Mình luôn nói tôi là người Việt mỗi khi có thể, nhưng mà không quá tự hào đâu.
Giới thiệu về mình chút, mình hiện là du học sinh đang học tại Nhật Bản, theo diện học bổng chính phủ Nhật nên về tài chính, mình có...

Giới thiệu về mình chút, mình hiện là du học sinh đang học tại Nhật Bản, theo diện học bổng chính phủ Nhật nên về tài chính, mình có một cuộc sống thoải mái dù có làm thêm hay không. Tại đây mình dùng Tiếng Anh là chủ yếu, tiếng Nhật mình không tốt, chỉ tạm giao tiếp rất cơ bản hàng ngày. Mình dành phần lớn thời gian trên trường đại học, một chút đi làm thêm cho một công ty phần mềm nhỏ nên là mình tin mình được tiếp xúc chủ yếu với tầng lớp trung lưu trí thức ở Nhật Bản.
Mình vừa đọc bài Dân tộc "ăn cắp"-"phá luật" và cũng không thiếu những bài trên Internet nói về giá trị của quốc tịch Việt trên thế giới, rõ ràng là tiêu cực thì nhiều mà tích cực thì ít. Đây không phải bài ủng hộ hay phản đối những ý kiến đó. Trong tiêu đề, mình cố gắng thể hiện sự trung lập. Mình hiểu phần nào những giá trị thực của người Việt. Nhưng mình cũng bị ảnh hưởng vì giá trị người Việt ở hải ngoại thường không cao. Trong bài này, mình sẽ nêu quan điểm của mình về những câu hỏi sau
#1: Quốc tịch Việt có giá bao nhiêu?
#2: Tự hào hay hổ thẹn khi là người Việt?
#3: Giá trị bản thân?
#1: Quốc tịch Việt có giá bao nhiêu?
Đầu tiên thì điều gì tạo nên giá trị một quốc tịch? Tại sao giá trị quốc tịch Nhật Bản cao hơn hẳn Việt Nam?
Mình nghĩ 2 yếu tố quan trọng nhất là Kinh Tế, sự Phát Triển và Giá Trị Trung Bình Của Cộng Đồng Nước Đó Ở Nước Ngoài.
Kinh Tế, sự Phát Triển: Ai quan tâm Nhật từng gây chiến tưng bừng cả châu Á, giết cả triệu người chứ? Người ta quan tâm rằng người Nhật chịu chi và giàu rất giàu có. Ai quan tâm Việt Nam từng đánh cho Pháp chạy, đánh cho Mỹ lui chứ? Người ta chỉ thấy Việt Nam là communism<*1>, kính tế còn nghèo cùng với vô số vấn đề xã hội.
Giá Trị Trung Bình Của Cộng Đồng Nước Đó Ở Nước Ngoài: Mình cảm thấy khi một đất nước tốt, người ta có xu hướng đánh giá nó cao quá lên. Ví dụ thường thấy là Nhật Bản được đa số người Việt nghĩ là đất nước tiết kiệm. Người già thì mình không chắc, nhưng bọn trẻ thì tụi nó đốt tiền như giấy vậy. Và ngược lại, một đất nước chưa được tốt, nó lại hay bị dìm xuống. Như chuyện người Việt ở Nhật ăn trộm nhiều và bị quy chụp lại với cả một nền văn hóa. Lý do cho xu hướng này có lẽ tại 1 đất nước giàu có, lý do ra nước ngoài là du lịch, những người ra nước ngoài thường cũng đại diện cho trung và thượng lưu. Còn một đất nước đang phát triển, ra ngoài phần lớn là lao động kiếm tiền, đại diện cho tầng lớp thấp hơn của xã hội.
Tóm lại, mình nghĩ giá trị thật của quốc tịch Việt Nam không quá thấp như chúng ta nghĩ. Đúng là còn cả tỷ thứ để mà sửa thật, nhưng mình vẫn cảm thấy trong mỗi người phần tốt vẫn hơn phần ác. Mình tin rằng, khi kinh tế đi lên và con người tin nhau hơn, mọi thứ sẽ dần khác.
Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...
Nhưng với người nước ngoài, có lẽ giá trị Việt thực sự thấp lắm.
Chú thích
*1: Mình cũng rất bất ngờ khi ra nước ngoài, bọn họ đánh giá communism thấp ghê gớm vậy.
***
#2: Tự hào hay hổ thẹn khi là người Việt?
Đảo câu hỏi thành: Tự hào hay hổ thẹn khi là người Nhật? thì sao ...
1 người Nhật bình thường sẽ có cuộc sống như thế này: Sinh ra ở một gia đình bình thường, cuộc sống thành phố, từ mẫu giáo đến đại học học ở những ngôi trường bình thường ở Nhật, tức thuộc dạng tốt thế giới. Khi học sẽ làm những công việc làm thêm chân tay, lương khoảng 200kVND/h, 4-8 tiếng một tuần. Sau một vài năm dành dụm, có thể đi một vài nước trên thế giới. Sau rồi đi làm với mức lương khoảng 65trVND/tháng (3k3$/tháng). Giá trị của người này là 65trVND/tháng, ít nhiều trải nghiệm quốc tế, điểm tốt của đa số người Nhật (lịch sự, trung thực, chăm chỉ, vv), điểm tệ của đa số người Nhật (broken English, hơi vô cảm, vv)
1 người Việt xuất thân bình thường thì hiển nhiên khó khăn hơn nhiều, thậm chí không phải ai cũng có cơ hội và điều kiện học Đại Học. Và cả khi học Đại Học xong, cái người xuất thân bình thường ấy cũng phải thực sự nỗ lực để đạt khoản lương 20trVND (1k$/tháng)<*2>. Giá trị của người này là 20trVND/tháng, khả năng cao chưa từng ra nước ngoài, điểm tốt của đa số người Việt (năng động, hòa đồng, vv), điểm tệ của đa số người Việt ( không kỷ luật, cá nhân, vv)
Trong 2 người kia thì ai là người có quyền tự hào hơn? Tùy điểm nhìn mỗi người thôi. Một cái nhìn khách quan thì hiển nhiên người Nhật phía trên có giá trị vượt trội. Nhưng nếu xét từ bên trong ra, người Việt kia đã phải chiến đấu rất ngoan khổ mà, cuộc đời anh ta hẳn là phải bước qua đầy rẫy thất bại chán trường mới có một chỗ đứng như vậy trong xã hội. Có 1 câu thơ<*3> trong "The Dhammapada" mà mình rất thích
Greater in combat than a person who conquers a thousand times a thousand people is the person who conquers herself
Chú thích
*2: Bây giờ các bạn IT ra trường lương hình như 1k$ cũng không quá hiếm nữa. Nhưng mình tin nói chung vẫn khá hiếm
*3: Người mà chiến thắng chính bản thân mình còn mạnh mẽ hơn kẻ chiến thắng 1000 người khác trong 1000 trận chiến (Nôm na là 1 triệu người)
Greater in combat
Than a person who conquers
A thousand times a thousand people
Is the person who conquers herself
***
#3: Giá trị bản thân?
Phần này là hoàn toàn quan điểm chủ quan của mình. Mình nghĩ tại website này chủ yêu người đọc sẽ là những người trí thức ở Việt Nam. Nhiều người có thể còn đang sinh sống hay học tập ở nước ngoài. Trong bài Dân tộc "ăn cắp"-"phá luật", tác giả kết rằng chúng ta không được đổ lỗi chúng ta sống ở đất nước chưa phát triển, việc sinh ra và lớn lên ở đâu không phải là cớ để biện minh cho hành động. Mình đồng ý một phần, mà cũng phản đối một phần. Mình cho rằng, việc sinh ra và lớn lên ở đâu ảnh hưởng quá lớn tới kinh tế, suy nghĩ và cả văn hóa của một con người. Nhưng giới hạn của một con người cũng thực sự rất phi thường, đủ để vượt qua những khó khăn về kinh tế, những hẹp hòi trong suy nghĩ hay cả những điều xấu trong một nền văn hóa. Nhưng để phát huy giá trị đấy, cũng là một đoạn đường đầy rẫy thất bại chán trường đấy, cần đấu tranh thật sự ngoan khổ đấy.
Đã đọc đến tận đây, vất vả rồi!

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Hanate
Cảm ơn bạn về bài viết. Về vấn đề này, đa số bài viết mình gặp qua, như bạn nói, thường có hơi hướm "tự nhục" là chính, nên tìm được một quan điểm "nhẹ nhàng" như của bạn khiến tâm trạng mình rất vui và thoải mái khi đọc :)
Mấu chốt của vấn đề, theo mình mỗi người phải tự trang bị cho mình kiến thức, tiếp xúc với nhiều tư tưởng, suy nghĩ, từ đó hiểu rõ vị trí của bản thân và nước nhà và đặc biệt không để truyền thông dắt mũi :)).
- Báo cáo

chiisai
Cảm ơn bạn
những bình luận như thế này rất ý nghĩa với mình

- Báo cáo
DerekDerek
Đồng ý với bạn ý về truyền thông này. Trong thời buổi "truyền thông bất lương" tràn ngập như bây giờ thì nó là một nhân tố lớn thật đấy.
- Báo cáo
Thắng Lợi
mình không rõ lắm về cái kiến thức mà mỗi người phải tự trang bị theo bạn là như thế nào và đến đâu , nhưng có cái này không thể phủ nhận :
- sang Nhật ăn cắp
- sang Sing làm gõ
- sang Anh chuyên cần
- sang Czech buôn ma túy
(thiếu thì bổ sung)
Không có lửa thi làm sao có khói , bạn thử trình bày cái kiến thức mà bạn tự trang bị cho mình xem , khi Cục trưởng phồng chống tội phạm công nghệ cao bảo kê cho đánh bạc Online , chính quyền lừa dân chiếm đất , bạn nghĩ có tài liệu nào rõ hơn không , sách vở là lý thuyết , thực tế thì chứng minh , truyền thông có thể bịa láo toét nhưng người Việt ăn cắp , lừa đảo ..... là có và nhiều , Liệu theo bạn ai bị dắt mũi ở đây , bạn hay tôi .
- Báo cáo
Sói Biết Bay
Thực ra thì ý của bạn cũng đúng mà cũng sai, dù sao cuộc sống không chỉ có 2 sự lựa chọn là đúng sai mà có rất nhiều thứ khác, truyền thông thì có this có that, có ít có nhiều,...
- Báo cáo

.Ngưn. 

Nghĩ cho cùng thì, mỗi một cá nhân khi du học ở nước ngoài, có thể khi giới thiệu mình đến từ Việt Nam với giọng không tự hào lắm, nhưng tối thiểu phải ý thức mình đang là đại diện cho Tổ quốc và chấp hành đúng luật lệ ở xứ người. Có thể bạn sinh ra ở một môi trường sống mà những thói hư tật xấu tràn ngập xung quanh. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cũng sẽ giống như vậy, được quyền làm như vậy. Hoa sen gần bùn nhưng chẳng tanh mùi bùn thì con người, loài động vật bậc cao có tư duy có suy nghĩ, thì tại sao lại không thể tự rèn để bản thân không hôi tanh "mùi bùn"?
Mình đồng ý với bạn ở chỗ, khi mình thấy một đất nước tốt thì thường đánh giá nó quá cao, đồng thời lại tự ti "dìm" đất nước mình xuống. Nước Nhật qua lời của báo chí, các công ty du học thì rất hào nhoáng, nhưng qua rồi mới thấy những góc tối không thua kém nước mình là bao. :))
- Báo cáo

chiisai
Có lẽ mình viết chưa rõ. Đại ý mình cũng là tập trung vào xây dựng giá trị bản thân.
Còn về việc mỗi người là đại diện cho Tổ quốc và chấp hành luật xứ người thì rõ ràng là đúng rồi, nhưng thực sự du học sinh mình sang nhiều người thực sự quá khổ. Cuộc sống khổ, không biết tiếng, tự ti và cả khoản nợ đè đầu để có thể sang được Nhật. Trong khi đó thì ăn trộm lại quá là dễ. Mình cũng ko dám chắc đặt mình vào hoàn cảnh họ mình liệu có đủ sức mạnh để giữ giá trị bản thân nữa không.
ps: Vụ anh Hào gần đây thì rõ ràng là không có từ bào chữa rồi.
- Báo cáo

.Ngưn. 

Về vấn đề du học sinh sang Nhật khổ, mình vừa đồng cảm nhưng vừa không đồng cảm. Không đồng cảm ở chỗ, họ sang lao động để kiếm tiền nhưng lại mang mác du học sinh. Chính bản thân họ lựa chọn điều này thì họ khổ là do bản thân tự chuốc lấy. Nhật vốn chưa bao giờ là miền đất hứa.
Nhưng cũng không hoàn toàn trách họ được. Vì nhiều công ty du học vô trách nhiệm, vẽ ra trước mặt họ một chiếc bánh vẽ với lời hứa hẹn một tương lai màu hồng, nhằm "hút máu" càng nhiều con "thiêu thân" càng tốt. Phải chi gặp công ty du học có tâm, cho họ biết về thực trạng lao động trá hình du học hiện nay, dạy họ cái ngôn ngữ, văn hoá cho tử tế, xem xét điều kiện hoàn cảnh của họ có đủ để đi du học không hoặc chí ít ráng tìm nhiều suất học bổng cho họ. Như vậy họ sẽ không phải rơi vào tình trạng "khổ" khi đi "du học" xứ người. Đó là điểm mà mình đồng cảm.
- Báo cáo

Mr. Ngoan
mình thích bài viết này.
m muốn đóng góp 1 câu chuyện như sau: Bạn tôi là người việt quốc tịch SIN. công việc của nó là làm an ninh sân bay bên SIN. nó tiết lộ 1 ít thông tin như sau, bên sin làm gà ko chỉ có ng việt, có đủ các nước châu á khác. và nhiệm vụ của hải quan sân bay sẽ ngăn chặn những yếu tốt đó bằng cách quan sát: ăn mặc hở hang, tóc tai màu mè, chưng diện khác thường, tiếng anh bập bẹ, ra vô SIn rất nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn.....là những yếu tố bị để ý và kiểm tra ưu tiên hết không riêng gì ng việt. nghe xong m thấy thở phào vì nhẹ nhõm trong lòng.
câu chuyện 2: lúc m đi học bên mẽo. trong hội nhóm sinh viên có tham gia 1 group giúp đỡ các bạn học khác, phải giới thiệu về bản thân và nơi mình đến. khi nói tui là ng việt, trừ mấy đứa gốc việt hay châu á thì nó còn biết vn ở đâu, tây ngố hay mẽo ngố nó hỏi vn có phải china ko nghe cười ị luôn :v m mới chỉ cho tụi nó thấy vn ở đâu trên bản đồ thì tụi nó cũng mắt chữ A mồm chữ O thì ra nước mày nhỏ xíu vậy á :v trong nhóm có 1 thằng mẽo ngố nó nói ah đúng rồi ông tao có đi lính vn đó, còn vn ở đâu t ko biết @@
m muón kể 2 câu chuyện trên để bổ sung vào bài viết của bạn. mình lớn lên ở đâu không quan trọng, ăn cắp thì do bản thân ăn cắp liên quan quái gi t ở đất nước abc nên t mới ăn cắp nghe buồn cười. bên mẽo mỹ đen nó cướp siêu thị ko lẽ nó bị bắt là đổ thừa do nó mỹ đen nên nó ăn cắp hahah. vậy mỹ trắng nó cướp bank thì nói do t là ng mỹ trắng nên ta cướp bank :)
- Báo cáo

Nga Lê
A man who conquers himself is greater than one who conquers a thousand men in battle
nhẽ ra bạn nên trích như thế này thì dễ hiểu hơn
- Báo cáo

chiisai
Cái này là mình trích nguyên từ cuốn The Dhammapada ra. Và lối viết của nó thực sự là làm người ta xoắn não
- Báo cáo

Nga Lê
chúc mừng bạn nếu có ý định làm người ta xoắn não. mình cũng xoắn thật nên check lại gg mới hiểu :)).
- Báo cáo

Nguyễn Kim Hoàng Đức
Minh xin kể một câu chuyện nhỏ. Hồi bé, khi mới bắt đầu dậy thì và bắt đầu quan tâm đến quần áo, vẻ bề ngoài, mình k bao giờ kể cho bọn bạn cùng lớp nghe bố mẹ mình chỉ là công nhân. Hồi ấy mình bảo bố mình là kĩ sư xây dựng :)). Lớp mình học, mặt bằng chung là bọn nó cực giàu, mới học cấp 2 thôi nhưng đã có tài xế riêng đi xe hơi xịn đưa đón. Bây giờ khi mà mình đã lớn hơn, bố mẹ mình đã đỡ khổ hơn thời trước, mình k ngại việc nói về bố mẹ mình là những người công nhân. vì mình nghĩ bây giờ tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của mình là lương mình làm ra trong một tháng, hay cách mình đối xử với thế giới. Nhưng nếu quay lại khoảng thời gian đó, lứa tuổi đó, mình vẫn k kể cho bạn bè mình rằng ba mẹ mình là công nhân, gia đình mình đã vất vả ra sao, nhưng mình sẽ kể cho chúng ta ba mẹ mình đã thương yêu và ủng hộ mình như thế nào.
Bạn có nghĩ mình là người tự hòa về mình là người Việt Nam?
- Báo cáo