"Mở mang tầm mắt" với Top 5 dự án đầu tư FDI "hot" nhất Việt Nam thời gian qua
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn...
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của bất kỳ một quốc gia hay một địa phương nào. Vậy vốn FDI là gì? Tại sao nó lại mang lại những giá trị to lớn như vậy? Clibme sẽ làm rõ vấn đề về vốn FDI và những dự án có vốn FDI "hot" nhất Việt Nam trong bài viết dưới đây
1. Vốn FDI là gì ?
FDI – Foreign Direct Investment là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn của cá nhân hay đơn vị nước này vào một nước khác bằng việc xây dựng các sở kinh doanh, sản xuất. Chủ đầu tư là người nắm quyền quản lý, điều hành mô hình kinh doanh, sản xuất, nhằm đạt được các lợi ích lâu dài.
- Vậy vốn FDI là gì?
Vốn FDI chính là nguồn tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI có thể được phân theo tính chất dòng vốn (vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ) hoặc theo mục đích của nhà đầu tư (vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường)
Bạn sẽ cần tìm hiểu: ODA là gì? Vốn ODA là gì? Những điều cần biết về ODA
2. Nguồn gốc và bản chất của FDI
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của thế giới, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia.
Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:
Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nước được đầu tư.Mục đích ưu tiên hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận bởi chủ thể của họat động này là tư nhân.Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. FDI gắn liền với chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trên thế giới, đầu tư trưc tiếp nước ngoài - FDI được chia thành hai hình thức chủ yếu như sau:
Đầu tư mới (Green Field Investment - GI): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại.Mua lại và sáp nhập qua biên giới ( Mergers and Acquisitions - M&A): Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.Tại Việt Nam, theo điều 21 Luật đầu tư 2005 thì các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm:Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Business - Cooperation - Contract), hợp đồng BOT (Build - Operate - Transfer), hợp đồng BTO (Build - Transfer - Operate), hợp đồng BT(Build – Transfer).Đầu tư phát triển kinh doanh.Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
Các hình thức đầu tư trực tiếp khác, xem tại đây.
4. Vai trò của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa trên thế giới thông qua việc :
Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào.Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn; nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của nước ta đồng thời ổn định nền kinh tế và cải thiện mức sống tốt hơn. Hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI vào Việt Nam lớn hơn trong thời gian tiếp theo.
Tham khảo thêm nhiều kiến thức về FDI tại Đây
5. Thực trạng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay :
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có mặt ở Việt Nam vào ngày 29/12/1987, Quốc hội đã ký quyết định thông qua Luật Đầu tư nước ngoài sau quá trình đổi mới và những chính sách mở cửa nền kinh tế. Sự kiến đó đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Kể từ đó, khu vực có vốn FDI đã và đang đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Thực trạng FDI hiện nay là vô cùng khả quan, đem lại nhiều thành tích vẻ vang cho nền kinh tế nước nhà.
Đầu tư nước ngoài vừa là thành qua của quá trình hội nhập, vừa góp phần quan trọng giúp cho quá trình hội nhập có chiều sâu hơn. Bên cạnh đó còn thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam có thể kể đến những cường quốc như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Một trong những tập đoàn có mức đầu từ FDI "khủng" nhất là tập đoàn Samsung (Hàn Quốc).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những dự án FDI trong thời gian qua để hiểu tại sao con số này lại "khủng khiếp" đến như vậy.
6. Các dự án đầu tư FDI “hot" nhất thời gian qua :
6.1. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II của nhà đầu tư Nhật Bản
Ngày 8-2, UBND TP Cần Thơ tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II cho nhà đầu tư là liên danh Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Việt Nam) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản).
Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (tại Trung tâm Điện lực Ô Môn, (phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư cuối năm 2020 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào ngày 22-1-2021.
Dự án Nhiệt điện Ô Môn II có công suất 1.050MW, với tổng vốn đầu tư nước ngoài 1,3 tỷ USD. Đây là dự án FDI có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Cần Thơ. Đóng góp đáng kể tới sự tăng trưởng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
[caption id="" align="aligncenter" width="708"]
Toàn cảnh nhà máy nhiệt điện Ô Môn - Cần Thơ[/caption]
6.2. Dự án LG Display Hải Phòng
Sáng 7-2, UBND TP Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án LG Display Hải Phòng cho Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng với số vốn đầu tư 750 triệu USD. Đây là dự án đầu tư FDI với số vốn lớn đầu tiên trong năm mới 2021.
Trước đó, Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu năm 2016 với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký là 2,5 tỷ USD.
Lãnh đạo TP Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng thêm vốn cho LG Display Việt Nam Hải Phòng. Theo đó, với tổng mức đầu tư lên đến 3,25 tỷ USD, đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cao nhất trên địa bàn thành phố.
[caption id="" align="aligncenter" width="669"]
Nhà máy LG Display Việt Nam – Hải Phòng sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc[/caption]
6.3 Dự án nhà máy chế tạo lốp xe radian toàn thép ACTR tại Tây Ninh
Dự án chế tạo lốp xe Radian Jinyu (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD. Dự án này đã được đầu tư 280 triệu USD trước đó vào năm 2020 bởi Jinyu Tire với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR. Như vậy, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào dự án này là hơn 600 triệu USD.
[caption id="" align="aligncenter" width="783"]
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban Quản lý KKT tỉnh Tây Ninh phát biểu tại buổi lễ[/caption]
6.4 Dự án của Foxconn tại Bắc Giang
Nhà máy Fukang Technology đặt tại khu công nghiệp Quang Châu do Foxconn Singapore PTE Ltd quy mô công suất khoảng 8 triệu sản phẩm mỗi năm. Dự án có tổng vốn đầu tư đầu tư nước ngoài đăng ký 6.233 tỷ đồng, tương đương 270 triệu USD.
[caption id="" align="aligncenter" width="879"]
Phối cảnh nhà máy Foxconn - Quang Châu[/caption]
Foxconn bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2007, chủ yếu tại Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Năm 2019, doanh nghiệp này đã mở rộng đầu tư tại Quảng Ninh và tăng thêm quy mô đầu tư tại Bắc Giang. Tổng vốn đầu tư nước ngoài của Foxconn tại Việt Nam năm 2020 là 1,5 tỷ USD.
6.5 Dự án công nghệ tế bào quang điện JA Solar PV Việt Nam
[caption id="" align="aligncenter" width="858"]
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tặng hoa chúc mừng các nhà đầu tư[/caption]
Dự án Công nghệ tế bào quang điện Ja Solar PV Việt Nam của nhà đầu tư Ja Solar Investment (Hong Kong) Limited
Dự án công nghệ tế bào quang điện JA Solar PV Việt Nam với vốn đầu tư 210 triệu USD tại KCN Quang Châu, Bắc Giang. Dự án của nhà đầu tư Ja Solar Investment Limited (trụ sở chính tại Hồng Kông, Trung Quốc) có mục tiêu sản xuất tấm tế bào quang điện, quy mô công suất 3,5 triệu GW/năm.
Tham khảo các bài viết liên quan tại đây>>
Xem thêm : Sau 30 năm, FDI mang lại những gì cho Việt Nam
Kho tàng kiến thức về kinh tế Clibme hân hạnh cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho mọi người.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm :
INCOTERMS 2020-10 PHÚT ĐỂ NOTED TOP CÁC ĐIỀU CẦN LƯU Ý
2020: Xuất khẩu cà phê chờ “bùng nổ” tại EU – “Bàn đạp” EVFTA
Người thực hiện : Hồ Thiên Anh
MSV : 18050381
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất