Với tính chất công việc phổ biến trong thời buổi hiện này là ngôi văn phòng, làm việc bàn giấy, máy tính thì việc lựa chọn và chơi cho mình 1 môn thể thao sau mỗi buổi làm việc căng thẳng để cân bằng với 8h làm việc bàn giấy và những buổi ăn trưa, ăn tối với đối tác làm ăn là vô cùng cần thiết. Nó giúp bạn rèn luyện thể lực, tăng sức đề kháng, loại bỏ độc tố trong thức ăn và rượu, bia hàng ngày mà bạn nạp vào cơ thể, ngoài ra nó với các bộ môn có tính đồng đội, bạn có thêm nhiều cơ hội giao lưu, kết bạn và mở rộng mối quan hệ trong cuộc sống.
Chỉ cần một đôi giày, bạn có thể đi bộ, tập chạy hay tập GYM hay erobic (đối với con gái), các bộ môn ko cần sự đầu tư nhiều về thời gian và tài chính cũng mang lại cho bạn những lợi ích thiết thực. Bằng kinh nghiệm của một người chơi 4 năm và với vốn hiểu biết ít ỏi của minh. Hôm nay tôi muốn chia sẽ một số kinh nghiệm về tập luyện và chơi thành thạo môn tennis ở mức độ phong trào, có đủ khả năng tham dự một số giải ao làng tại nơi bạn sinh sống và làm việc.
Bài viết sẽ không đi sâu vào việc hướng dẫn từng kỹ thuật cơ bản, luật chơi cho những người chưa biết gì về tennis mà đối tượng người đọc mình muốn hướng đến là các bạn đã có khoảng thời gian tiếp cận nhất định với bộ môn này từ vài tháng cho đến vài năm và muốn cải thiện kỹ thuật cũng như chiến thuật để tham dự các giải đấu phong trào. Mình sẽ chia sẽ các lưu ý, kinh nghiệm và một số tips mà mình đã trải qua trong quá trình tập luyện và thi đấu tennis

1. Động tác đánh bóng

Phần nhập môn đầu tiên của hầu hết các môn thể thao sẽ là tập động tác. Đối với tennis cũng chỉ có một vài động tác cơ bản cho các tư thế đánh khác nhau gồm (forehand, backhand, serve, volley hay thường gọi là đánh phải, đánh trái, phát bóng, bắt lưới) và mỗi một động tác sẽ lại có những kỹ năng nâng cao khác nhau để gây khó cho đối phương, tăng khả năng ghi điểm trực tiếp.
Đối với các bạn mới tập chơi, thứ tự tập các động tác sẽ là đánh trái - đánh phải -serve – volley. Thời gian tập tùy vào năng khiếu và cường độ tập luyện của bạn, có thể mất vài tháng cho mỗi quả đánh ở mức cơ bản và lâu hơn để thành thạo và nâng cao.
Sai lầm của hầu hết người chơi phong trào là các bạn mới tập chơi đều có tâm lý muốn học một cách nhanh nhất, “ra trường” sớm nhất có thể để vào sân đánh trận luôn. Khi mà thời gian tập chưa đủ lâu để hình thành động tác chuẩn và có cảm giác bóng tốt, việc vào trận sớm sẽ khiên các bạn phải đánh bóng theo bản năng và không đúng động tác khi gặp các đường bóng khó, tạo thói quen đánh bóng xấu và có thể gây chấn thương.
Hình ảnh minh họa 1
Hình ảnh minh họa 1
Một câu nói của Bruce Lee rất chuẩn khi áp dụng trong tập luận thể thao là: "Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành một cú đá 10.000 lần"
Hãy tập luyện tập chăm chỉ từng động tác một, không được đốt cháy giai đoạn. Tip cho các bạn đang ở giai đoạn tập động tác là nên quay lại video động tác những lúc mình luyện tập và so sánh với động tác chuẩn của thầy dạy hoặc VĐV chuyển nghiệp để tự điều chỉnh cải thiện động tác của mình.
Trên video có thể các VĐV chuyên nghiệp sẽ có cách cầm vợt và tư thế đánh có khác nhau đôi chút. Tuy nhiên động tác của họ là cơ bản và khá chuẩn mực. Bạn có thể lựa chọn VĐV bất kỳ (Roger  Federer, Djokovic, Nadal, Del Potro, Murray … ) để học theo. Có một số động tác khó của VĐV mà mình ko nên tập theo trong quá trình tập vì chưa đạt đến trình độ của họ như dùng cổ tay tăng thêm lực cho cú đánh phải tay, mình sẽ đề cập ở mục sau. Còn lại về cơ bản động tác của họ chuẩn như sách giáo khoa bạn nên chọn 1 VĐV mà bạn yêu thích để học theo, vì cái gì thích thì làm luôn dễ hơn mà.
Mới đầu tập động tác, bạn phải để ý tay chân và cách kết hợp các động tác lại với nhau. Lúc này, bạn chưa tập đủ lâu để hình thành trí nhớ cơ bắp (muscle memory) trong não bộ, nên phải để ý rất nhiều thứ. Sau dần cơ chế của trí nhớ cơ bắp sẽ hình thành cho bạn phản xạ tự nhiên, bạn sẽ không còn phải để ý đến động tác chân, tay thế nào nữa. Việc này cũng giống như đánh máy 10 ngón vậy, bạn chỉ có thể tập luyện chăm chỉ để đánh nhanh, chính xác và ko phải nhìn xuống bàn phím.

2. Timing – căn thời điểm tiếp bóng

Timing technique hay còn gọi là kỹ năng căn thời điểm ra vợt đánh bóng tennis, một kỹ năng mà rất nhiều người chơi tennis nghiệp dư gặp vấn đề. Các lỗi mắc phải gồm: Đánh bóng quá sớm khi bóng chưa điểm tiếp xúc tối ưu trước mặt sẽ bị hụt hoặc vào cạp vợt; Đánh bóng quá muộn, mặt vợt tiếp xúc với bóng không ở trước mặt mà ra ngang hoặc phía sau người.
Một nguyên tắc là khi đánh bóng, mặt vợt phải tiếp xúc với quả bóng ở vị trí “tối ưu”, tức là vị trí  trước mặt, cánh tay duỗi thẳng, mặt vợt vuông góc với mặt sân. Như vậy bạn sẽ có thể định hướng đánh bóng tới nhiều vị trí trên sân với cú ra đòn mạnh nhất.
Cách cải thiện: Lùi xa cách vạch baseline khoảng 1,5m-2m để có thời gian nhìn, phán đoán quỹ đạo bóng và ra động tác. Nếu bóng sang sân với tốc độ nhẹ, điểm rơi trên vạch 6,4m bạn có thể để bóng nảy thêm 1 nhịp nữa rồi mới tiếp bóng, không cần chạy lên, cứ giữ khoảng cách với vạch baseline. Nêu bóng sang sân có điểm rơi gần vạch baseline, bạn vẫn có đủ thời gian ngăm bóng và ra vợt.
Nhiều bạn rất hay mắc lỗi ra vợt muộn, để bóng ra ngang hoặc sau người, lâu dần tạo thành thói quen rất khó sửa. Tip ở đây là khi bóng sang phần sân mình, hãy mở vợt ra phía sau luôn đợi bóng đến vị trí tối ưu, như thế bạn chị phải căn thời gian thực hiện động tác đưa vợt vế phía trước để đánh bóng thay vì phải thực hiện cả 2 động tác: đưa vợt lấy đà ra sau và vung vợt ra phía trước (khó hơn đôi chút).
Tiếp bóng trước mặt
Tiếp bóng trước mặt
Sau khi thành thạo, hãy phối hợp thực hiện đầy đủ 2 động tác lấy đà và vung vợt đánh bóng cho liền mạch và căn chính xác thời điểm chạm bóng tại vị trí tối ưu. Thêm nữa, bạn phải sử dụng bộ chân để tạo ra nhịp điệu đồng bộ với nhịp của bóng, tức là khi bóng sang sân và rơi xuống chạm đất, bạn hạ thấp trọng tâm cơ thể và mở vợt, khi bóng chạm đất và nảy lên, bạn nâng trọng tâm cơ thể lên và chuẩn bị vung vợt đánh bóng. Điều này tạo ra sự nhịp nhàng, uyển chuyển trong đánh bóng, toàn bộ cơ thể sẽ dồn năng lượng vào cánh tay để tạo ra cú đánh bóng uy lực nhất có thể.
Nói đến đây, tôi cũng nhận thấy một lỗi mắc cũng phổ biến không kém là các bạn quên sử dụng tay không thuận còn lại khi đánh quả forehand. Tay còn lại vô cùng quan trọng để đánh bóng chính xác và giúp tay kia đỡ mỏi trong quá trình vung vợt. Thứ nhất, tay không thuận còn lại giúp tay thuận đẩy vợt ra phía sau lấy đà, tay không thuận được giảm bớt gánh nặng hoạt động khi chỉ phải thực hiện động tác vung vợt ra phía trước; Thứ hai, tay không thuận sau khi giúp tay thuận đẩy vợt ra sau sẽ giúp thực hiện động tác di chuyển ra phía trước mặt để định hướng để đánh bóng và bắt lấy thân vợt để tránh chấn thương vợt đập vào vai khi kết thúc động tác.
Tay không thuận là vô cùng quan trọng :D
Tay không thuận là vô cùng quan trọng :D
Hãy tập luyện với nhiều đường bóng khác nhau như bóng xoay topspin, bóng bạt, bóng cắt (vị dụ cứ đánh 10 quả xoáy rồi bạn lại chuyển sang 10 quả bat, rồi cắt rồi quay lại xoáy) để quen với các loại bóng.

3. Phán đoán đường đi của bóng - Di chuyển – Chọn vị trí đứng đánh

Sau kỹ thuật timing thì việc phán đoán đường đi của bóng để chọn vị trí đánh cũng quan trọng không kém. Trong lúc tập luyện có thể thầy hướng dẫn sẽ tung bóng cho bạn đánh ở mức độ ổn định về hướng và lực của bóng để bạn có thể tập luyện dễ dàng. Nhưng khi vào trận thì đường bóng đa dạng với tốc độ bóng lăn khác nhau thì việc chạy chỗ, chọn vị trí đánh bóng là tiền đề để có 1 cú trả bóng tốt.
Phán đoán đường đi của bóng: Ngay khi bóng rời vợt đối phương, bạn phải xác định được hướng đi của bóng, độ xoáy, tốc độ bóng. Điều này làm cơ sở để phán đoán được điểm rơi khi bóng chạm mặt sân; quy đạo và tốc độ bóng khi nẩy lên.
Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn vị trí, cách thức đánh bóng phù hợp. Bóng rời vợt đối phương nếu là: bóng topspin thì bóng cồng, khi chạm mặt sân thì nảy cao, xa và xoáy; bóng cắt, quy đạo bóng cắm thẳng xuống sân bóng đi nhanh thì khi chạm mặt sân bóng trượt nhanh; bóng cắt, bóng đi chậm và xoáy thì bọng chạm sân sẽ giật ngược lại; bóng bạt (flat) bóng đi nhanh tương tự như bóng cắt cắm xuống sân.
Để cải thiện khả năng phán đoán bóng, bạn cần luyện tập với nhiều người  với nhiều lối đánh đa dạng, chú ý nhìn tay đối phương và phán đoán quỹ đạo, hướng bóng. Sau đó đưa ra phương án chọn vị trí cho từng đường bóng.
4. Tạo sự đam mê, thích thú với tennis - Chơi bóng - Thư giãn - Thả lỏng
Theo các nhà khoa học thì bạn phải cần 10.000 giờ đề thành thạo 1 kỹ năng nào đó, tính ra phải cần 3,5 năm tập luyện liên tục mỗi ngày 8 tiếng để chơi tennis thành thạo. Tuy nhiên mục địch của chúng ta không phải tập luyện để chơi chuyên nghiệp và cũng chẳng ai có đủ sức khỏe và đủ thời gian 8 tiếng 1 ngày để luyện tập cả. Một người gọi là có năng khiếu mức trung bình sẽ cần 1-2 năm tập luyện và mỗi ngày 2-3 tiếng để hoàn thiện các cú quả và có thể tham dự các dải đấu ao làng. Hãy tạo sự đam mê cho mình bằng cách sắp xếp thời gian luyện tập thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Ban sẽ thấy rõ được sự cải thiện về kỹ thuật chơi, sự dẻo dai và sức khỏe của mình, đó là những thành quả trong tập luyện và tiếp thêm cho bạn niềm thích thú khi chơi tennis.
Trong quá trình di chuyển cũng như đánh bóng, luôn đưa cơ thể mình ở trạng thái uyển chuyển, mềm mại, tư nhiên, không co cứng hoặc gồng lên đánh bóng sẽ mất rất nhiều sức và đôi khi bị phản tác dụng.
Khi đã tập luyện đủ lâu và bạn đã tập được các động tác cơ bản và hình thành phản xạ tự nhiên, lúc này bạn không cần cứng nhắc trong khi chơi tennis nữa, hay chơi bóng theo đúng nghĩa của nó. Vâng, ý tôi ở đây là chơi bóng chứ không phải tập bóng, đánh bóng. Chơi bóng các bạn nên thư giãn, thả lỏng, thoải mái thể hiện cá tính và bản năng tư nhiên của mình.
Trong lúc chơi, nhiều lần bạn sẽ gặp phải các tình huống cần cứu bóng ở các vị trí vô cùng khó và không thể đánh bóng theo đúng động tác vì không đủ chân tay (không có vị trí tốt). Đây là lúc để năng khiếu của bạn được thể hiện, hãy tìm cách cứu bóng bằng bất cứ giá nào, thậm chí là một quả running winner (cú chạy đánh bóng ăn điểm trực tiếp), bạn sẽ được mọi người trong sân vỗ tay thán phục, rất chill đấy. Đã có nhiều tay vợt nội tiếng sáng tạo ra các cách đánh riêng làm nên thương hiệu của họ, khi áp dụng thành vào các tình huống cứu bóng khó gây nức lòng khán giả.
5. Tâm lý thi đấu – kinh nghiệm thi đấu
Để có một tâm lý thi tốt trước các trận đấu độ hoặc đánh giải. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một thể lực tốt nhất bằng cách ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, nghỉ tập 1-3 ngày trước ngày thi đấu để đưa cơ thể vào trạng thái sung mãn và có cảm giác “đói bóng” – cảm giác thèm chơi tennis sau 1 thời gian dài nghỉ.
Thứ 2, bạn cần khởi động kỹ trước khi thi đấu, từ các bài tập khởi động đơn giản đến các bài tập đánh bóng. Kinh nghiệm của tôi là nên ra sân trước giờ thi đấu khoảng 1 tiếng để khởi động.
Thứ 3, bạn hãy thoải mái khi ra sân, luôn tươi cười, hòa đồn, chào, làm quen, nói chuyện với partner của minh, trọng tài và các đối thủ của mình để thu hẹp khoảng cách. Như thế bạn sẽ cảm thấy gần gũi với mọi người và bớt căng thẳng khi thi đấu. Nếu thi đấu đánh đôi, bạn phải chọn partner chơi lâu năm với bạn, 2 người hiểu ý nhau, luôn giao tiếp với nhau trong trận đấu và quan trọng là không chửi partner khi đánh hỏng, vì điều này sẽ gây áp lực lại cho chính bạn cũng như đồng đội nêu bạn mắng họ. Có thể góp ý nhẹ trong trận nhưng luôn phải cổ vũ, động viên đồng đội trong bất kỳ đường bóng nào dù ăn điểm hay fail.
Luôn giao tiếp để có sự phối hợp ăn ý :v
Luôn giao tiếp để có sự phối hợp ăn ý :v
Thứ 4, nếu giải được đánh nhiều nhất 2 trận ở vòng ngoài (thường các giải như thế) thì hãy đánh thoải mái tay nhất có thể ở trận đầu, tuyệt đối không ke, nếu điểm yếu là trái, hay đánh trái hết tay, nếu điểm yếu là smash hay đập thẳng tay không thương tiếc :D, ngoài thì thôi chứ đánh phải hết tay.
“Lấy nhu nhược thắng cương cường” – Đạo Đức Kinh, Lão Tử
Thể lực của các bạn sẽ giảm dần sau mỗi trận thi đấu. Vì vậy, để đi đến chận chung kết và vô địch, các bạn cần phải phân phối sức. Đối với các trận vòng ngoài, đối thủ sẽ nhẹ đô hơn, các bạn tìm cách đánh sử dụng ít sức nhất có thể, chỉ cần Win với tí số 6-3, 6-4 là đủ vào vòng sau, việc áp dụng chiến thuật lấy nhu thắng cương là hiệu quả nhất ở vòng này. Tới các vòng cuối hãy xin nghỉ nhiều nhất có thể nếu cảm thấy mệt, đến phiên bạn giao bóng, hay tỉ mỉ từng quả, nhồi bóng nhiều, hít thở sâu, lấy bình tĩnh, khi nào sẵn sàng mới phát để có quả điểm trực tiếp.
Giao bóng - lên lưới - ez winner
Giao bóng - lên lưới - ez winner
Các tiền bối đã có câu “Đoa mạnh không bằng lưới rách”. Trong đánh đôi thì việc chiếm ưu thế trên lưới sẽ giúp đôi của bạn đánh bóng nhàn hơn, khả năng ăn điểm cao hơn. Sau 1 thời gian tập luyện nhất định, bạn có thể sử dụng các cú quả ở mức ok, hay ưu tiên tập quả phát bóng và lên lưới nhiều hơn nếu mục tiêu quả bạn là thi đấu đôi. Trong trận cứ tự tin lên lưới nếu phát bóng hoặc đánh vào điểm chết gây khó cho đối phương. Họ sẽ phải tìm cách lốp bóng qua hoặc đánh trả bóng mạnh khó, như vậy là khả năng an toàn không cao và bạn hoàn toàn có thể kết thúc đường bóng bằng 1 quả smash hoặc bắt lưới nhẹ nhàng.
 Trên đây là kinh nghiệm của một người đam mê tennis và cũng đang tập tành viết lách, mọng được sự góp ý cả về nội dung và hình thức. Bạn nào có kinh nghiệm muốn chia sẽ thêm có thể để lại comment bên dưới nhé. Thanks!
Link về động tác của Roger Federer các bạn có thể tham khảo dưới
By duddy