Một năm 2021 nhiều biến động, có quá nhiều thứ thay đổi. Thử làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, lĩnh vực khác nhau từ tài chính, marketing,..., kinh doanh, rồi cả nghỉ hẳn công việc liên quan đến AI để chuyển sang một mảng khác chưa có nhiều kinh nghiệm. Chắc điều tuyết vời nhất là mình biết, mình thực sự thích code, mặc dù đã thử làm Finance, Marketing,... Nhưng chính việc thử sai đó càng củng cố đam mê của mình. 
Có lẽ điều tuyết vời nhất năm 2021 này những cuốn sách mình đã đọc năm vừa rồi. Hmm,... thật khó để có thể chọn hết tất cả, đắn đo thêm vào, bớt đi xem chọn cuốn nào. Nhưng rồi quyết định chọn 7 cuốn mà mình nghĩ mình học được nhiều kiến thức nhất từ chúng.

1. Tiểu sử Steve Jobs

Tiểu sử Steve Jobs - Walter Isaacson
Tiểu sử Steve Jobs - Walter Isaacson
Ngoài những yếu tố như vượt qua khó khăn, những ý tưởng tuyệt vời,… Thì điều mình tâm đắc nhất là hiểu hơn về quá trình hình thành nên Apple Inc, nền tảng để nó trở thành công ty nghìn tỉ đô như bây giờ. Chủ nghĩa hoàn hảo, tinh tế, chỉn chu là một cái gì đó rất rất đáng để học hỏi và cải thiện trong mỗi chúng ta. Ngoài ra, niềm đam mê thực sự với cái mình thích, sự tập trung một cách mãnh liệt với những ý tưởng trong đầu luôn luôn giúp chúng ta vượt qua những lúc khó khăn và tạo nên những thứ điên rồ nhất. Bản thân mình ngày trước viết code lúc nào cũng tự đòi hỏi cho mình sự hoàn hảo, cẩn thận từng chi tiết,… Nhưng rồi nhận ra, mình đòi hỏi sự hoàn hảo không đúng cách, đòi hỏi một cách vô lý, ảo tưởng quá nhiều,… Và rồi, tự mình làm phức tạp mọi vấn đề lên gây rắc rối, tốn thời gian, và kết quả trả thu được gì, hoặc nếu có cũng không thực sự cao. Sự hoàn hảo nó đến từ sự đơn giản nhưng chỉnh chu, cẩn thận và tập trung. Có lẽ đây là điều hơn nhất mình học được, tự thay đổi và hiểu sâu hơn từ Tiểu sử S.Jobs.

2. Idea Man - Người hùng ý tưởng

Idea man - Paul Allen
Idea man - Paul Allen
Cả Bill Gate và Paul Allen đều là những bộ não kiệt xuất của thế giới. Nhưng chắc đa phần chúng ta chỉ biết đến Bill Gates và thường không biết P. Allen là ai. Ngày xưa mình cũng vậy, nhưng sau khi đọc cuốn sách này mọi thứ đã khác. Bill Gates rất thông minh, giỏi toán,… nhưng cái giỏi nhất của Gates là làm kinh doanh. Còn Allen thì khác, một người trầm tính, bình tĩnh và luôn luôn có những ý tưởng tuyệt vời, một thần đồng lập trình đặt ra nền móng cho sự phát triển nên Microsoft như bây giờ. Một người phản ảnh đúng những phẩm chất của dân kỹ thuật. Làm việc vì đam mê, sự yêu thích công nghệ đến tột độ, quên ăn, quên ngủ. Nếu không có Paul Allen thì mình nghĩ Bill Gates sẽ thành công ở dự án kinh doanh khác, chứ không phải Microsoft. Sau khi rời Microsoft vì những lục đục nội bộ với Bill Gates. Allen đầu tư vào nhiều lĩnh lực khác: tên lửa (Stratolaunch Systems dự án cũng nổi tiếng ngang hàng với những SpaceX, Virgin Galactic, Blue Origin,…),  thể thao, bộ não Allen,… Tất cả đều rất thành công.

3. Lược sử loài người

Lược sử loài người - Yuval Noah Harari
Lược sử loài người - Yuval Noah Harari
Một cuốn mang tên là “Lược sử” nhưng là miêu tả rất chi tiết về một quá trình dài chúng ta hình thành và phát triển. Đa phần chúng ta đều đinh ninh rằng giống loài của mình luôn luôn đứng đầu, cai quản các loài động vất khác. Nhưng không, có nhiều thứ không như chúng ta nghĩ,… Có rất nhiều quy luật hình thành và phát triển của xã hội loài người từ cả vài nghìn năm trước, nhưng nó là tiền đề để phát triển xã hội hiện đại. Có nhiều bài học lịch sử giúp ích cho chúng ta ở tương lai.

4. Lược sử tương lai

Lược sử tương lai - Yuval Noah Harari
Lược sử tương lai - Yuval Noah Harari
Khác với Lược sử loài người, ở lược sử tương lai Y.N. Harari đưa ra 3 dự đoán về tương lai: Con người là kết quả của thuật toán của những phản ứng hoá sinh trong cơ thể mà chúng ta không cảm nhận được về nó, Sự bắt tay giữa công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, sự phát triển của AI và Bigdata. Có rất nhiều thứ đáng bàn nếu dự đoán của Y. N. Harari là đúng nhưng hiện tại những Metaverse, AR/VR, AI, Bigdata đang nổi lên thì những dự đoán hoàn toàn có cơ sở, sẽ là một bước tiến đột phá của loài người hay là sự mất kết nối về mặt cảm xúc giữa con người với con người hay là sự “mất đi linh hồn” của chúng ta khi bị công nghệ chi phối,…. Thật đáng sợ nếu xảy ra,…

5. Gã nghiện giày

Gã nghiện giày - Phil Knight
Gã nghiện giày - Phil Knight
Mình chưa từng sở hữu bất kỳ đôi giày Nike chính hãng nào, nên không biết gì về chất lượng sản phẩm của Nike. Cái hay trong cuốn sách này là hiểu được tự duy của một ông tư bản làm business như nào. Gia công ở các thị trường Nhật -> Trung Quốc -> Việt Nam, những chiêu trò kinh doanh,… Nhưng cái hay nhất mình học được từ cuốn sách này là “đòn bẩy tài chính”, cảm xúc khi sử dụng đòn bẩy cao (full margin)  khi bên bờ vực phá sản. Đúng chất tư bản, kinh doanh từ nợ, có quá nhiều ý tưởng xuất hiện trong đầu và áp dụng khi đọc cuốn sách này năm vừa qua.

6. Gia tộc Morgan

Mình tối cổ thực sự, khi mãi đến gần cuối năm mới biết FED không thuộc chính phủ Mỹ. Nên đã pick ngay 2 cuốn “Gia Tộc Morgan” và “Titan Gia tộc Rockefeller”. Cuốn sách dài, nên đọc thỉnh thoảng hơi nản tận hơn 1000 trang nhưng câu chuyên bên trong thực sự rất hay. Những kỷ nguyên thăng trầm của một đế chế tài chính lớn và lâu đời bậc nhất thế giới, sự phát triển của nền tài chính đã đi trước thời đại cả trăm năm. Cũng như hiểu được đằng sau những sự kiện lịch sử, từ chiến tranh, thương mại, chính trị đều là sự mạch thực sự của tiền bạc đứng sau. Những âm mưu, thủ đoạn để thao túng thị trường,…

7. Hit Refresh

Có một quãng thời gian Microsoft giường như bị tụt lại phía sau so với Facebook, Google, Amazon, khi không có nhiều sản phẩm mới đột phá. Nhưng Satya Nadella đã làm thay đổi điều đó. Không phải là những cuốn sách về business, gần như Hit Refresh trải dài hết tất cả các linh vực, từ văn hoá, quản trị, đến những tầm nhìn về tương lai của công nghệ,… Nhưng có lẽ cái mình nhìn thấy hay nhất của cuốn sách này. Đó là sự lãnh đạo của Satya đến từ sự đồng cảm. Không biết có sự trùng hợp nào không nhưng những CEO ở các tập đoàn công nghệ lớn hiện nay ở Mỹ đều gốc Ấn. Họ đều nổi tiếng ở sự đồng cảm (EMPATHY) trong phong cách lãnh đạo hay không ? nhưng mình nghĩ là có.  Satya Nadella đã dùng sự đồng cảm để tạo ra một cách mạng về văn hoá cho Microsoft. Insight rất hay của cuốn sách này, ngoài những yếu tố về năng lực thì sự đồng cảm có lẽ là yếu tố có ý nghĩ quyết định rất lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó hình thành nên nhân cách và cả sự thành công trong sự nghiệp của mỗi chúng ta nữa. 
Thank you ! Happy new year ! 2022 is coming.