Hầu hết mọi người đều nghe nói về Octalysis - mô hình Game hóa dựa trên động lực con người. Nhưng bạn có biết Octalysis còn được xây dựng trên nền tảng vững chắc của khoa học hành vi và thần kinh không? Trên thực tế, Octalysis là mô hình Game hóa duy nhất được trích dẫn trong hơn 1500 luận án tiến sĩ và ấn phẩm học thuật.
Hôm nay chúng ta sẽ khám phá cách Mô hình Octalysis được kết nối với Khoa học hành vi và những tên tuổi lớn trong ngành như Daniel Kahnemann, Richard Thaler, Ryan Deci và Abraham Maslov.

Octalysis và những con số biết nói

Trong một thập kỷ vừa qua, Mô hình Octalysis đã được sử dụng để thiết kế và phát triển nhiều hành trình hấp dẫn cho người dùng trong các trải nghiệm kỹ thuật số và phi kỹ thuật số. Nhiều công ty lớn nhỏ đã tung ra các ứng dụng hỗ trợ Octalysis và trao quyền cho hơn một tỷ người dùng trên toàn thế giới, tương đương với 17% nhân loại.
Game hóa Octalysis có phạm vi tiếp cận rộng rãi. Hãy cùng xem xét những con số biết nói sau đây:
- Tài chính: Tăng doanh thu của một ngân hàng lên 800 triệu USD (tăng trưởng 113%).
- Tiêu dùng: Doanh thu hàng năm tăng 30% (đối với tập đoàn).
- Khách sạn: Tăng doanh thu bán hàng lên 712%.
- Giáo dục: Hoàn thành khóa học trực tuyến tăng 350%.
Thật dễ hiểu tại sao rất nhiều công ty bị thu hút bởi Mô hình Octalysis.

 Octalysis và khoa học hỗ trợ

Bạn có một sản phẩm mới. Bạn muốn đầu tư cho sản phẩm một trải nghiệm người dùng thực sự hấp dẫn. Bạn kiểm tra ROI của Octalysis và báo cáo những con số cho lãnh đạo của mình.
“Những con số tuyệt vời! Nhưng cơ sở cho sự thành công của họ là gì? May mắn? Một nhóm khách hàng tuyệt vời? Liệu nó có thực sự dành cho chúng ta không?”
Tới đây, bạn có thể trích dẫn 1500 luận án tiến sĩ và nghiên cứu học thuật mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Nhưng tại sao phải dừng lại khi bạn có thể giải thích Octalysis theo những thuật ngữ khoa học thuần túy để tạo ra tác động thậm chí còn lớn hơn!

Thuyết Tự Quyết (SDT)

Thuyết tự quyết là lý thuyết nổi tiếng về động lực của con người, liên quan đến cách con người được thúc đẩy từ bên trong, không phụ thuộc vào các phần thưởng bên ngoài.
Theo những người sáng lập SDT, Drs. Deci và Ryan, hạnh phúc của con người đến từ việc được thỏa mãn ba nhu cầu phổ quát là tự chủ, năng lực và quan hệ.
Tất cả những điều này chủ yếu liên quan đến động lực nội tại, vì tự thân những hoạt động này chính là phần thưởng với người thực hiện. Không cần điểm, tiền hay quà tặng, hãy làm cho người dùng của bạn cảm thấy tự chủ, khẳng định được năng lực và xây dựng được liên hệ với người khác.
Bạn có thể thấy SDT bên trong Mô hình Octalysis. Đó là nhóm Động lực Mũ trắng Động lực cốt lõi số 1: Mục đích và Nghĩa vụ cao cảĐộng lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu và Động lực cốt lõi số 3: Khuyến khích sáng tạo và Phản hồi cũng như Động lực cốt lõi số 5: Ảnh hưởng xã hội và Khả năng liên hệĐộng lực cốt lõi số 1: Mục đích và Nghĩa vụ cao cả đã được điều chỉnh để phù hợp với “mục đích”. Mục đích không thể thiếu đối với SDT, và chúng tôi tin rằng tất cả mọi người về bản chất đều muốn cảm nhận được một mục đích nào đó trong cuộc sống của mình.
Tôi thích cách lý thuyết tâm lý thống trị này được tích hợp rất tốt trong Mô hình Octalysis.

Kinh tế học hành vi

Bây giờ, chúng ta biết rằng cuộc sống không chỉ có động lực nội tại và giáo dục hay đổi mới. Chúng ta cũng cần chú ý đến động lực sinh ra từ cảm nhận về định hướng, hiệu quả và các khái niệm liên quan khác. Ví dụ, tại sao chúng ta muốn sưu tầm? Tại sao chúng ta thích hàng độc? Tại sao chúng ta ghét thua lỗ? Tại sao chúng ta bắt chước người khác?... Tất cả đều được trả lời trong công trình của các nhà Kinh tế học hành vi. Kinh tế học hành vi nghiên cứu hành vi dường như phi lý và đưa ra những giải thích hợp lý sâu sắc.
Daniel Kahnemann đã được trao giải Nobel Kinh tế cho công trình của ông về Ác cảm mất mát. Đồng nghiệp của ông, Richard Thaler sau đó cũng nhận được giải thưởng tương tự cho công trình nghiên cứu về Kinh tế học hành vi.
Vậy Octalysis liên quan như thế nào đến Kinh tế học hành vi?
Trên thực tế, Mô hình Octalysis bao gồm TẤT CẢ các khía cạnh chính của Kinh tế học hành vi thông qua 8 động lực cốt lõi.

