Xin chào, lại là mình đây. Trở lại cùng một bài viết hơi dài nhưng mình nghĩ sẽ chất lượng về nội dung, vì quan điểm của mình là tự đi trải nghiệm rồi đúc rút ra các bài học, viết cho nó thấm =))
Có lẽ ngành Thương Mại Điện Tử vẫn đang là ngành hot, đứng trên cả phương diện người bán lẫn là nhân viên làm trong ngành. Hôm nay mình sẽ viết vài dòng từ trải nghiệm của mình ở trường hợp đầu tiên, mở shop thời trang trên kênh TMĐT, trong thời gian các kênh đang cạnh tranh nhau và đã có độ bão hòa về cung ứng.
Tại sao mình lại chọn ngành hàng Thời Trang khi nó là ngành hàng cạnh tranh nhất?
Trong tất cả các ngành hàng trên kênh TMĐT hiện nay (Đồ điện tử - Đồ tiêu dùng nhanh - Đồ thời trang - Đồ nội thất gia dụng trang trí linh tinh) thì mình tiếp xúc nhiều nhất với các ngành hàng bán lẻ và tiêu dùng nhanh, nên mình hiểu được cách vận hành và xu hướng ngành hàng về mặt macroeconomics. Chọn giữa FMCG và Fashion, thì mình quen thuộc với Fashion trên phương diện cá nhân, vì hồi lớp 8 mình từng mở shop thời trang riêng, bán trên fanpage Facebook ấy =)) Lớp 8 mình đã đi tìm các đối tác cung ứng, đến tận nơi kiểm tra sản phẩm, chất liệu rồi deal giá cả; cộng với so sánh giữa FMCG và Fashion thì các mặt hàng như mỹ phẩm, skincare hay bất cứ đồ tiêu dùng ăn, tắm, giặt nào cũng sẽ cần dòng tiền lớn để nhập và xoay vòng + sản phẩm có hạn sử dụng. Nên vốn tự thân của mình, mình chọn cái ít rủi ro nhất là các sản phẩm thời trang, đầu nhập không cần nhiều tiền vốn + rủi ro thấp khi sản phẩm bị lỗi + hạn chế việc lỗi mốt nếu brand tự sản xuất hơn là nhập đồ theo xu hướng.
Nhận định cá nhân của mình về thị trường hiện tại là gì?
- Về mặt thị trường: Khá là bão hòa khi đa phần đều là sản phẩm nhập từ Trung Quốc về, phụ thuộc theo xu hướng trên mạng xã hội hoặc kênh thương mại điện tử của bên họ, kèm theo sản xuất số lượng quá lớn và nhân công dồi dào, khiến giá thành sản phẩm đạp xuống ở mức siêu siêu rẻ. Nếu Trung Quốc tắc biên là bị hạn chế về cung luôn tại thị trường Việt Nam (nếu các bạn để ý thời gian tắc biên năm 2021, các nhà bán hàng trong nước rất hạn chế nhả stock, chỉ dám bán cầm chừng mặc dù tắc biên ở bên bạn thì liên quan gì tới các nhà bán hàng nội địa, thì bên trên là câu trả lời).
- Về đối thủ: Chiếm đa phần vẫn là các kho buôn sỉ hoặc nhà bán hàng nhỏ lẻ tự phát buôn hàng Trung Quốc. Các thương hiệu tự sản xuất có nhưng mẫu mã na ná nhau và phải chịu chi phí lớn về mặt xây dựng thương hiệu, mẫu mã, số lượng sản xuất lớn và duy trì bộ máy, dẫn tới giá thành sản phẩm cao hơn so với mẫu mã của Trung Quốc; cộng thêm nhu cầu người tiêu dùng vẫn còn quyết định nhanh vì mẫu mã, giá cả hơn thương hiệu nên thị phần của các thương hiệu này, dù bán được nhưng vẫn còn rất nhỏ so với bức tranh của ngành. Các ông lớn trong ngành cũng sẵn sàng đập tiền để duy trì bộ máy, nhưng ăn lãi nhỏ trên từng sản phẩm rồi bán số lượng lớn làm lãi.
- Về khách hàng: Không quá trung thành và quyết định nhanh. Trừ khi bạn mua hàng mặc hàng ngày thực sự vì chất lượng thì chiếm đa phần vẫn là mua vì xu hướng, nên ra quyết định nhanh dựa trên giá cả, mẫu mã hơn là chất lượng sản phẩm và thương hiệu. Suy nghĩ hiện tại vẫn là quần áo dễ lỗi mốt, nên mua rẻ rồi thay thường xuyên cho mới.
Ngoài ra, cả thị trường, các nhà bán hàng và khách hàng đều bị FOMO khi có một xu hướng mới trên thị trường, đặc biệt là kênh bán và sản phẩm. Điều này vừa có lợi khi có thể cập nhật xu hướng mới nhất, bán được nhiều đơn hàng hơn nhưng cũng có thể không tốt nếu thương hiệu muốn xây dựng kênh bán ổn định lâu dài, đi kèm với giá trị thương hiệu thay vì chạy theo sự dịch chuyển của thị trường. Về cơ bản, người mua hàng vẫn sẽ luôn là người có lợi nhất, khi cuộc chiến tiêu dùng nhanh, bán lẻ và TMĐT vẫn đang là đập tiền để mua đơn và giành thị phần.
Vậy có hướng phát triển nào cho những người mới bắt đầu không?
- Offline store: Không nên, đặc biệt sau thời điểm đại dịch chứng minh rằng mở cửa hàng đem lại rủi ro cao về chi phí (như chi phí mặt bằng, thuê nhân viên) trong khi chưa chắc đã có sự ổn định về lượng đơn bán ra và doanh thu, lợi nhuận.
- TMĐT: Có thể, nhưng một đại dương đỏ đã có quá nhiều con cá béo sẵn sàng đập tiền chơi khô máu lấy số lượng và ăn lãi mỏng thì cơ hội rất thấp cho các nhà bán hàng nhỏ lẻ.
>> Giải pháp: các kênh TMĐT của Việt Nam đang phát triển đưa sản phẩm Việt Nam xuất hiện trên kênh bán tại nước ngoài, với việc họ làm trung gian đảm bảo tính pháp lý, vận chuyển hàng hóa và sự uy tín cho cả người bán lẫn người mua ở các quốc gia khác nhau. Cá nhân mình thấy hàng Việt Nam tự sản xuất giá rẻ mà chất lượng, qua kênh TMĐT để bán lẻ tới người tiêu dùng quốc gia khác là đại dương xanh, mà không cần tìm kiếm nguồn khách hàng lẫn rủi ro về vận chuyển, pháp lý, CSKH.
- KOL/KOC mở thêm shop: Cũng giống như khi Shopee phát triển và qua thời điểm đại dịch tạo ra sự thay đổi về hành vi mua hàng từ "brick-and-mortar" sang "click-and-mortar", khi Tiktok bắt đầu phát triển social commerce thì chuyển từ hành vi tiếp nhận thông tin qua video ngắn sang mua hàng qua livestream, đã mở ra một đại dương xanh mới cho các nhà bán hàng tự thân, đặc biệt là các bạn KOL/KOC. Khi đã có lượng theo dõi lớn và làm affiliate từ Tiktok qua các sàn, dẫn tới việc đổ traffic qua các nền tảng khác nhau, KOL/KOC có thể tự mở shop kinh doanh sản phẩm, vừa đảm bảo được sự uy tín từ sức ảnh hưởng của mình, vừa kinh doanh được sản phẩm mà vẫn giữ được lượng người theo dõi. All-in-one app.
Những bài học mình học được khi đứng từ góc nhìn nhà bán hàng?
1. Có kinh nghiệm làm ở các công ty, tập đoàn lớn thì tự kinh doanh vẫn vẫn như thường:
Mình đã từng bắt đầu với một phong thái tự tin là kinh nghiệm làm tiêu dùng nhanh và bán lẻ hiện tại đã đủ giúp mình có nền tảng kiến thức để tránh các bài học mày mò khi bắt đầu tự kinh doanh trong ngành hàng này. Nhưng mình quên mất rằng việc luôn làm việc trong quy trình và ra quyết định nhanh trong một tổ chức lớn không đồng nghĩa với việc ở ngoài sẽ như thế. Bên ngoài chả tuân thủ theo quy trình hay nguyên tắc nào cả, nếu mình ra quyết định sai thì mình sẽ chịu thiệt rất lớn (mình bị lừa tiền, đối tác qua mặt, etc). Và nó khiến cho mình bắt đầu chậm lại, cân nhắc kỹ hơn trước khi đưa ra các quyết định (đặc biệt liên quan tới tiền) và nhìn nhận mọi thứ ở bức tranh rộng hơn trước.
2. Vạch rõ lộ trình phát triển ngắn hạn và dài hạn, dự trù rủi ro:
Mình xác định là khi vừa bắt đầu mày mò và tìm hiểu, cộng với vốn ít (vốn trăm triệu vẫn ít nha cả nhà =(( thì không build thương hiệu ngay từ đầu, mà nên nhập sản phẩm đã có lượng bán dù ít dù nhiều, với số lượng ít để test vận hành. Và nếu có bán được thì mình nhập tiếp và xoay dòng tiền phát triển sản phẩm riêng, không được thì mình thu hồi vốn và chuyển sang kinh doanh cái khác. Mình xác định không cần lãi, chỉ cần không lỗ hoặc lỗ ít là được. Ấy thế mà quá trình ấy khéo dài hơn mình tưởng, quá nhiều vấn đề liên quan tới set up gian hàng, đăng ký chương trình, lỗi vận chuyển và tính toán lời lỗ khiến mình có một giai đoạn mỗi ngày chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng mà tự nhủ là đã bắt đầu cái gì thì phải theo tới cùng, và xác định không cần lãi, miễn không lỗ thì tội gì không chơi khô máu? Mình bắt đầu mày mò và thử các thể loại kênh, các hình thức giảm giá khuyến mãi và các loại marketing (trừ kênh social vì mình chưa có thời gian build kênh, và mình nghĩ nếu phát triển thành brand thì hẵng build kênh) thì cũng bắt đầu ra đơn organic. Dù ít, dù nhiều, nhưng nó bắt đầu là thành quả nhỏ giọt từ những nỗ lực tư duy của mình.
3. Luôn chốt qua email:
Xin thề là buồn cười ở chỗ, có kinh nghiệm làm account, đã chinh chiến với nhiều khách hàng dở khóc dở cười mà tự làm riêng vẫn quên một nguyên tắc cơ bản là không được chốt miệng, chốt qua tin nhắn mà luôn chốt qua email. Thế là xong, mình phải rút 50 củ tiền mặt gấp trong 1-2 ngày để xử lý phát sinh tiền hàng do tội không chốt qua email và kiểm tra kỹ số stock nhập. Dù có thân thiết ra sao, dù có là gia đình hay họ hàng, đứng trước pháp luật vẫn là hai cá thể độc lập và đây mới là lỗi sai nhỏ, chứ lỗi sai lớn tiền tỷ thì đi tù như chơi =)) Như một sự thức tỉnh cho bản thân để chậm lại mọi thứ trước khi ra quyết định và chốt.
Nếu các bạn hỏi ý kiến mình có nên bắt đầu tự mở shop trên kênh TMĐT không, thì lời khuyên của mình là:
- Nên có kiến thức về ngành hàng hoặc đi làm công/ làm thuê một thời gian, nó sẽ giúp bạn biết nên chọn ngành hàng nào để phát triển lâu dài và cách mọi thứ trên thị trường vận hành.
- Nên có nguồn vốn lớn, để cân bằng giữa việc nhập hàng và chạy marketing xoay dòng tiền đi tiền về. Số vốn nên tầm vài trăm triệu :)) Hoặc nhập nhỏ thì nên cân đối chi phí marketing nữa.
- Nên có kiến thức về kinh doanh, marketing, tài chính, để biết tự lên các chương trình bán được hàng, set chính sách giá để không lỗ khi chạy nhiều chương trình và tránh việc nhập hàng nhiều nhưng không bán được, bị tồn kho.
- Không nên kỳ vọng quá nhiều, sẵn sàng cho mọi trường hợp xảy ra và bình tĩnh tìm phương án giải quyết khi chưa đạt mục tiêu hoặc đi sai hướng.
Xin phép kết thúc ở đây và lại đi lăn xả mày mò để xem sẽ phát triển đến đâu rồi ngồi gõ gõ viết viết tiếp. We don't know what the future holds, so :D
Bản sketch logo đầu tiên sau khi brief ý tưởng cho illustator :)) Mọi người đoán tui chọn opt nào không ạ? :))
Bản sketch logo đầu tiên sau khi brief ý tưởng cho illustator :)) Mọi người đoán tui chọn opt nào không ạ? :))