Dạo này mình hay mơ. Không phải nằm nhắm mắt ngủ rồi mơ, mà ngồi, mắt mở, mơ (mộng).
Từ lúc ý thức được rằng:
All conflicts result from misunderstanding / A breakdown in communication can quickly lead to conflict, when in fact, the only issue may be a misunderstanding of another party’s expectations.
( mọi bất đồng đều xuất phát từ việc không (chịu) hiểu nhau ) hay nói cách khác,

Communication is Key in Resolving Conflict.

( giao tiếp là chìa khóa giải quyết bất đồng.)
*Chú ý là, giao tiếp ở đây không có nghĩa là chúng mình ngồi nói chuyện với nhau, mà là sự trao đổi thông tin, qua bất kỳ phương tiện nào. 
Ừm, từ lúc được biết đến “triết lý” này, mình (và có lẽ nhiều người khác nữa) hay cố gắng tìm cách cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, cố gặp gỡ nhiều người, dành nhiều thời gian để hỏi thăm nhau, để hiểu nhau. Tựu chung là trau dồi interpersonal skill.
Thật ra phản ứng đó đúng ,và hợp lý. Nhưng có tới 4 kĩ năng cơ bản để sử dụng một ngôn ngữ là Nghe – Nói – Đọc – Viết, tại sao chúng mình chỉ chăm chăm vào Nghe -Nói vậy nhỉ? Trong khi, Đọc – Viết tỏ ra khá “tiềm năng” trong việc giúp mọi người hiểu đủ và đúng tâm tư tình cảm, suy nghĩ, mindet… của người kia mà.
_MG_7553.JPG

ĐỌC
Khi mình chăm đọc những văn bản dài, để hiểu nội dung bài viết (như hồi ôn thi tiếng Anh thi ĐH làm bài đọc) thì khả năng nghe của mình cũng tốt hơn.
Nghe ở đây không bao gồm nghe rõ chữ, mà là kiên nhẫn nghe, để hiểu đúng và đủ ý đồ người viết.
Đọc rèn mình tính kiên nhẫn, khả năng tập trung. Để khi mình nghe ai đó nói, cũng kiên nhẫn và biết phải chú ý vào chi tiết câu chuyện đối phương kể, để hiểu đúng, và đủ những gì bạn ấy nghĩ. Có thể đầu sách dẫn dắt hơi chán, nhưng đằng sau có thể ẩn chứa nhiều điều mình chưa biết. Có thể bạn hơi chộp giật nói lan man, không nghe tiếp sẽ chẳng biết vấn đề người kia muốn truyền tải/ đã trải qua là gì.
Còn cậu chắc cũng quen với câu chuyện A nói chưa hết câu B đã nhảy xổ vào cắt lời. Hay C không cho D cơ hội giải thích, những câu nói như “Đủ rồi”, “Thôi hiểu rồi”, v.v… đúng không?
Lúc trao đổi nói chuyện, có nhiều yếu tố nhiễu làm ảnh hưởng đến nội dung/ ý đồ người nói. Chẳng hạn như, âm lượng, thời tiết, chưa ăn sáng, đường huyết giảm, mất hứng, khả năng diễn đạt…
Tương tự, có nhiều yếu tố nhiễu khiến người nghe chưa chắc “on the same page” với người nói.
Giống như là, ánh sáng từ mặt trời xuống bàn học mình, đã đi qua hàng tá bụi bẩn trong không khí, xuống đây nó không còn đẹp như nó vốn là nữa.
VIẾT
Không phải vì thích, nên mình mơ về thế giới ai cũng viết.
Theo mình cảm nhận, viết phản ánh đúng nhất cá tính, thế giới quan người viết. Hay nói cách khác, là con người thật của họ. Họ có mạnh mẽ như bề ngoài? Họ có lạnh lùng như gương mặt họ? Có thật thân thiện như cách chào mình? Có quan tâm tới môi trường thật, hay chỉ theo trend? Có biết chăm sóc bản thân?…
Dành những phút tĩnh tâm của bản thân để viết ra những gì chúng mình nghĩ, cảm nhận, viết về bất cứ thứ gì mình quan tâm, giống như thể đang vẽ chính mình qua trang giấy (màn hình) vậy.
Viết không có nghĩa là kể khổ, là than phiền. Viết để chia sẻ quan điểm và suy nghĩ. Viết công khai thay vì viết nhật ký là để chia sẻ, để mọi người hiểu mình, và chính mình cũng củng cố thế giới quan tốt hơn nữa. Người có cá tính đâu phải người ăn mặc hầm hố, xăm hình đầy mình. Cá tính toát lên từ chính những giá trị cốt lõi.
Tại sao chúng ta thích chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất của đời mình, mà lại không muốn lưu lại những suy nghĩ chân thực cũng đẹp không kém (cái đẹp của hiện tại không nhất thiết là đẹp của vài năm sau) bên trong mình nhỉ?
Mọi người cứ hay nói, xã hội bây giờ coi trọng vẻ đẹp bề ngoài hơn là vẻ đẹp tâm hồn. Mindset đó thật ra xuất phát từ những thói quen hàng ngày của mỗi cá nhân trong xã hội đó. Ví dụ như, cậu đi Sapa chơi, cậu chụp thật nhiều ảnh đẹp, đăng lên insta, fb. Mọi người xem ảnh trầm trồ khen “Cảnh Sapa sao đẹp thế”, “Bạn này chân trắng ghê”,… Đó chẳng phải là những thứ thuộc về bề ngoài đó sao? Nhiều “cậu” gộp lại, chúng mình có một xã hội xem trọng sắc đẹp.
Nói vậy lại thành vơ đũa cả nắm, vì nhiều bác chụp ảnh đẹp thật. Ảnh đẹp không phải vì cảnh và người đẹp, mà vì hiện lên cả một câu chuyện đẹp phía sau ấy. Ví dụ như ảnh dưới này mình download từ một nhóm nhiếp ảnh trên FB mà không nhớ tên.. :((
Nhưng bức ảnh không thể nói lên toàn bộ con người bác ấy được. Có thể chỉ là một người hiếu kỳ, có thể ở nhà cũng chẳng yêu trẻ con, có thể có một tuổi thơ buồn, có thể…
Mình mơ về một ngày, thế giới này, mọi người ai cũng viết. Vì mình muốn hiểu con người họ đúng
54523525_1958339347610694_309438357723676672_o


và đủ hơn. Để không bỏ lỡ một người “cùng bộ lạc” chia sẻ cùng hệ giá trị của mình. Vì như cậu biết đấy, mỗi người chúng mình là trung bình cộng của năm người mình hay tiếp xúc nhất. Thất tốt nếu họ đều có những hệ giá trị mình theo đuổi, nhỉ?
Trong một xã hội mà xích mích và hiểu nhầm xảy ra như cơm bữa, thì mình ước mọi người ai cũng viết, để mình hiểu nhau hơn.
 
 
Kết bài:
Nghe – Nói là 2 kĩ năng tối cần thiết, vì mình sống trong một tập thể cần giao tiếp hàng ngày. Việc trau dồi nó là không cần bàn cãi.
Nhưng Đọc – Viết cũng nên được tận dụng thay vì bỏ quên. Không hẳn để bồi đắp tri thức, không nhất thiết để làm blogger, có thể nghĩ đơn giản để phục vụ Nghe – Nói tốt hơn.
Mình quay lại chủ đề:

Communication is Key in Resolving Conflict.

Chọn phương thức communication thế nào là ở mỗi người thôi. Mình thì mình rất rất hy vọng những người xung quanh cũng có thói quen viết, và đọc, để ghét nhau thì ít, hiểu và yêu thương nhau thì nhiều.