Tháp nhu cầu của Maslow

Tháp nhu cầu của Abraham Maslow là một khuôn khổ cũ (1943) nhưng phổ biến. Hệ thống này thường được miêu tả theo hình kim tự tháp, với nhu cầu lớn nhất, cơ bản nhất ở dưới cùng, và nhu cầu tự hoàn thiện và siêu việt nằm ở trên cùng. Ý tưởng là những nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt được những nhu cầu cấp cao hơn.
Theo Maslow, để theo đuổi một nhu cầu cấp cao, một cá nhân buộc phải thỏa mãn hoàn toàn những nhu cầu cấp thấp. Tuy nhiên, các học giả ngày nay đã chứng minh được các nhu cầu này thường chồng chéo lên nhau - nghĩa là các nhu cầu cấp thấp có thể được ưu tiên hơn tại bất kỳ thời điểm nào.
Thật dễ dàng để thấy cách những Động lực Mũ đen trong mô hình Octalysis (Động lực cốt lõi số 6: Độ hiếm và Cảm giác nôn nóngĐộng lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò và Động lực cốt lõi số 8: Mất mát và Né tránh) đối phó với sự sống còn và an toàn. Đây là nơi các phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy được nuôi dưỡng và là nơi động lực của con người bị ảnh hưởng bởi các động cơ thúc đẩy cấp bách.
Điều thú vị là Mô hình Octalysis hoàn toàn đồng điệu với cách con người tương tác với những điều mới lạ trong cuộc sống. Khi chúng ta thấy điều gì đó mới, trước tiên chúng ta quyết định xem điều này có đáng quan tâm không. Chúng ta quyết định xem mình có cần tương tác với nó để duy trì/nâng cao sức khỏe cũng như sự an toàn sinh học của bản thân hay không. Chúng ta tìm kiếm những bằng chứng xã hội trước, sau đó mới tìm hiểu xem liệu trải nghiệm mới có mang lại cho chúng ta cảm giác về mục đích và quyền tự quyết.

Khoa học hành vi và Tâm lý học

Mô hình Octalysis được hỗ trợ mạnh mẽ bởi một loạt các chuyên ngành khoa học khác. Một ví dụ điển hình là Trường phái Tâm lý học Tích cực mà người khởi xướng nổi tiếng nhất là Martin Seligman. Trường phái này nghiên cứu những gì làm cho cuộc sống trở nên đáng sống. Họ tập trung vào cả hạnh phúc cá nhân lẫn hạnh phúc xã hội. Hầu hết những gì họ nghiên cứu đều liên quan đến Động lực Mũ trắng cũng như Động lực Não phải của Mô hình Octalysis, lí giải vì sao và làm thế nào chúng ta cảm thấy thoải mái, cảm thấy kiểm soát, cảm thấy tự tin và cảm thấy được kết nối với người khác.
Lâu đời hơn một chút nhưng không kém phần liên quan là Trường phái Tư tưởng Hành vi với các nhà khoa học nổi tiếng như Ivan Pavlov (được biết đến từ Hiệu ứng Pavlov) và BF Skinner (được biết đến với công trình nghiên cứu về khả năng gây nghiện của những kích thích không thể đoán trước). Trường phái này có liên kết chặt chẽ với Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựuĐộng lực cốt lõi số 6: Độ hiếm và Cảm giác nôn nóngĐộng lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò và Động lực cốt lõi số 8: Mất mát và Né tránh. Chúng tôi thường áp dụng những kiến ​​thức này cho các dự án hình thành thói quen chăm sóc sức khỏe (uống thuốc hàng ngày); rèn luyện (chương trình ăn kiêng); hoạt động môi trường (thúc đẩy mọi người thực hiện các hành động 'xanh' hàng ngày).

Kết luận

Chúng ta đã thấy Mô hình Octalysis chứng minh được giá trị của mình trên thị trường như thế nào. Nó đã cải thiện cuộc sống của hơn một tỷ người dùng và các thiết kế Octalysis cũng giúp mọi người và các công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Trên tất cả, Octalysis là Mô hình Game hóa duy nhất được hỗ trợ đầy đủ bởi khoa học. Nó giúp cho khoa học tiến gần hơn với cuộc sống. Giờ đây bạn đã có trong tay một công cụ tuyệt vời làm cho sản phẩm của bạn tốt hơn, sinh lời nhiều hơn, khiến đồng nghiệp chăm chỉ hơn.
Octalysis sẵn sàng để cải thiện thế giới.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa: