông. Điều thực tế là J vô cùng chân thật ở chỗ là J không bao giờ hoàn toàn phơi bày sự thật, ông chỉ có gói gọn nó dưới phương tiện ngôn ngữ để những người xung quanh ông có thể thấy ra được phần nào. Jiddu muốn người ta đánh thức chính mình, mà sự đánh thức đó không hề thành tiếng. Chính lúc đó, để thâm nhập sâu vào tính tiềm ẩn của vấn đề thì người ta phải trở nên như thế nào chứ không phải là gì đó, là “người khoác lác hay nịnh nọt, hời hợt”. Một tâm hồn thấu hiểu tất cả những điều này là một tâm hồn chân chính đúng nghĩa, một tâm hồn vĩ đại.
J biết chứ. Ông cũng không ngần ngại bày tỏ sự khó khăn trong cách thức đơn giản của vấn đề. Vì lẽ ấy, không ít người đã từ bỏ con đường tu tập của mình, không ít người sống trong hoài nghi và lo lắng, không ngừng thôi thúc ý chí tìm kiếm sao cho thỏa mãn “ảo tưởng” nhất thời và nặng nề. J nói đến bản tính là một thứ tối quan trọng, nó được thúc đẩy hơn bởi tư duy và bối cảnh của chính nó, chính vì sự dính mắc này mà vấn đề sẽ không thể chấm dứt ngay được, họ lại cần có thời gian, có một phương thức để chấm dứt nhưng đồng thời nó lại được tái sinh thành 1 hình thức mới. Jiddu từ bỏ hội Ngôi Sao để đi trên con đường của riêng mình, một con đường của 1 người bình thường..
Không có sự khác biệt về bản chất, Jiddu đã nghĩ như vậy. Jiddu cho rằng xã hội đang thực sự chưa thấu triệt từ trong căn bản, những trò xấu xa của họ đang liên tục bị trở nên cường điệu một cách vô điều kiện. Nói đơn giản, chiến tranh giữa các quốc gia trên thế giới xảy ra thường xuyên, từ đó sự đấu tranh liên tục giữa giàu nghèo, tốt xấu đã đến hồi mất kiểm soát. J khẳng định : Chúng ta chính là nguyên nhân chứ chẳng phải cái gì đó khác. Nếu chúng ta không dám nhìn vào sự thật thì biết đâu mai đây ta sẽ chẳng còn cơ hội để được tự do, được trông thấy hy vọng.
Vậy thì, những lời sau cùng cũng chỉ là một cánh cửa của Jiddu Krishnamurti muốn trao truyền lại cho con người. Trải qua quá nhiều biến cố, bi oan, ông cũng chẳng còn lại gì để mất, để chiến đấu nữa cả. Một vài năm sau, cụ thể là ngày 17 tháng 2 năm 1986, Người đã qua đời. Cuộc chiến đã kết thúc trong tịch lặng, không có lời khóc than hay tán dương nào cả. Lúc này đây, trong giây phút lặng yên đó, sự sống trong Người như thực sự được bắt đầu…