narcos mexico
Chi tiết 2 cậu bé bắn chết người hầu gái trong phim ''Narcos - Mexico''  lấy từ vụ án có thật.
Phim Narcos nổi tiếng với việc sử dụng tư liệu thật của các sự kiện lịch sử. Xin liệt kê một số sự kiện đình đám trong lịch sử Mỹ Latinh được miêu tả. Bài viết này thực hiện bởi một thành viên mê phim trong team, ngồi nhặt ra các chi tiết lịch sử có giá, không liên quan đến các member khác :)
* Vụ bao vây ”Tòa nhà Tư pháp” Colombia.
1
Bao vây Tòa nhà Tư Pháp Colombia (ảnh thật)
Trong phim, sự kiện được mô tả là trùm ma túy Escobar sau khi tàn sát các thành viên nhóm du kích cánh tả M-19, đã ép nhóm này làm một việc cho mình. Hắn bắt các du kích tổ chức một cuộc tấn công vào Tòa nhà tư pháp Colombia để giết các thẩm phán và thiêu hủy các tài liệu buộc tội hắn. Toàn bộ tài liệu buộc tội Escobar bị thiêu rụi, khiến các đặc vụ Mỹ bế tắc và phát điên. Những người xem phim Narcos mỉa mai: hơn 100 người chết nhưng Mỹ chỉ tiếc mấy tờ giấy bị cháy!
Thực tế: vụ tấn công Tòa nhà tư pháp Colombia diễn ra ngày 6/11/1985, với 35 du kích M-19 tham gia tấn công. Cuộc bao vây của quân đội diễn ra trong 1 ngày, sau 1 ngày họ phát động tấn công tiêu diệt thay vì đàm phán. Cuối cùng, toàn bộ 35 du kích bị giết, nhưng họ cũng kịp sát hại 11 trong tổng số 25 thẩm phán tối cao của Colombia. Hơn 100 dân thường cũng bị chết trong cuộc bao vây. Phần lớn dân thường chết do đạn lạc, vì vậy sau này người ta cáo buộc: du kích chịu trách nhiệm tấn công, nhưng vụ thảm sát là trách nhiệm của quân đội Colombia.
Đây được coi là cuộc tấn công lớn và gây tiếng vang nhất trong suốt lịch sử gây ra bởi các nhóm du kích cánh tả ở Colombia, thậm chí trên cả Mỹ Latinh. Từ trước đến tận nay, không có cuộc tấn công nào của du kích cánh tả đạt đến tầm đánh vào đầu não chính phủ Colombia như vậy. Còn trên Mỹ Latinh, nó sánh ngang với vụ bắt giữ con tin chấn động thế giới ở Sứ quán Nhật Bản tại Peru năm 1997. Sau sự kiện này, Colombia đã tập trung tiêu diệt nhóm M-19 trước hết. Vì vậy đến những năm 90s, nhóm M-19 đã tan rã trước các nhóm du kích cánh tả khác ở Colombia.
Trong phim Narcos, nó được đánh giá cao về dùng tư liệu chân thật, nhưng không được đánh giá cao về độ chính xác. Cụ thể, phim đã lồng ghép vụ tấn công vào Escobar. Thực tế, không có bằng chứng cho thấy Escobar liên quan đến sự việc này.
*Vụ đánh bom Avianca Flight 203.
2
Jaime Carrera – thanh niên ngờ nghệch bị Escobar lừa mang bom lên máy bay trong phim. Thực chất là hư cấu vì người đánh bom thật sự là ”La Quica” – tay chân hàng đầu của Escobar
Trong phim Narcos, đây là phần được đánh giá rất cao về tính ”thảm bi kịch”. Theo đó, để giết hại ứng viên Tổng thống Gaviria sắp ứng cử, Escobar đã cho một thanh niên nghèo cầm một vali lên máy bay mà không hề biết nó là bom. Hai đặc vụ Mỹ là Murphy và Pena cảm thấy bất thường nên đã ngăn tổng thống lên máy bay. Nhưng quả bom đã nổ, giết toàn bộ máy bay.
Chưa dừng lại, để bịt đầu mối, Escobar đã cho tay chân đi giết cô vợ của thanh niên bị lừa kia, giết luôn cả bạn cô. Khi định giết đứa con mới sinh của họ, các tay chân của Escobar ngần ngại, đúng lúc các đặc vụ Mỹ đến, cứu được đứa trẻ. Hai đặc vụ Mỹ đuổi theo, nhưng thậm chí đã suýt bị giết chết.
Thực tế: vụ đánh bom Chuyến bay Avianca 203 diễn ra ngày 27/11/1989, giết chết 110 người trên đường từ thủ đô Bogota đi thành phố Cali. Vụ nổ diễn ra chỉ 5 phút sau khi máy bay cất cánh, khiến ban đầu người ta nghĩ là sự cố kỹ thuật do nổ bình xăng. Nhưng sau này, điều tra đã cáo buộc do bom nổ.
Đây được coi là một trong những tội ác lớn nhất với dân thường trong lịch sử chiến tranh Colombia, giết hại hơn 100 dân thường. Trách nhiệm được quy cho trùm ma túy Escobar và băng Medelin.
Đúng là vụ ám sát nhằm vào tổng thống Gaviria, và tổng thống đã may mắn thoát chết. Nhưng điều bộ phim là không đúng thực tế, là thực ra sát thủ của Escobar không chết. Trên thực tế, kẻ thực hiện vụ đánh bom này là một trong những nhân vật chính trong bộ sậu của Escobar – Dandeny Muñoz Mosquera – nổi tiếng trong phim với biệt danh ”La Quica. Sau này, hắn bị Hoa Kỳ bắt vì rất nhiều tội khác nhau, bao gồm hộ chiếu giả, bắt cóc và cả việc đánh bom máy bay Avianca 203 làm chết 2 công dân Mỹ. Hắn bị kết đến 10 án chung thân và đang thụ án tại nhà tù.
Còn trong phim, La Quica một trong những tay chân trung thành cuối cùng của Escobar. Hắn bị bắt ngay trước khi Escobar bị tiêu diệt cùng cận vệ cuối cùng, biệt danh ”Limon”.
3
Dandeny Muñoz Mosquera – ”La Quica” trong phim – tay chân hàng đầu của Escobar, cũng là người thực hiện vụ đánh bom máy bay
*”Los Pepes” và anh em nhà Cartano.
4
Anh em nhà Cartano trong phim: Carlos (trái) và Fidel (phải)
Trong phim, anh em nhà Cartano và ”Los Pepes” được miêu tả xuất hiện khá muộn, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt Escobar. Cụ thể, khi cuộc chiến với Escobar đang căng thẳng và bế tắc, thì một số tay chân bị Escobar bạc đãi đã liên hệ với đặc vụ Mỹ – Javie Pena, nhờ đến anh em nhà Cartano khét tiếng tàn bạo. Đây là nhóm dân quân cánh hữu nổi tiếng khát máu ở Colombia, được cho là sau khi cha của họ bị một nhóm du kích cánh tả bắt cóc và sát hại.
Sự xuất hiện của anh em Cartano, sau đó lập ra ”Los Pepes” (hội những người bị Escobar bức hại) đã làm thay đổi cán cân. Với cách thức tàn bạo, hạ sát không ghê tay, nhóm Los Pepes đã lần lượt triệt hạ rất nhiều tay chân và người thân trong gia đình Escobar, đẩy trùm ma túy đến đường cùng và bị quân đội Colombia ”hốt gọn mẻ cuối”. Sau cái chết của Escobar, trong phần 3 anh em nhà Cartano được miêu tả là vẫn duy trì hợp tác với tình báo CIA của Mỹ.
Thực tế: anh em nhà Cartano đã đóng vai trò quan trọng từ lâu trong lịch sử Colombia. Chi tiết lịch sử chính xác trong phim, là cha của họ – một chủ đất giàu có – bị du kích cánh tả giết ngày 18 tháng 9 năm 1981. Để trả thù, 3 anh em nhà Cartano là Carlos, Vicente và Fidel đã lập ra một nhóm dân quân tự vệ cực hữu, đi khắp nơi lùng sục các du kích cánh tả và sát hại họ cũng như bất cứ ai ủng hộ. Nhóm dân quân này thực tế đã phần là nông dân, được cung cấp súng để chống lại du kích cánh tả quấy phá.
Hoạt động chủ yếu ở Tây bắc Colombia, từ khi thành lập năm 1981 nhóm dân quân của anh em Cartano đã có vai trò to lớn trong việc chống lại du kích cánh tả ở đây, khiến các nhóm du kích này gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất. Tuy nhiên, nhóm dân quân của Cartano cũng được coi là thực thi ”ngoài vòng pháp luật”, thường xuyên bất hợp tác với chính quyền Colombia và hành xử tàn bạo với thường dân. Vì thế, dù cùng chống du kích cánh tả, dân quân của Cartano cũng bị coi là mối đe dọa với chính quyền Colombia.
Thực sự, anh em nhà Cartano cũng có vai trò lớn trong việc hạ gục trùm ma túy Escobar, do cho rằng Escobar hợp tác với du kích cánh tả. Tuy vậy, sau khi tiêu diệt Escobar, do lo sợ ảnh hưởng tăng lên của nhóm cực hữu này có thể gây hậu quả tiêu cực, chính quyền Colombia đã chĩa súng chống lại anh em nhà Cartano. Từ năm 1994, quân đội và cảnh sát Colombia đã tấn công các nhóm cực hữu. Để xoa dịu tình hình, anh em nhà Cartano chịu quy hàng chính phủ, lập ra một nhóm dân quân lấy tên là ”Lực lượng Phòng vệ Thống nhất Colombia” (AUC). AUC chính là hợp nhất của các nhóm cánh hữu trong cuộc chiến ở Colombia, là một trong những phe chính tham gia cuộc chiến. 2 phe còn lại là quân đội Colombia và các nhóm du kích cánh tả.
Nhưng cũng sau năm 1994, các lãnh đạo hàng đầu của nhóm dân quân cực hữu này đã chết hoặc biến mất bí ẩn. Carlos Cartano chết năm 2004, không rõ ai giết. Vicente Cartano và Fidel Cartano đều mất tích bí ẩn. Người ta cho rằng chính quyền Mỹ và Colombia đã âm thầm thủ tiêu các lãnh đạo dân quân cực hữu của Colombia để trừ họa về sau. Theo các công bố, chính phủ Mỹ cáo buộc dân quân của anh em nhà Cartano phạm nhiều tội ác với dân thường, bắt cóc công dân Mỹ cũng như buôn ma túy vào Mỹ, và đã đưa anh em nhà Cartano vào danh sách truy lùng. Cho đến nay, các thủ lĩnh dân quân cực hữu vẫn là mục tiêu truy lùng của chính quyền Colombia và Mỹ.
5
Fidel Cartano ngoài đời. Ông này mất tích từ 1994, nghi do trốn truy nã.
6
Carlos Cartano ngoài đời. Chết năm 2004
*Chi tiết ”Thanh gươm Bolivar”.
Simon Bolivar là nhà giải phóng của các nước phía Bắc của lục địa Nam Mỹ, và thanh gươm của ông là một trong những hiện vật được coi trọng nhất của các nước này.
The sword of Simón Bolivar
Gươm Bolivar trong bảo tàng (khả năng fake rất cao)
Trong phim Narcos, thanh gươm đã được đề cập là rơi vào tay trùm ma túy Escobar. Cụ thể, một nhóm du kích cực tả tên M-19 đã đánh cắp thanh gươm Bolivar sau một vu cướp bảo tàng. Nhóm này sau đó bắt cóc một người thân của một trùm ma túy trong băng của Escobar, dẫn kết cuộc trả thù tàn khốc của Escobar nhằm vào các du kích. Cuối cùng không chịu nổi bị khủng bố, nhóm du kích đã đầu hàng Escobar, và bị hắn buộc thực hiện vụ tấn công Tòa nhà tư pháp Colombia, đốt sạch các trang tài liệu chống lại Escobar. Ở đoạn cuối, nhóm M-19 trao thanh gươm Bolivar cho Escobar, nhưng ngay sau đó bị Escobar bắn chết.
Đây là chi tiết rất có thể là hư cấu. Điều chắc chắn duy nhất là đến ngày nay người ta vẫn không biết thanh gươm thật của Escobar đang ở đâu. Sau khi bị đánh cắp bởi du kích M-19 vào 17 tháng 1 năm 1974, thanh gươm trên danh nghĩa đã được trao trả cho chính phủ Colombia vào năm 1991 sau khi M-19 đầu hàng. Tuy nhiên, những nghi ngờ về tính xác thực của thanh gươm trao lại cho chính phủ đã nổi lên, và chính phủ Colombia đã lẩn tránh câu trả lời.
Một điều nữa là trong các tư liệu liên quan đến Escobar, không có chi tiết nào nhắc đến việc Escobar có sở hữu thanh gươm của Bolivar. Có thể nói các nhà làm phim đã ”quá tay” khi đặt thanh gươm vào tay trùm ma túy để tạo giá trị điện ảnh.
Đến năm 2010, nhóm phiến quân cánh tả FARC một lần nữa thổi bùng ngọn lửa nghi ngờ, khi tuyên bố đang nắm trong tay thanh gươm thật của Bolivar. Tuy nhiên, chất lượng video rất kém, và bằng cách nào FARC có được thanh gươm cũng không được đề cập. Vì vậy cho đến ngày nay số phận thanh gươm của Bolivar vẫn là nghi vấn, và cho đến khi được giải đáp người ta vẫn chấp nhận rằng nó đang nằm trong bảo tàng ở Colombia.
Pablo Escobar sword of Simon Bolivar scene - YouTube
Cảnh phim chỉ huy M-19 dâng thanh gươm báu cho Escobar - họ bị Escobar giết ngay sau đó.
*Chi tiết 2 cậu bé bắn chết người hầu gái.
“Narcos Mexico” mùa 2 phần 6 bắt đầu bằng một cảnh gây tò mò cho người xem. Diễn ra ngay trước khi trùm ma túy Felix Gallardo gặp ứng viên tổng thống Mexico Carlos Salinas, cảnh phim diễn ra gần như hoàn toàn không liên quan gì đến bộ phim.
Vào một ngày năm 1951 ở Mexico City, hai cậu bé chơi đánh trận giả, trong đó một cậu bé cầm khẩu súng săn. Họ giả vờ bắt một cô hầu gái làm tù binh gián điệp Pháp, và cô hầu gái vui vẻ nhập cuộc chơi của 2 đứa trẻ. Nhưng cảnh phim sau đó gây sốc cho nhiều người: đứa trẻ đang cầm cây súng săn thật đã được nạp đạn, và bắn xuyên qua đầu cô hầu gái. Cô hầu chết tại chỗ, còn 2 đứa trẻ tiếp tục vui chơi. Hết, không giải thích gì thêm.
Narcos: Mexico' Season 2 Episode 6 Recap: Desperate Times | Decider

Đã có rất nhiều câu hỏi về nội dung thực sự mà cảnh phim nhắc tới, và tính xác thực của nó. Và một số người đã tìm được sự kiện có thật thực sự đã xảy ra liên quan đến cảnh phim này.
Ngày 19/10/1951, 2 anh em Carlos (4 tuổi), Raul (6 tuổi) và một người bạn đã vô tình giết chết một người hầu 12 tuổi tên Manuel bằng một khẩu súng của cha mẹ. Carlos ở đây không ai khác chính là tổng thống Mexico Carlos Salinas, người đã trở thành tổng thống Mexico năm 1988 sau một cuộc bầu cử gian lận. Gia đình của Carlos có thế lực rất lớn, và họ đã gây sức ép buộc tòa án phải tuyên bố vụ giết hại người hầu Manuel là tai nạn. Những đứa trẻ được coi là quá nhỏ và được tuyên vô tội, mặc dù tờ báo El Universal đã đưa tin rằng khi được hỏi, Carlos 4 tuổi đã tự hào khoe rằng “Tôi đã giết cô ấy bằng một phát súng. Tôi là một anh hùng”.
Đây được coi là chi tiết thể hiện sự bất công khủng khiếp trong xã hội Mexico, khi mà những gia tộc quyền lực của Đảng hành động nhân dân có vị thế vượt trội các thành phần khác trong xã hội, thậm chí có thể dễ dàng tước đoạt tính mạng người khác mà không phải trả giá. Nhiều người sau khi biết vụ việc về Carlos và đã gọi ông là ”Tổng thống sát nhân”. Sự thực Carlos Salinas được coi là một tổng thống tệ, với các chính sách kinh tế thảm họa đẩy Mexico tụt dốc thảm hại trong những năm 90s.
Mexico's Biggest Criminal: The Salinas de Gortari Crime Family – Artvoice
Mẩu báo đưa tin về vụ việc 3 đứa trẻ giết người hầu gái năm 1951.
*Nhân vật Đại tá Carillo là ai ngoài đời thật?
117389087_1446071798911237_4724209284795482856_n
Tướng Hugo Martinez ngoài đời và đại tá Carrillo trong phim. Nhân vật đại tá Carrillo là hư cấu
Trong phần đầu phim Narcos, chắc hẳn một trong những nhân vật chính và gây ấn tượng nhất là nhân vật Đại tá Horacio Carillo, chỉ huy lực lượng cảnh sát Colombia hợp tác với các đặc vụ DEA của Mỹ chống lại trùm mà túy Escobar. Câu hỏi lúc đó là đại tá Carillo dựa trên nhân vật nào trên thực tế. Rất nhiều người đã chỉ ra ngay rằng nó dựa trên hình tượng thực tế của tướng Hugo Martinez, được mệnh danh là ”người hạ gục Escobar”. Hugo Martinez là người chỉ huy lực lượng cảnh sát Colombia giai đoạn 1986-1993 và là người chỉ huy trực tiếp vụ đột kích tiêu diệt Escobar năm 1993. Điều này được ghi nhận trên Wikipedia và rất nhiều trang báo khác.
Tuy nhiên, cuối cùng hóa ra Carrillo lại là ”Hugo fake”. Đại tá Carillo bị Escobar phục kích và giết sau đó để trả thù cho em họ Gustavo của hắn, với một viên đạn mà trước đó Carillo đã ”gửi đến Escobar”. Cái chết của Carillo khá sốc với nhiều người do ông là nhân vật chính của cảnh sát Colombia chống lại Escobar nhưng lại chết khá sớm và có phần ”lãng xẹt” (nghe chỉ điểm của một cô gái điếm). Ngay sau đó, bộ phim trình làng ”Hugo xịn” – nhân vật tướng Hugo Martinez thứ thiệt để đánh bại Escobar. Dĩ nhiên điều này làm sai lệch dòng thời gian của các sự việc so với thực tế (tướng Martinez chỉ huy cảnh sát Colombia từ năm 1986 nhưng trong phim là chỉ một năm trước khi hạ gục Escobar), tuy nhiên điều này được coi là đánh đổi có thể chấp nhận để đạt được giá trị điện ảnh trong phim (tạo thêm sự mất mát cho cuộc chiến và lực lượng cảnh sát Colombia).
El coronel Horacio Carrillo [Narcos] es inventado - Foro Coches
Đại tá Carillo bao ngầu trong Narcos - nhưng ông là fake của Tướng Hugo Martinez ngoài đời.
8
Đây mới là Hugo Martinez xịn trong phim
Nhưng chưa hết, sau này nhiều người lại tìm ra được một nhân vật ngoài thực tế ”có vẻ gần hơn” với đại tá Carillo trong phim, đó là tướng Jaime Ramírez Gómez, một tướng chỉ huy cảnh sát Colombia bị sát hại năm 1986. Dĩ nhiên, sai lệch về dòng thời gian trong phim vẫn không thể sửa (trong phim đại tá Carillo sống tới năm 1992), và nhiều người vẫn coi Carillo ”thể hiện chung” hình tượng tướng Hugo Martinez cùng với nhân vật Hugo Martinez thật, nghĩa là một người được thể hiện qua 2 nhân vật khác nhau.
Asesinato del coronel Jaime Ramírez Gómez - Medellin abraza su historia
Jaime Ramírez Gómez - người được người xem Narcos ''khám phá'' ra sau khi tìm kiếm nhân vật thực sự đúng với vai trò của nhân vật đại tá Carillo.
*Nhân vật Valeria Velez – người tình của Escobar
11
Phóng viên Valeria Velez trong phim và Virginia Vallejo ngoài đời. Hiện bà Virginia Vallejo đang tị nạn tại Mỹ. Phim đã đổi tên và thay đổi số phận nhân vật trong phim để tránh rắc rối ngoại giao
Đây là một trong những vấn đề mà đoàn làm phim Narcos đã phải đối mặt. Sự thật, người tình của Escobar ngoài đời tên thật là Virginia Vallejo. Mối quan hệ của Virginia Vallejo với Escobar ngoài đời cơ bản là giống hệt với Valeria Velaz trong phim. Thậm chí, cuốn hồi ký bán rất chạy ”Yêu Pablo, ghét Escobar” của Virginia Vallejo là một trong những tài liệu quan trọng nhất được bộ phim Narcos sử dụng. Chỉ có điều, Virginia Vallejo ngoài đời có gắn với một vụ lùm xùm ngoại giao giữa Mỹ và Colombia. Cụ thể, Virginia Vallejo là nhà báo nổi tiếng về việc tố cáo các quan chức chính phủ Colombia tham nhũng và liên hệ với tội phạm ma túy, điều khiến cô bị thù ghét bởi chính phủ và cảnh sát Colombia, những người tìm cách bắt và bịt miệng cô, khiến cô phải trốn ra nước ngoài. Năm 2006, được cho là có tác động của các đặc vụ DEA cũ, chính phủ Hoa Kỳ cấp quy chế tị nạn chính trị cho Virginia Vallejo, gây nên căng thẳng ngoại giao giữa Colombia và Hoa Kỳ.
Vì vậy, để tránh căng thẳng không cần thiết khi làm phim, đoàn làm phim Narcos đã quyết định thể hiện Virginia Vallejo qua một nhân vật với tên Valeria Velez. Và để an toàn tuyệt đối, bộ phim đã cho Valeria Velez ”được chết” để tránh mọi rắc rối với chính phủ Colombia sau này. Valeria Velez bị nhóm sát thủ ”Los Pepes” (”hội những người bị Escobar bức hại) giết hại dã man, bên cạnh để lại dòng chữ ”con điếm của Escobar)
*Hình ảnh so sánh của các nhân vật trong phim và ngoài đời. Một số diễn viên được chọn rất giống với nhân vật trong thực tế, vì vậy bị đùa là ''by himself/herself'' (đóng chính anh ta/cô ta).
34
Pablo Escobar ngoài đời và trong phim. Tạo hình của diễn viên Wagner Moura được coi là khá chuẩn

35
Đặc vụ Steve Murphy trong phim và ngoài đời. Đã cố hết sức để giống bộ râu
36
Đặc vụ Javier Pena. Không giống lắm
9
Em họ Gustavo Gaviria của Escobar. Trong phim phong độ hơn nhiều, do là nhân vật thứ chính
12
Vợ ”Tata Escobar” – dĩ nhiên ảnh ngoài đời là lúc lớn tuổi, không biết hồi trẻ có ''hot'' được như phim không (một vài cảnh Tata khỏa thân được người xem Narcos khen nức nở ''nice butt'' - mông đẹp :v)
13
”La Quica” – Dandeny Muñoz Mosquera – cận thần hàng đầu của Escobar. Hiện tại đang bị Mỹ bắt. Tóc tai không giống có lẽ là do ở trong tù.
14
”Poison” – Roberto Ramos – cận thần khác của Escobar. Râu khá ổn
15
Trùm ma túy Gacha – được đánh giá là chọn diễn viên chuẩn.
16
”Blackie” – Nelson Hernandez – cận thần Escobar. Không hiểu phim nghe tư vấn kiểu gì chọn một ông da đen đóng một ông da trắng??? Chắc nhìn thấy chữ ''black'' là khỏi suy nghĩ nữa luôn
17
Luis Suarez…. à quên Pacho Herrera ngoài đời và phim. Lẽ ra nên chọn Suarez vào vai này mới chuẩn.
18
Trùm ma túy Gilberto Rodriguez của băng Cali trong phim và đời. Khá ổn đấy chứ!
19
Miguel Rodríguez Orejuela cũng của băng Cali. Tạo hình cũng ổn
22
”Don Berna” Diego Murillo Bejarano – một trong những nhân vật giống ngoài đời nhất đến nỗi khán giả đùa ”Don Berna” – by himself (đóng bởi chính mình)
23
Điệp viên ”Kiki” trong phim và đời. Diễn viên nổi tiếng Michael Peña được khen là trời phú cho gương mặt khá giống với điệp viên Kiki.

24
Trùm mà túy Miguel Felix của Mexico ngoài đời và phim. Ngoài đời chụp lúc đã bị bắt và tiều tụy
25
”Don Neto” – Ernesto Fonseca Carrillo – chẳng giống gì
26
Trùm cần sa Rafael Caro Quintero – em họ Miguel Felix. Như đã thấy, chẳng liên quan


27
‘El Chapo” huyền thoại. Dĩ nhiên ngoài đời chụp lúc đã già và là thủ lĩnh, không so được với trong phim lúc mới làm tay chân của băng Sinaloa.
28
Hector Palma của băng Sinaloa – được khen vì chọn diễn viên khá giống.
29
Benjamin Felix của băng Tijuana. Hai anh em ngoài đời đều không đẹp trai nên diễn viên phải chọn khác khá xa.
30
Ramon Felix của băng Tijuana

31
Eduardo Felix – người thừa băng Tijuana – thì lại khá giống ngoài đời

32
El Azul – Juan José Esparragoza Moreno. Hiện trốn không biết tung tích. Nhưng hình ảnh còn lại cho thấy diễn viên chọn đã chuẩn rồi.
33
Trùm ma túy Pablo Acosta ở Juarez – một trong những nhân vật được khen nhiều nhất về cả ngoại hình và diễn xuất