Mọi người không còn thích cậu ấy nữa…
Hôm bữa một vài bài viết của Mann Up xuất hiện lại trên tường mình. Đọc vài dòng đầu tiên nhận ra giọng văn có chiều sâu của Lu, mình...
Hôm bữa một vài bài viết của Mann Up xuất hiện lại trên tường mình. Đọc vài dòng đầu tiên nhận ra giọng văn có chiều sâu của Lu, mình lại nhớ về thời vài năm trước khi những dòng viết này nhận được vài chục ngàn like và comment trên cùng một trang Tạp chí có vỏn vẹn 400 ngàn người theo dõi.
Mann Up giờ vẫn còn lại một số cây viết chất lượng, nhưng lội comment section thì không còn nhiều những người chia sẻ những câu nói có cùng tầm nhìn như vậy nữa. Tôi nhớ thời còn hiếm nơi sản sinh ra những cộng đồng nơi người ta nói chuyện với nhau chỉ vì muốn trao đổi kiến thức và quan điểm. Giờ không những hiếm mà dường như chẳng còn, vì mọi người không còn thích điều ấy nữa.
Có một câu bạn từng xây một cộng đồng chia sẻ kiến thức đàn ông với chục ngàn fans ruột. Sau đó họ ném đá cậu và bỏ rơi ngay khi tìm thấy một vài trào lưu mới để giải trí tức thì. Giờ trang cậu bạn xây hồi ấy lại nổi tiếng, nhưng theo một cách khác, đầy giải trí và hời hợt. Tôi nhận ra khán giả không để ý đến sự khác biệt về giá trị giữa các nội dung họ tiếp nhận. Họ chỉ đơn giản là không thích cậu ấy nữa.
Có một Insight rất kỳ cục ở sâu trong con người Việt Nam mình, đó là không chấp nhận việc người khác có những thành tựu xuất sắc hơn mình. Tôi đã trải qua không ít những buổi trò chuyện mà người ta tập trung nói về cái xấu của những người giỏi. Tôi tự hỏi “Sao mình bị thiếu những văn hoá khen nhau vậy nhỉ?”.
Tôi nhận ra lời khen ở Việt Nam thường được hiểu theo nhiều nghĩa. Văn hoá nói vòng vo, nói khéo lúc đầu tưởng hay, về sau lại chính là rào cản cho những nguồn cảm hứng và sự tin tưởng dài lâu. Người ta không khen nhau, lúc khen nhau người ta không tin nhau. Dần dần người ta không còn thích nhau nữa.
Xem một Video của Wowy chia sẻ về ekip phim RÒM cách đây vài hôm, tôi lại nhớ ra là WOWY đã từng được tôn vinh đến thế nào. Cái tên Lão Đại không phải tự nhiên được người ta nhắc tới. Từ âm nhạc, quan điểm sống tới những phát ngôn, anh thể hiện mình là một người có tầm trong Việt Rap khi muốn tạo cho cộng đồng này một hướng đi.
Trong vài năm gần đây, anh dường như không còn là anh, bởi thế mọi người không còn thích anh ấy nữa.
Những thứ mới mẻ chúng ta làm ra để thay đổi điều gì đó lớn lao, luôn đi kèm với những sai sót vấp ngã. Chẳng có ai là đúng ngay từ ban đầu. Sao không thử bắt đầu bằng tán dương kèm để lại một lá phiếu góp ý về sai sót. Hoặc từ đầu đừng nói gì cả. Xỉ vả không làm chúng ta khá hơn. Tôi hay cả bạn.
Bạn nhớ những cậu bé chăn bò ném đá vào toa hành khách trên chuyến tàu Bắc Nam không? Tụi nó chỉ làm việc đó vì thấy thoả mãn được cảm xúc mình.
Hãy nghe một trích đoạn chia sẻ của Wowy về cánh khán giả Hàn Quốc tại LHP Busan để hiểu hơn về góc nhìn này:
“Ở đây, Khán giả họ không quan tâm phê phán đến những điều tiêu tiết, họ chỉ quan tâm tới những goc nhìn về nghệ thuật và kỹ thuật chuyên môn để bản thân họ có thể học hỏi và phát triển theo hướng cá nhân của họ”.
Tôi nghĩ chúng ta cần một bản tuyên ngôn mới, đề mục tiêu của chúng ta không chỉ còn là những sự tự do, độc lập, hay con dân của mình chỉ có những cơm ăn, áo mặc, được học hành. Chúng ta cần một hệ tư tưởng để thoát khỏi những lối cụt lòng vòng khi cứ người xây lại có người đợi để phá.
Nếu ai đó đủ sức tạo nên một hệ tư tưởng ấy, tôi xin góp một quan điểm, đó là hãy bảo mọi người học cách thích nhau hơn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất