Chiến tranh thương mại và giờ đây là đại dịch trên toàn thế giới đã khiến các công ty Mỹ đa dạng hóa hơn và đặt ra câu hỏi: Liệu họ có quá phụ thuộc vào Trung Quốc?


Câu chuyện đã thay đổi kể từ tháng 2/2020.
Những rủi ro phát sinh từ Trung Quốc đến chuỗi cung ứng đã không còn chỉ xoay quanh chiến tranh thương mại hay thuế quan như cách đây hai năm.
Hơn thế, sự bùng nổ đại dịch Covid-19 đã bao trùm một bóng đen lên cả chuỗi cung ứng toàn cầu. Dịch bệnh này bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng cả trong và ra ngoài biên giới của quốc gia này. Hàng nghìn người nhiễm bệnh, nhân viên làm việc tại nhà và cách ly y tế. Sản xuất đình trệ tại Trung Quốc khiến người mua đổ xô đi tìm những nhà cung cấp khác để đảm bảo nguồn cung sản phẩm.
Đại dịch toàn thế giới này chỉ ra một vấn đề với chuỗi cung ứng khi mà các doanh nghiệp tiến tới toàn cầu hóa và tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ.

“Chúng ta quá phụ thuộc vào một mình Trung Quốc”

CEO of Maine Pointe, Chuyên gia tư vấn chuỗi cung ứng toàn cầu và vận hành.
Quan điểm đã xuất hiện nhiều năm trước khi có đại dịch COVID-19 và bắt đầu thu hút sự chú ý khi Mỹ áp thuế 300 tỉ đô la lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại đã thúc đẩy các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, nhành công nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng đã có nền tảng phát triển vững chắc ở đây, gây ra nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp rời đi khi có rủi ro xuất hiện như các biện pháp về thuế quan hay bùng phát dịch bệnh.
Cú sốc lên chuỗi cung ứng toàn cầu gây ra do đại dịch COVID-19 lớn hơn rất nhiều so với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, để hiểu được ảnh hưởng của sự bùng phát virus đối với chuỗi cung ứng toàn cầu thì không thể xem xét riêng rẽ với chiến tranh thương mại. Thuế quan áp đặt lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc vẫn đang có hiệu lực (tính đến hôm nay) đã khiến cho các nhà nhập khẩu phải trả giá đắt hơn cho nguồn cung thiết bị y tế cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh.


Đây là biểu đồ hàng nhập khẩu vào Mỹ từ 4 quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Mexico và Ấn Độ. 
Dù lượng hàng nhập từ Việt nam tăng, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất

Cuộc chiến thuế quan này đã đặt nền móng cho việc đánh giá những rủi ro bắt nguồn từ “công xưởng của Thế giới” - Trung Quốc. Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã tạo ra một biến động lớn trong thời gian ngắn đồng thời dấy lên nhận thức về những hành động cần thiết để giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp nhận biết được rủi ro tại Trung Quốc trước khi dịch bệnh xuất hiện và đã có những hành động nhằm đa dạng hóa nhà cung cấp chắc chắn đang ở vị thế tốt hơn để khắc phục những khó khăn đang diễn ra.
Trước đây: Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung: Đa dạng chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.
Các nhà nhập khẩu Mỹ và các hiệp hội đã lo sợ rủi ro mà nguồn cung từ Trung Quốc có thể có lên chuỗi cung ứng của họ, từ vi phạm nhân quyền đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ- một trong những căn cứ đằng sau việc Mỹ áp thuế quan đối với Trung Quốc theo Mục 301 và là nền tảng của hiệp định thương mại giai đoạn một giữa hai quốc gia.
** Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (còn được gọi tắt là Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung) khởi đầu vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.
Tiền lương tăng khi sản xuất bắt đầu thịnh vượng ở Trung Quốc, phủ nhận các lợi ích của nguồn cung giá rẻ đối với các nhà nhập khẩu. Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng sẽ luôn xảy ra. Hàng tỉ đô la thuế nhập khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ khiến nó xảy ra nhanh hơn.
Tiền lương trung bình ngành sản xuất tăng đều tại Trung Quốc

RF IDeas- một nhà sản xuất đầu đọc thẻ nhà máy sản xuất tại Trung Quốc: 10% thuế nhập khẩu với trị giá 250 tỉ đô la được áp lên Trung đã khiến đội mua hàng lo lắng. Nhưng nó chưa đủ khẩn cấp để bắt tay hành động khi một số nhà cung cấp tính thuế vào lợi nhuận biên của họ. “Khi mức thuế tăng lên 25%, chúng tôi quyết định mình phải làm gì đó. Đó là khi chúng tôi thực sự bắt đầu nhìn lại xem mình có thể tìm được gì”. Tuy nhiên, RF IDeas đã không rời Trung Quốc và cũng không định làm vậy trong tương lai do có nhiều giai đoạn tốn ít chi phí hơn khi thực hiện ở Trung Quốc, thậm chí khi bị áp thuế. Dù vậy, công ty đã tìm kiếm thêm những nhà cung cấp khác từ Mexico, Việt Nam, Đài Loan để tránh thuế lên một số linh kiện và giảm thiểu chi phí. Và họ không chỉ mình họ có chiến lược như vậy. Williams- Sonoma cũng đã lên kế hoạch giảm một nửa sản xuất từ phí Trung Quốc vào mùa hè năm 2019. Hơn 80% thương hiệu thời trang của hiệp hội thời trang Hoa Kỳ, theo một báo cáo vào tháng 7 năm 2019, nói rằng họ đã giảm sản xuất tại Trung Quốc.

“Đông Nam Á đã và đang nổi lên là một trung tâm sản xuất mới”

Theo một báo cáo từ công ty tư vấn BCG vào tháng 2


Mexico cũng nổi lên trong cuộc chiến tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế, đặc biệt kể từ sau hiệp định Hoa Kì- Mexico- Canada và 3 quốc gia này tiếp tục thương mại trao đổi hàng hóa qua biên giới. Các nhà sản xuất đến từ Mexico cũng mang lại lợi thế đáng kể với các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi có thời gian sản xuất và giao hàng ngắn hơn, thay vì tại Trung Quốc, sản xuất mất 4-6 tuần, và thêm 6 tuần để vận chuyển bằng đường biển. Với khoảng cách địa lý tương đối lớn với Trung Quốc, quyền kiểm soát cũng hạn chế hơn.
Theo một báo cáo của A Foley & Larder khảo sát 160 giám đốc điều hành tại Hoa Kỳ, theo đó 2/3 đã rời đi, lên kế hoạch để rời đi hoặc đang xem xét rời việc sản xuất của họ đến Mexico trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu này. Khảo sát đươc tiến hành vào tháng 12 năm 2019, ngay trước khi COVID-19 bùng phát và trước khi sự đứt gãy chuỗi cung ứng trở nên rõ ràng.
Ngay cả khi các nhà nhập khẩu tìm thêm những nhà cung cấp cấp 1 khác ngoài Trung Quốc, chính những nhà cung cấp này cũng phụ thuộc phần nào vào nguồn nguyên liệu thô và nguyên liệu đã sơ chế đến từ Trung Quốc. Điển hình như Việt Nam nhập khẩu đến 60% nguyên thiệu lô từ Trung Quốc cho ngành may mặc.
Hiện tại: Đại dịch COVID-19
Chiến tranh thương mại đặt nền tảng để khắc phục đại dịch.
Các nhà điều hành nhận thức được đại dịch toàn cầu mang tính tàn phá và làm gián đoạn nhưng mặt khác tự tin về khả năng  khắc phục những khó khăn với một chuỗi cung ứng đa dạng của họ. 
Tuy nhiên, các giám đốc điều hành và các chuyên gia nhấn mạnh rằng coronavirus mới và tình trạng ngưng trệ gần như toàn cầu là một tình huống hoàn mang tính tàn phá cao, ở một mức độ mà không một doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị hay nhìn thấy trước.
Chuỗi cung ứng về y tế phải đối mặt với căng thẳng gấp đôi
Giống như nhiều ngành công nghiệp khác, chuỗi cung ứng thiết bị y tế và dược phẩm phụ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm đã hoàn thành, thành phẩm và nguyên liệu thô đầu vào từ Trung Quốc.  Tổng trị giá hiết bị y tế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ là 5.2 tỉ đô vào năm 2019, và 80% nguyên liệu dược phẩm hiện nay được sản xuất ở nước ngoài, chủ yếu ở Trung Quốc và Ấn Độ. 
Thêm vào đó, nhập khẩu một vài sản phẩm y tế từ Trung Quốc chịu mức thuế lên đến 25%. Hoa Kỳ đã miễn thuế tạm thời đến ngày 1/9/2020 cho một số vật tư y tế được nhập từ Trung Quốc nhưng chỉ bao gồm những vật phẩm cực kì cần thiết. Chính quyền Tổng thống Trump đã thể hiện sự không sẵn sàng từ bỏ việc áp thuế lên Trung Quốc, bất chấp những lời yêu cầu giúp đỡ từ các nhóm ngành để giúp các doanh nghiệp Mỹ sống sót trong tình trạng suy thoái kinh tế do đại dịch.

Mỹ vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc, chỉ là thông qua các quốc gia khác.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngay lập tức về vật tư y tế, các nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết họ sẽ trang bị lại dây chuyền sản xuất để chế tạo máy thở ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên sản xuất tất cả các thiết bị y tế tại Hoa Kỳ không phải là giải pháp, sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh có thể khiến các nhà máy Hoa Kỳ đóng cửa nếu công nhân của họ bị nhiễm bệnh. Nhập khẩu thiết bị y tế từ nhiều nguồn khác trên toàn thế giới sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn.
Chuỗi cung ứng sẽ khởi động mạnh mẽ trong thời gian tới
Các nhà bán lẻ và nhà sản xuất rơi vào một trong hai nhóm. Hoặc các sản phẩm của họ có nhu cầu rất cao, tạo ra hiệu ứng cánh bướm (bullwhip effect) ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng và gây áp lực cho các nhà cung cấp để giữ cho dây chuyền sản xuất hoạt động trơn tru. Hoặc nhu cầu bị ảnh hưởng do khoảng cách địa lý và nỗi lo sợ suy thoái kinh tế làm giảm tiêu dùng. Điển hình như ngành may mặc rơi vào tình huống thứ hai, và bước đầu tiên chính là giảm lượng tồn kho trong thời gian tới qua kênh các nhà phân phối. Ngành may mặc sẽ phải lên kế hoạch cho lượng tồn kho đang luân chuyển cũng như làm thế nào để lưu trữ hoặc tái sử dụng vật liệu dư thừa. Đa số các nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu đối mặt với tình huống nhu cầu tăng cao đã có đủ lượng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quý 1. Quý 2 mới là thời điểm họ thực sự gặp khó khăn.
Tương lai: Hơn cả chiến tranh thương mại và đại dịch- Một chiến lược xây dựng từ những rủi ro.
Không ai có thể biết chắc chắn khi nào COVID-19 và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kết thúc. Tuy nhiên chuỗi cung ứng đã bắt đầu lên kế hoạch trước và tìm cách để giảm thiểu sự gián đoạn trong hiện tại và tương lai.
---
PS: Các quốc gia hầu hết đang ở ngưỡng phát triển cao: tiêu dùng cao, lệ thuộc nhau cao… phải ngừng lại bất thình lình đã phần nào gây ra tâm lý hoảng loạn. Các nước chắn chắn phải thoát ra nhanh để trở về quỹ đạo ổn định và tăng trưởng, càng nhanh càng tốt… để duy trì momentum của các nền kinh tế.  Đại dịch đã gây những ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng về mặt con người, tinh thần, tài sản,... nhưng giống như hình ảnh chiếc lò xo bị nén chặt, sẽ bật mạnh hơn sau khi buông ra.
Một điều mình chắc chắn là mọi thứ sẽ không trở về như xưa mà sẽ vận hành với quy trình khác, nhu cầu khác, business way khác và với bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy cũng sẽ hình thành nhiều mô hình khác.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mình đã có lược bỏ một số ý theo quan điểm cá nhân. Cảm ơn mọi người đã đọc và mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn. 
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh trong tình hình dịch bệnh này <3