Sơ lược về lông
Trên khắp cơ thể con người bất kể già trẻ gái trai đều có một lớp lông tơ bao phủ (trừ một số chỗ như lòng bàn tay, chân, môi, mô sẹo, rốn, …). Đến tuổi trăng tròn, dưới sự gia tăng của hormone androgen, những sợi lông tơ (ở 1 số chỗ tùy giới) của các nam thanh nữ tú bắt đầu mọc dài hơn, dày hơn, sẫm màu hơn. Cụ thể 1 số chỗ ấy là cằm, mu, nách, chân tay, bụng, ngực…
Androgen là hormone nam giới (testosterone là 1 androgen), cả 2 giới đều có, chỉ là cơ thể nam có lượng androgen cao hơn thôi (vậy nên nam thường có nhiều lông hơn nữ á). Cơ mà khi testosterone chuyển hóa thành dihydrotestosteron (1 androgen khác) thì nó lại gây rụng tóc, hói đầu :)))).
Lông ở dzú và bụng là 2 trong những đặc điểm giới tính thứ cấp của nam (đặc điểm dùng để phân biệt giới tính), nói cụ thể thì 2 vùng lông này thường thấy ở nam hơn nữ, vậy nên bài viết hôm nay tôi sẽ chủ yếu nói về vùng lông này nhé.
Lông bụng có bình thường không?
Lông bụng thường thấy ở nam hơn là nữ. Lông mọc có chiều có hướng, luôn tuân thủ quy tắc hướng về cái rốn vũ trụ, tức là lông ở trên rốn thì hướng xuống, rông ở dưới thì hướng lên, lông 2 bên thì quay đầu về giữa. Ở các bạn nam (có lông) thì có 1 số styles như 1 vạch kéo dọc qua rốn, hay là vài vòng donut quanh rốn hoặc cũng có thể là rậm hết cả bụng. Ở nữ, thường thì không có lông bụng, nhưng nếu có thì sẽ chỉ là một đường lông mảnh, nhỏ, mềm chạy dọc qua rốn.
Có lôgn dzú thì có ổn không?
Ở nam, lông ngực có đến cả chục kiểu lông nên tôi không cần phải nói nữa nhé. Còn đối với nữ, lông ở ngực không thường có nhưng cũng không phải là chuyện hiếm, nó có thể mọc quanh núm ti. Việc này có thể xảy ra do thay đổi nội tiết tố thời kì dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, hoặc do sử dụng biện pháp tránh thai hormone. Cũng có thể là do cơ thể của chị em đang bị thừa chút testosterone, cái này thì nạp thêm estrogen qua thực phẩm là được.
Khi nào việc mọc lông là bất thường?
Việc có lông là bình thường, nó chỉ bất thường khi lông dày, rậm, đen, cứng và đi kèm 1 số triệu chứng khác.
• Chứng rậm lông: (ở nữ) là khi lông phát triển mạnh ở những nơi mà lẽ ra không có lông hoặc thường ít lông. Có thể lấy ví dụ là những là những người phụ nữ có râu dài như đàn ông, hoặc là có lông ngực, bụng mọc rậm rạp giống đàn ông. Chứng rậm lông là do lượng androgen (như là testosterone) cao trong cơ thể, đi kèm với rậm lông là mọc mụn, giọng trầm, cơ bắp phát triển.
• Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Bệnh có triệu chứng như rối loạn chu kì dâu, rậm lông toàn thân (đặc biệt vùng mặt, ngực), mọc mụn, đau vùng xương chậu, khó mang thai, khó giảm cân, … Nguyên nhân gây bệnh do gene di truyền, do mất cân bằng hormone và do môi trường sống: béo phì, lười tập thể dục.
• Hội chứng Cushing (cái này cả nam và nữ): Bệnh có các triệu chứng khác như huyết áp cao, tăng cân, tích tụ mỡ (nọng cằm, nọng cổ), rạn da dzú, mụn, yếu cơ.
Note: (nếu không đi kèm các triệu chứng khác của bệnh) thì việc các bạn (cả nam và nữ) dù có lông hay không lông, dù lơ thơ vài sợi hay vài đường cơ bản, các bạn đều bình thường, đẹp trai xinh gái, để lông hay cạo đi là quyền và sở thích của các bạn.
____________________
Nguồn:
____________________
Dịch và viết bởi Pigeon. Bài viết được đăng tải song song tại RVN group và Spiderum.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất