" Bác ơi! Dậy đi"
Người tài xế lay người đàn ông dậy. Ông choàng tỉnh dậy với đôi mắt lờ đờ như thiếu ngủ. Trên xe chỉ còn mỗi ông nhìn ngơ ngác, ông hỏi:
" Đã đến trạm cuối rồi cơ à"
" Còn mỗi mình bác thôi đấy".
" Tôi xuống ngay đây, cảm ơn bác tài nhé!"
" Vâng, bác về cẩn thận "
Cả hai chào nhau bằng một nụ cười cuối ngày, ông bước xuống, phía trước, cả một góc phố thinh lặng, sau lưng, bác tài vẫn loay hoay lau dọn chỉnh chu lại con xe kềnh càng to của mình. Ông ngoái đầu, vẫy tay tạm biệt, dù cho bác tài vẫn chẳng để ý đến đâu vì còn tập trung vào công việc của mình. Bác rảo bước trong đêm.
Bến xe khuya vắng hoe đến hiu hắt. Cây đèn đường cong mình đổ ánh đèn đường một vẻ trầm mặc, thoạt trông ấm áp nhưng thấm đẫm nỗi cô đơn lạ lùng. Toàn xe là những xe khách trông cũng phần nào đã cũ kĩ tồi tàn. Vài chiếc còn ấm và mùi máy thì khét lẹt xộc thẳng lên mũi. Thế mà lại ấm hơn cơ đấy, vì trời trở gió thì cũng lạnh mà. Tiếng sỏi đá loạt xoạt dưới gót chân, bác nhìn trời thấp xuống bởi những đám mây, từ đấy những tiếng thở dài đều đặn dội lại...
Đóm lửa nhỏ im ắng trong đêm, khua theo từng nhịp tay người bộ hành. Đường chính tuy trông đã sáng hơn nhiều, nhưng người ngoài đường thì lại chẳng có mấy. Chốc chốc lại có một vài chiếc xe xiêu vẹo chạy qua, mặt đỏ dừ phả nên là những hơi men nồng. Ông ngó trông, bần thần như chẳng lưu tâm gì đến, đến có khi trông vậy lại còn vui vui đôi mắt. Khói thuốc phả đều, tàn thuốc vỡ tan. Bác trầm ngâm những điều chất đầy đôi mắt kèm nhèm.
Còn đang mải mốt với đống suy nghĩ ngổn ngang, chợt điện thoại reo inh ỏi reo lên làm bác luống cuống. Đầu dây bên kia lanh lảnh vang lên một giọng nói trầm ấm quen thuộc
" Ông đâu rồi, sao còn chưa về nữa, lại chè chén đâu đúng không?'
" Hôm nay tôi tăng ca cơ mà, tôi có viết tờ chú trên bàn cơ mà"
Bà chưng hửng một hồi, rồi chợt nhận ra tờ giấy bà còn càm ràm lúc sáng chuyện ông hay vứt đồ bừa phứa, vội nói chữa:
" Chữ ông xấu thế, ai mà đọc ra cho được", rồi bà quở yêu ông.
" Thế ông nhanh chân lên, còn về ăn với tôi nữa chứ"
" Đã bảo là ăn trước đi mà, sao có tuổi rồi còn bướng thế"
"A cái con người này, ông bảo ai bướng, về đây biết tay tôi"
Ông phì cười,- " ừ thì biết tay"- rồi mải mốt bước về...
Trong con hẻm vắng, biết bao mối suy nghĩ dấy lên suy nghĩ người công nhân cũng đã sắp đến tuổi hưu trí. Mướt đẫm mồ hôi, vã ra ướt cả tấm áo dày, tuy thế mắt ông lóe lên một tia sáng trong veo. Vậy nguyên cớ nào cho người đàn ông đấy phải lao lực đến thế. Thực ra chuyện cũng chẳng đến mức to tát như vậy...
Năm mươi tư tuổi, mụn con đầu cũng đến tuổi thành gia lập thất. Nó là đứa con gái lớn trong nhà, cũng là đứa mà ông thương yêu nhất. Ông bà ta hay bảo rồi, " Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng". Nói thế không có nghĩa là ông chẳng thương yêu thằng thứ và con út, mà con cả nó trông thương lắm. Có ai bảo nó phải nai lưng ra mà học, mà làm, mà noi gương cho em, thế mà con bé ấy quán xuyến đủ điều, làm lụng đủ kiểu, thế mà vẫn học hành chăm chỉ, trông thấy ai chẳng mủi lòng, huống hồ là kẻ làm cha. Thấm thoắt thời gian trôi nhanh, cũng đã vài năm kể từ cái ngày nó dẫn thằng người yêu ra mắt gia đình, thì cũng chín muồi mà đến lúc kết đôi uyên. Thật chẳng giống ai, mà con bé chẳng đòi hỏi một thứ gì, mà lòng cha mẹ như thế sao cho yên bề. Con mình rứt ruột đẻ đau, nết na cam chịu như thế thì có đến ắt mà khổ thôi con ơi. Hai vợ chồng chẳng ai nói gì, cũng chẳng cho con hay biết tâm can, nhưng mà đã liệu tính trong đầu hết cả thảy rồi. Bà thì ra sức chắt chiu, ông thì cố công làm lụng, cũng để chút ít gọi là của hồi môn cho con gái. Nhìn cả hai lạnh lùng thế thôi, nhưng lòng ấm áp tựa đóm lửa đêm đông vậy, cũng là lo lắng cho con mình cả...
Năm mươi tư tuổi, mụn con đầu cũng đến tuổi thành gia lập thất. Nó là đứa con gái lớn trong nhà, cũng là đứa mà ông thương yêu nhất. Ông bà ta hay bảo rồi, " Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng". Nói thế không có nghĩa là ông chẳng thương yêu thằng thứ và con út, mà con cả nó trông thương lắm. Có ai bảo nó phải nai lưng ra mà học, mà làm, mà noi gương cho em, thế mà con bé ấy quán xuyến đủ điều, làm lụng đủ kiểu, thế mà vẫn học hành chăm chỉ, trông thấy ai chẳng mủi lòng, huống hồ là kẻ làm cha. Thấm thoắt thời gian trôi nhanh, cũng đã vài năm kể từ cái ngày nó dẫn thằng người yêu ra mắt gia đình, thì cũng chín muồi mà đến lúc kết đôi uyên. Thật chẳng giống ai, mà con bé chẳng đòi hỏi một thứ gì, mà lòng cha mẹ như thế sao cho yên bề. Con mình rứt ruột đẻ đau, nết na cam chịu như thế thì có đến ắt mà khổ thôi con ơi. Hai vợ chồng chẳng ai nói gì, cũng chẳng cho con hay biết tâm can, nhưng mà đã liệu tính trong đầu hết cả thảy rồi. Bà thì ra sức chắt chiu, ông thì cố công làm lụng, cũng để chút ít gọi là của hồi môn cho con gái. Nhìn cả hai lạnh lùng thế thôi, nhưng lòng ấm áp tựa đóm lửa đêm đông vậy, cũng là lo lắng cho con mình cả...
Quán nhậu khuya đầu hẻm về nhà còn sáng đèn. Nhác trông thấy ông bảy đầu xóm đương chén chú chén anh, ông kinh hoảng lẩn lút đi ngay. Ông liên tục thầm nhắc mình, rằng vợ con hãy còn đợi ở nhà. Mà như một thử thách ông không tránh khỏi, cũng đợi ông phải sa vào. Ông Bảy vừa thấy bóng ông, đã chạy theo gọi với, đã chối từ lắm lần, nhưng ông không sao thoát được . Thế là đường về nhà lại kéo dài thêm đôi tiếng nữa...
Về đến nhà đã tận giữa khuya, đôi chân ông cũng liểng xiểng đi nhiều. Gọi là chỉ vài chén lấy lệ mời bạn nhậu lâu ngày chưa gặp, cũng vì cơn mệt nhừ cộng hưởng nên say cũng xoay trời cắm đất. Đèn nhà đã tắt, ông cũng phần nào yên lòng. Rón rén mở cổng, con mực biết ý cũng chỉ vẫy đuôi mừng rỡ chứ chẳng dám sủa to. Ông đã thuận lời vào trong nhà....
Sững mình một hồi lâu, hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má sạm đen vì máy nóng. Những giọt nước mắt ấy như dòng suối trong veo, lắng đi những cặn bẩn trong đôi mắt ông lim dim pha vẻ đờ đẫn. Mắt ông trong veo như tấm gương bạc, trong đối mắt ấy là dáng dấp của một người phụ nữ đã ngủ gục trên bàn ăn tự bao giờ. Ông rón rén lại gần, chăm chú nhìn bà mà sụt sùi mãi. Ông đưa tay vén tóc bà, tuy lưng đã giòn lắm rồi, nhưng cũng ráng sức ôm bà đưa vào buồng nằm, như những ngày còn trẻ. Một thuở xưa sóng sánh cùng với lòng yêu vô bờ bến, bà ôm chặt lấy đôi tay ông mà lơ mơ tỉnh giấc
" Ông về rồi đấy à, trời ạ, người toàn mùi rượu"
Bà véo ông, nằng nặc đòi ông thả xuống, nhưng ông ôm bà khư khư...
Bà chăm chú, trông rõ đôi mắt kia trong. Đưa tay vuốt trán, bà cũng xót xa vì tóc ông phần nhiều đã bạc. Bà trêu" Gìa đầu rồi còn khóc nữa chứ, bọn trẻ thấy lại cười cho"
Mặt nghiêm lại, châu hai đôi lông mày, nhưng nhìn phúc hậu lạ: " Thì đã sao, nãy con bọ bay vào mắt tôi dụi ấy"
Bà cười, thôi ra ăn cơm. -"Tôi đang cồn cào đây này"
Ông thẫn người, nhiếc yêu bà vài câu, rồi vội quay đầu khóc thút thít ...
Trong ánh đèn dầu lạc, một bữa cơm bình dị như thế cứ thong thả trong đêm. Tiếng mớ của thằng cu út chốc chốc lại nấc lên trong gian phòng cuối. Ngoài cửa, gió lớn rơi trước thêm nhà, rỉ rả những hạt mưa đêm êm đềm tuôn....
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất