''When your partner is not your romantic ideal.'' - By Aaron Ben-Zeév, Ph.D.
Trong tình yêu, chúng ta thường yêu một người không như hình mẫu lý tưởng của mình. Câu hỏi là: Bao nhiêu cái ''không như'' đó để người đó vẫn là một người tình đủ tốt? Nói với bạn tình của bạn : Anh/ Em đủ tốt nghe có vẻ rất xúc phạm. Cái từ ''đủ'' (enough) ám ngụ sự tiết chế, một cái gì đó có thể tha thứ, đây là điều khác xa với sự lãng mạn nồng cháy được khắc hoạ trên các màn ảnh Hollywood. Giống như việc chúng ta nói với nửa kia của mình rằng: ''Anh yêu em dù cho em chỉ là một sự hoả hiệp đối với anh thôi''. Tuy nhiên, chúng ta lại hay cảm thấy như vậy. Việc có một partner ''đủ tốt'' hàm ý rằng chúng ta đã tạo ra sự thoả hiệp đi ngược lại với sự lãng mạn (romance).

Vậy chúng ta có nên đi tìm một partner ''đủ tốt''?

''Đủ'' được định nghĩa là ''đúng với mức cần thiết'' (as much as necessary). Tình yêu lý tưởng, ngược lại là phải có nhiều hơn thế. Trong tình yêu lí tưởng, đủ là chưa đủ, và bạn không thể thấy đủ ở partner của mình - Người ấy càng tốt, bạn càng muốn nhiều hơn thế. Tuy nhiên, một số người không thật sự may mắn để tìm được một partner đủ tốt mà chỉ là ''vừa đủ '', ''gần đủ''. Kết quả là nhiều người kết hôn với người mà không phù hợp với họ một chút nào.
Điều này càng trở nên phức tạp hơn vì đôi khi những người chúng ta cho là không đủ tốt lại trở thành một nửa của chúng ta sau này. Tuổi tác và kinh nghiệm là thứ có thể giúp bản thân chúng ta thích nghi với những gì chúng ta có và hài lòng với. Khổng tử mãi cho tới năm 70 tuổi ông mới nói rằng ông: có thể theo đuổi những gì trái tim khao khát, cho những gì ông muốn mà không đi quá giới hạn của sự đúng đắn.
Một người đã từng kết hôn 30 năm, chồng cô ấy có một lần bảo rằng anh ta đánh giá cuộc hôn nhân giữa hai người ở mức 7 trên 10. Khi mới đầu nghe điều đó, người vợ đã rất thất vọng nhưng 10 năm sau cô ấy cảm thấy hoàn toàn thoả mãn với cuộc hôn nhân của mình.
Nhà kinh tế - tâm lý học Herbert Simon gộp hai từ satify (thoả mãn) và suffice ( đáp ứng đủ) thành satisfice, một từ dùng để biểu thị một giải pháp đủ thay vì tối đa hoá lợi ích. Một giải pháp ''satisficing'' có lẽ sẽ tốt nhất khi ta cân đo đong đếm để tìm đến một sự thay thế. Dưới con mắt của Simon, chúng ta có những lựa chọn tối ưu bằng những cách tiếp cận thực tế mà không phải những lựa chọn mang tính tối đa hoá lợi ích.
Nhà tâm lý học Barry Schwartz phân biệt giữa người có xu hướng tối đa hoá (maximizers ) và người có xu hướng tìm sự vừa đủ (satisficers). Những người tối đa hoá (maximizer) sẽ khăng khăng tìm kiếm những lựa chọn tốt nhất trong khi những người tìm kiếm sự vừa đủ (satisficer) sẽ chọn những lựa chọn làm thoả mãn họ. Áp dụng điều này vào tình yêu, Maximizers sẽ tìm kiếm người tốt nhất trong khi Satisficers sẽ tìm người phù hợp. Và cũng vì thế mà Maximizers thường dành thời gian so sánh những người họ gặp, thường sẽ thấy hối hận sau mỗi lần chọn lựa partner và họ thường thấy không tích cực về lựa chọn hơn Sastificers.
Con người thường tập trung vào những gì người khác có thay vì cái phù hợp và cần thiết với chính họ. Theo nhà triết học của Princeton, Harry Frankfurt : bằng lòng là thái độ với cái gì đó chúng ta có không phải với thứ những người khác có. Một người phụ nữ xinh đẹp hơn, giàu có hơn có thể phù hợp với bạn nhưng nếu phẩm chất và thái độ của cô ấy không phù hợp với bạn, có lẽ bạn nên cân nhắc lại.
Nhà tâm lý học Eli Finkel, Northwestern University chỉ ra rằng không có gì là đáng xấu hổ khi theo đuổi một mối quan hệ đủ tốt. Chúng ta có thể đặt mục tiêu cao nhưng chúng ta cần phải biết hài lòng với những mối quan hệ kém tốt hơn. Vì rằng, sự so sánh kéo dài sẽ là con dao giết chết một mối quan hệ.
Có lẽ rằng, partner của chúng ta không phải là người hoàn hảo nhưng khi chúng ta hài lòng với những gì chúng ta có, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn với một partner chỉ ''good-enough''. Trong tình yêu, chúng ta không thể trông chờ người kia làm cái này làm cái kia, mà những điều đó cũng cần xuất phát từ chính chúng ta nữa.
Có được một mối quan hệ đủ tốt thôi chưa đủ chúng ta càng phải củng cố nó. Điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta phải cố đào cho mối quan hệ mình sâu hơn nữa, những những sự củng cố này sẽ giúp ta gắn kết với nửa kia của mình hơn.

Về cảm nhận của mình

Bản thân mình là kiểu người khá là cạnh tranh, mình muốn cái gì mình sẽ làm bằng được nhưng mình đã không muốn thì không ai ép được cả. Qua bài viết trên thì mình rút ra rằng tình yêu cũng như một công việc mà ta đam mê nó. Có thể nó sẽ không hoàn hảo, không phù hợp. Đôi khi đem lại cho ta áp lực căng thẳng nhưng nó cũng khiến ta hạnh phúc và yêu đời. Chúng ta nhìn ở nhiều khía cạnh được vấn đề thì chúng ta cũng nên học cách để tiếp thu và chấp nhận những khía cạnh đó.
Đến đây thì mình nghĩ mình sẽ viết được nhiều điều lắm nhưng sự thật không phải vậy. Mình thật sự không biết phải nói gì. Có lẽ đó là sự nuông chiều của mình với tình yêu. Mình là một người đặt nhiều tình cảm trong tình yêu và ít khi mình nghĩ mình sẽ đạt được gì khi cho đi cái gì đó. Quan điểm của mình khá đơn giản: Với tình yêu mình có cũng được không có cũng được nhưng yêu sẽ yêu hết mình và dù kết quả có ra sao thì mình cũng đã làm được điều mình muốn.
Bạn bè thường nói mình quá ngây ngô khi yêu. Mà đúng ra, yêu mà không trở nên ngây ngô thì đâu phải là yêu nữa?
Đúng không?
Debbie.
Trên đây là bài dịch tiếp tục bài dịch trước của mình về bài báo You are good enough trên Psychology Today
article link here: