Mỗi ngày yêu thêm chút thôi - Ngày 4: Kể chuyện Kí ức Hội An - Chè cô Hiệp
Hội An có nhiều thức ăn chơi. Với một đứa tràn ngập tâm hồn ăn uống như mình thì đây là lĩnh vực mình thích thú khám phá nhất khi đến...
Hội An có nhiều thức ăn chơi. Với một đứa tràn ngập tâm hồn ăn uống như mình thì đây là lĩnh vực mình thích thú khám phá nhất khi đến một vùng đất mới. :)) Hôm nay, mình sẽ kể cho các bạn nghe về quán chè cô Hiệp.
Mình tình cờ đi ngang quán chè cô Hiệp vào một buổi chiều trong lúc đang trên đường tìm món ăn tối. Đó là một quán chè nằm gần góc đường Lê Lợi giao với Phan Châu Trinh. Ấn tượng đầu tiên là quán rất đông khách, ngồi chật kín quanh một chiếc bàn nhỏ. Trên bàn bày đầy đủ các loại chè xanh xanh vàng vàng. Tuy nhiên bọn mình không ghé quán ngay hôm đó do ăn tối xong thì bị lạc đường nên về nhà luôn. Vài ngày sau, như đã sắp xếp trong lịch trình của hai cô nàng vốn chẳng bao giờ làm theo kế hoạch, bọn mình chừa bụng để quay lại quán chè. Hội An có rất nhiều nơi bán chè, nhưng nếu chưa đi quán cô Hiệp thì bạn đã bỏ lỡ một phần vô cùng thú vị khi đến chơi phố cổ này rồi đấy.
Bất ngờ đầu tiên khi bọn mình đến quán: tất cả các món chè chỉ có giá 10 ngàn thôi, trừ chè hạt sen và chè trái cây là 20 ngàn. Đây là mức giá rẻ nhất trong tất cả những chỗ bán chè. Bọn mình lướt qua thực đơn với nào tào phớ, chè hạt sen, chè thập cẩm, chè đậu xanh, chè bột lọc, chè trái cây,… rồi gọi một bát tào phớ và một ly chè bắp. Ngoài lề xíu, tào phớ và tàu hủ đều được nấu từ đậu nành, ăn chung với nước cốt dừa, nước đường và một ít bánh lọc. Sự khác nhau duy nhất giữa tụi nó ở đây: tào phớ là tàu hũ cho thêm đá, còn tàu hũ là phiên bản trước của tào phớ. Chè cô Hiệp nêm nếm rất vừa: vừa đủ ngọt, vừa đủ béo, vừa thơm. Nếu bạn là người hảo ngọt, bạn có thể kêu cô lấy ít đá thôi. Bên cạnh đó, nếu thích béo nhiều, bạn cũng có thể xin thêm nước cốt dừa. Như vậy người ta gọi là gì biết không? Ăn khôn! Haha!
Bất ngờ thứ hai: cô Hiệp là một người đàn ông! Ông ấy lớn tuổi, tóc muối nhiều hơn tiêu. Ông mặc một chiếc quần cộc tối màu và một chiếc áo thun trắng mỏng rất biết cách tôn dáng, làm nổi bật nguyên cái bụng to như trống. Mình ngại ngùng bắt chuyện sau khi đã cầm trên tay ly chè:
– Chú ơi, chú có phải chồng cô Hiệp không? Vì con thấy để bảng là cô Hiệp, mà con thấy người bán lại là chú…
Người đàn ông bình tĩnh trả lời:
– Hông phải chồng. Bồ.
– Hở???
Người Quảng có cách phát âm khác với âm chuẩn tiếng Việt. Ví dụ, âm -ao sẽ đọc thành -ô. Nếu đi mua sắm, bạn sẽ không được chứa đồ bằng cái “bao” mà phải lấy “bô” đựng. Như nguyên tắc đó thì “bồ” tương đương với “bào”. Mà “bào” là mối quan hệ gì nhỉ???
Mình hỏi lại chú. Chú chau cặp lông mày như thể mình là người ngoài hành tinh hay sao mà không hiểu, rồi cố phát âm rõ từng tiếng:
– B-ô-ồ! BỒ á!
Mình và Thỏ cùng vỡ lẽ. Ra là bồ Quảng Nam của chú không khác gì bồ Sài Gòn của tụi mình.
– Thế cô là bồ của chú được bao lâu rồi?
Chú trịnh trọng giơ lên một bàn tay năm ngón xinh xinh giấu đi hai ngón còn ba, thay cho câu trả lời.
– Wow! Chú quen cô “boa” chục năm rồi hả?
– Khồng! Làm gì! “Boa” đứa!
– Wow! Cặp bồ mà có tới “boa” đứa là cũng ghê chứ chẳng đùa!
Hôm sau, bọn mình lại ghé quán và được gặp cô Hiệp phiên bản gốc, bèn tiếp tục câu chuyện:
– Cô ơi, chú nói cô là bồ của chú mấy chục năm nay rồi. Vậy chú là gì của cô nhỉ?
– Người giúp việc. – Cô trả lời tỉnh rụi.
– Người giúp việc mà cho ngủ chung giường là may rồi. – Chú ngay lập tức trả treo.
– Chú ơi, chú có phải chồng cô Hiệp không? Vì con thấy để bảng là cô Hiệp, mà con thấy người bán lại là chú…
Người đàn ông bình tĩnh trả lời:
– Hông phải chồng. Bồ.
– Hở???
Người Quảng có cách phát âm khác với âm chuẩn tiếng Việt. Ví dụ, âm -ao sẽ đọc thành -ô. Nếu đi mua sắm, bạn sẽ không được chứa đồ bằng cái “bao” mà phải lấy “bô” đựng. Như nguyên tắc đó thì “bồ” tương đương với “bào”. Mà “bào” là mối quan hệ gì nhỉ???
Mình hỏi lại chú. Chú chau cặp lông mày như thể mình là người ngoài hành tinh hay sao mà không hiểu, rồi cố phát âm rõ từng tiếng:
– B-ô-ồ! BỒ á!
Mình và Thỏ cùng vỡ lẽ. Ra là bồ Quảng Nam của chú không khác gì bồ Sài Gòn của tụi mình.
– Thế cô là bồ của chú được bao lâu rồi?
Chú trịnh trọng giơ lên một bàn tay năm ngón xinh xinh giấu đi hai ngón còn ba, thay cho câu trả lời.
– Wow! Chú quen cô “boa” chục năm rồi hả?
– Khồng! Làm gì! “Boa” đứa!
– Wow! Cặp bồ mà có tới “boa” đứa là cũng ghê chứ chẳng đùa!
Hôm sau, bọn mình lại ghé quán và được gặp cô Hiệp phiên bản gốc, bèn tiếp tục câu chuyện:
– Cô ơi, chú nói cô là bồ của chú mấy chục năm nay rồi. Vậy chú là gì của cô nhỉ?
– Người giúp việc. – Cô trả lời tỉnh rụi.
– Người giúp việc mà cho ngủ chung giường là may rồi. – Chú ngay lập tức trả treo.
Cô Hiệp và chú Thành bán chè ở đây ba, bốn chục năm rồi. Quán mở từ lúc 2 giờ chiều, bán đến 11 giờ đêm. Để nấu chè đủ cho một tối bán, hàng ngày cô chú đều phải dậy từ 4 giờ sáng. Sau đó chú chịu trách nhiệm đi chợ theo danh sách cô đưa. Còn cô là người đứng bếp cả ngày. Nhìn cách chú kể công khó chịu vậy thôi, chứ chú thiệt ra thương cô lắm. Hôm nào ra không thấy cô bán thì chắc chắn do cô đang mệt, và chú – “người giúp việc” cho phép cô “bồ” của mình ở nhà, một mình đảm đương chuyện bán buôn. Ngược lại, mỗi lần mang mẻ chè thứ hai ra quán, cô đều không quên vài trái bắp, hay hộp xôi, hay tô bún để chú ăn tối, trước khi về nhà chia sẻ buổi cơm muộn. Cô chú chọc ghẹo nhau luôn luôn, nhưng cũng hiểu nhau không ai bằng.
Có lần bọn mình ăn ba ly chè rồi nhờ chú tính tiền.
– Boa đô diệc năm mi.
– Hả??? Boa đô diệc năm mi là cái chi chú???
Chú kiên nhẫn lặp lại chính xác từng từ nhưng không hề có ý định thay đổi cách phát âm cho dễ hiểu hơn, mặc cho bọn mình nhăn nhăn khó hiểu.
– BOA ĐÔ DIỆC NĂM MI.
Bọn mình cầu cứu cô. Cô ra tay nghĩa hiệp:
– Ba đô Vietnamese. Là ba chục ngàn đó con. Ổng nói chuyện tụi con không hiểu nổi đâu. Chỉ cô mới hiểu thôi, tại cô học mấy chục năm trời với ổng rồi mới tốt nghiệp đó.
– Boa đô diệc năm mi.
– Hả??? Boa đô diệc năm mi là cái chi chú???
Chú kiên nhẫn lặp lại chính xác từng từ nhưng không hề có ý định thay đổi cách phát âm cho dễ hiểu hơn, mặc cho bọn mình nhăn nhăn khó hiểu.
– BOA ĐÔ DIỆC NĂM MI.
Bọn mình cầu cứu cô. Cô ra tay nghĩa hiệp:
– Ba đô Vietnamese. Là ba chục ngàn đó con. Ổng nói chuyện tụi con không hiểu nổi đâu. Chỉ cô mới hiểu thôi, tại cô học mấy chục năm trời với ổng rồi mới tốt nghiệp đó.
Cứ vậy, đa số lần đến ăn là tụi mình sẽ được thấy hai cô chú cùng nhau. Có khi cùng bàn tán chuyện gì đó, có khi chẳng nói nhau câu nào. Chú chăm chú xem điện thoại, cô thả hồn ngắm đường phố. Sự liên kết không lời nhưng vững chắc. Tụi mình ghiền quán chè cô Hiệp không chỉ bởi vì những niềm vui và nụ cười, mà còn bởi tình cảm ấm áp của cô chú lan tỏa đến bọn mình mỗi lần đến đây. Có hôm thèm chè nhưng hết tiền, hai đứa mà chỉ dám gọi một ly. Chú nằng nặc:
– Con này! Mi ăn cái chi?
– Thôi chú, bọn con ăn một ly được rồi. Hết tiền.
– Chậc! Ăn cái chi nói! Tao múc.
Thế là được một ly chè đã miễn phí lại còn nhiều nhân hơn bình thường. Sướng quá trời sướng luôn!
– Con này! Mi ăn cái chi?
– Thôi chú, bọn con ăn một ly được rồi. Hết tiền.
– Chậc! Ăn cái chi nói! Tao múc.
Thế là được một ly chè đã miễn phí lại còn nhiều nhân hơn bình thường. Sướng quá trời sướng luôn!
Vậy á! Nên những hôm thèm ăn vặt, mình và Thỏ sẽ ra đây, hôm ăn tối chưa no muốn lấp đầy cái bụng cũng ra đây, hôm nào tâm trạng ủ ê lại càng phải ra đây, để được bơm chút năng lượng thoải mái yêu đời cho tươi tỉnh trở lại. Chắc không chỉ riêng bọn mình mà ai đến quán cũng cảm nhận được sự vui vẻ, hồn hậu và dễ thương của ông bà chủ. Chẳng thế mà ngày nào cũng vậy, khi phố cổ đã ngớt người dạo chơi, thì gánh chè nhỏ vẫn dịu dàng chờ đợi để phục vụ những vị khách lãng du cuối cùng bằng món ăn vặt dân dã mà ngọt ngào tình cảm này.
Mời bạn ghé thăm blog mình để đọc thêm các bài viết nhé: Simply Nguyen
Du lịch - Ẩm thực
/an-choi
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất