Phim ảnh vốn dĩ là lấy từ những câu chuyện đời thực hoặc được chuyển hóa từ những giấc mơ gọi là viễn tưởng. Mình không đủ sức để có thể nhớ hoặc hình dung nổi tất cả chúng. Lạ thay có câu nói cứ lặp mãi không nào dứt được "Không sao", "Không sao mà", "mình không sao, mình ổn"...
Có thể chúng ta đặt trong một bối cảnh khá nhẹ nhàng thì sẽ không nhận ra được vấn đề nghiêm trọng của nó. Nhưng trong thực tế khi xét trong sự nặng nhẹ nó lại thực sự nguy hiểm. Rằng có một thứ gì đó tồi tệ diễn ra trong cơ thể của chúng ta từ sức khỏe đến cảm xúc. Và một sự thật hiển nhiên là chúng ta đang tự lừa dối bộ não của mình.

Bướng bỉnh và hoang tưởng

Có vẻ như không riêng mình mà còn có vô số những con người ngoài kia cực kỳ bướng bỉnh, cứng đầu. Minh họa gần gũi nhất là các cặp đôi yêu nhau trên phim ảnh, cô bạn gái khi được bạn trai dò hỏi "em có sao không" (khi thấy nét mặt cô ấy không được ổn). Cô bạn gái chắc cũng lo bạn trai suy nghĩ cho mình quá nhiều mà trả lời rằng " em không sao, em ổn mà" bla bla... Y như rằng không ít thì nhiều chúng ta đều biết rằng cô bạn gái thực sự là đang rất không ổn một chút nào.
Vấn đề đặt ra ở đây là gì? Khi chúng ta không thật lòng thì sẽ có rất nhiều hậu quả khó lường trước được. Thay vào đó chúng ta nên học cách dũng cảm đối diện, đừng cố ôm hết phiền muộn hay tâm tư khó tả vào lòng. Ngoài đời, chắc cũng không thiếu những cảnh hay sự việc này. Nó hẳn diễn ra một cách thường xuyên trong tất cả các mối quan hệ xã hội, từ gia đình, bạn bè, ...khi nói đến sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần.
Chúng ta đều hiểu rằng không ai may mắn mà cảm thấy đều tốt trong 365 ngày của một năm. Tất cả đều phải trải qua những cái gọi là tác động từ ngoại cảnh đến nội tại bên trong. Và hầu hết chúng ta đều không cảm thấy ổn nhưng vẫn giả vờ chúng ta đang rất bình thường.
Trong cuốn sách Get Out Your Own Way , bác sĩ tâm thần Mark Goulston nói về bản chất phản trực giác của việc thừa nhận nỗi đau.
Ông ấy viết:
Thừa nhận với bản thân rằng bạn đang khó chịu hoặc đau đớn có thể khiến bạn cảm thấy bị phơi bày. Bạn lo sợ rằng việc thừa nhận một cảm giác tồi tệ sẽ mang lại cho nó nhiều sức mạnh hơn. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể không thể chịu đựng được điều đó ”
Khi có những cảm xúc tiêu cực, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là hạ thấp chúng hoặc bỏ chạy. Nhưng như Goulston lập luận,
“Điều ngược lại thường đúng: nhận ra một cảm giác giúp giải phóng căng thẳng bị dồn nén và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn là tồi tệ hơn”.
Theo mình hẳn là có một thang điểm cho sự bướng bỉnh này từ thái cực này đến thái cực khác. Ví dụ: Chẳng ai lại muốn đến bệnh viện khi mắc một bệnh gì đó không nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế, khi không muốn tức là chúng ta đang đánh mất hoặc lờ đi giải pháp và vấn đề mắc phải vẫn sẽ tiếp diễn.

Sự thừa nhận: Khởi đầu cho một điều lành

Nếu như lần tới bạn cảm thấy không được tốt, bạn thấy tồi tệ về mặt sức khỏe hoặc tinh thần thì hãy thừa nhận sự hiện diện của nó. Ví dụ: "Tôi đã bị đau đầu mấy hôm nay, tôi cảm thấy không ổn". Hoặc ví dụ về mặt cảm xúc: "Tôi cảm thấy chán nản trong công việc."
Việc thể hiện những gì bạn đang trải qua cho người khác, tinh thần bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đôi khi có nhiều khả năng tìm ra được giải pháp. Đơn giản hóa vấn đề này đó là khi bạn muốn giả vờ rằng mình ổn thì hãy sẵn sàng nói mình không ổn.
Ngày nay, việc giãi bày về vấn đề của bản thân thật khó. Và đó không phải là điều gì đáng để cho chúng ta cảm thấy tự hào, thay vào đó nói một cách ví von thì nó là nghệ thuật hắc ám có thể gây ra những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng.
Ví dụ như nỗi đau thể xác có thể đe dọa sự sống của chính bạn. Và cảm xúc đau đớn sẽ chèn ép sự ham muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính bạn.
Vì vậy, thay vì giữ sự khó chịu bức bối trong thân tâm, hãy đưa nó ra ngay tức khắc để giải tỏa.

Nhất quán trong lối sống

Đối với mình sự nhất quán trong lối sống cực kỳ quan trọng, nó chi phối cho cảm xúc tâm thái của mình luôn được ổn định. Và để làm được điều đó mình cũng phải luôn ý thức nhắc nhở bản thân rằng giữ trạng thái tinh thần ổn định không quá vui và không quá buồn. Điều đó làm cuộc sống của mình trở nên nhẹ nhàng và đồng điệu hơn:
Một số điều mà mình thường làm để rèn luyện sự nhất quán trong lối sống:
Khi cảm thấy tràn đầy năng lượng, mình làm việc ít hơn hoặc hoàn toàn không: Thú thật là mình làm việc năng suất hơn so với những ngày bình thường. Nhưng không có nghĩa là mình bảo các bạn không làm việc khi các bạn cảm thấy thiếu hụt năng lượng.
Khi có những suy nghĩ xung đột với nhau, mình thường dành thời gian nghỉ ngơi, uống một cốc nước, đi vệ sinh...
Khi mục tiêu cần đạt không thành công, thì mình sẽ tạm thời bỏ qua.
Đặt câu hỏi: Vậy thì sao? Ví dụ: Không mua được chiếc váy đắt đỏ mà mình yêu thích? Vậy thì sao, không có nó tôi vẫn phải sống, học và làm mỗi ngày mà! Điều này giúp chúng ta đơn giản hóa vấn đề mỗi ngày. Không được chàng trai mình thích cưa cẩm, vậy thì sao? Chả sao cả, tôi vẫn được sống mà.
Rèn luyện những thói quen tốt như đọc sách, thể dục thể thao...
Khi cảm thấy kiệt sức, hãy tự tạo niềm vui cho bản thân. Đó là phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn lấy lại năng lượng.
Và quan trọng nhất khi cảm thấy bế tắc hãy cầu cứu ai đó giúp đỡ bạn như gia đình, bạn bè...
Chúc các bạn một buổi chiều tốt lành!