Đây chắc là trend hot nhất trên mạng hiện tại sau vụ li dị của vợ chồng nhà Song. Và như thường lệ phe bị dang cư mận chửi nhiều hơn vẫn là các nhà làm luật Việt.
Là một người cũng ở trong ngành công nghiệp quảng cáo, cá nhân tui thấy việc cấm câu slogan Mở lon Việt Nam là một quyết định đúng đắn. Sau đây là các lý do.

1. Cụm từ Mở lon Việt Nam vi phạm chính sách quảng cáo. Cocacola không phải là một nhãn hiệu của Việt Nam, cũng không có bất cứ cái gì để đại diện cho Việt Nam trong chiến dịch này. Tôi yêu Việt Nam, ok. Việt Nam đất nước và con người, ok. Việt Nam the hidden charm, ok. Mở lon Việt Nam là cái gì?
2. Rất dễ mang lại hiệu quả xấu. Việc chữ lon trùng hợp với 1 từ lóng của tiếng Việt, có thể là vô tình hay cố ý chúng ta bàn sau. Khi nó đứng một mình như bulon, cái lon hoặc gắn với nhãn hiệu đồ uống như cái lon Coca thì không sao cả. Nhưng gắn nó với quốc danh thì không được có sai sót nào. Các bưởi sẽ nghĩ sao nếu hashtag của chiến dịch là #molonvietnam?
3. Nếu các bưởi nói vô tình trùng hợp thôi mà làm gì ghê dữ? Vậy tui viết Coca cl hay Cc Cola có được không? Viết tắt thôi mà làm gì ghê dữ. Vãi cocacola, vcc, vcl. Các bạn brand CC có thích hashtag #cccoca hay #cocacl không? Đây mới chỉ là nhãn hiệu của một công ty nước ngọt thôi nhé chứ chưa phải quốc danh như chữ Việt Nam.
Quảng cáo bị tuýt còi và cấm, thiệt hại là có, nhưng đó không phải là lý do để các bưởi lên án cục quản lý xuất bản và quảng cáo. Họ đã làm đúng trách nhiệm của họ: ngăn chặn những quảng cáo lập lờ không rõ nghĩa về mặt câu chữ, có dấu hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục.
Nói chung nếu trường hợp này diễn ra ở một nước phát triển nào đó, có thể nó sẽ được đưa vào giáo trình giảng dạy maketing cho các content writer. Nhưng vì nó ở VN, nên bọn quản lý cấm nó đều là bọn ngu cả. Từ lúc nào mà 2 chữ Việt Nam không còn là 2 chữ thiêng liêng bất khả xâm phạm với chính con dân của đất nước vậy?

Cũng tương tự như cháy 50ha rừng Hà Tĩnh thì Ờ vậy à, thả sad cái nào còn cháy nhà thờ xứ Pháp thì cảm thấy xé lòng với pray for Paris.