Lưu ý
Bài viết là góp nhặt từ kinh nghiệm chủ quan của FME Blog về minh họa dữ liệu (data visualisation) trong hoạt động làm việc hàng ngày. Các tài liệu đính kèm chỉ mang tính chất tham khảo. Mong nhận được góp ý, bổ sung từ mọi người. Mọi thông tin xin gửi đến [email protected]. Xin cảm ơn!

Lý thuyết

1. Vì sao cần minh họa dữ liệu

(Gọi là minh họa dữ liệu cho sang chứ thực ra là vẽ chart). Tưởng tượng bạn là sếp, bạn yêu cầu nhân viên gửi báo cáo doanh thu, nhân viên A gửi cho bạn 1 file Excel khoảng 1.800 dòng và nhân viên B gửi cho bạn báo cáo thể hiện 4 đồ thị doanh thu theo tháng, theo sản phẩm, theo cửa hàng, theo nhân viên (có kèm theo 1.800 dòng). Bạn chắc chọn đọc báo cáo của nhân viên B chứ nhỉ. Như vậy thì việc minh họa dữ liệu cần thiết vì:
a. Chuyển dữ liệu phức tạp thành thông tin dễ đọc dễ tiêu hóa hơn
b. Giúp người đọc tập trung vào thông tin không tập trung vào dữ liệu
c. Hướng (hoặc lái) người đọc đến trọng tâm 1 cách nhanh chóng
d. Nếu được thiết kế tốt, người đọc có thể tùy biến, lọc và xem theo nhu cầu

2. Các loại đồ thị (chart) cơ bản

FME Blog xin tổng hợp các chart cơ bản tùy theo nhu cầu phân tích và minh họa
<i>Dựa trên mục đích để tìm loại chart nào cho phù hợp</i>
Dựa trên mục đích để tìm loại chart nào cho phù hợp

Các bước để vẽ chart đúng ý

Bắt đầu nhảy vào mở file Excel, lấy dữ liệu vẽ lên 1 chart là một chiến lược không tốt. Vẽ chart thông thuờng chỉ là bước cuối cùng hay gần cuối của một quy trình tạo ra 1 chart ưng ý. Các bước FME Blog hay thực hiện để vẽ được 1 chart có ý đồ, chuyên nghiệp

Bước 1 – Đối thoại với người đọc

Hỏi người đọc (nếu bạn cũng là người đọc luôn thì tự hỏi mình), chart vẽ ra cần trả lời câu hỏi gì, thông tin cần truyền tải là gì.

Bước 2 – Hình dung (tưởng tượng) chart sẽ là chart như thế nào

Với thông tin của bước 1, bạn có thể vẽ ra nháp trước chart có thể là chart gì. Ví dụ: nếu chart dùng để so sánh sự thay đổi cấu trúc doanh thu qua nhiều năm, thì stacked 100% column chart có thể được sử dụng).

Bước 3 – Xem thử thông tin dùng để vẽ chart ở bước 2 đã có chưa

Nếu thông tin này chưa có thì thu thập, xử lý như thế nào. Nếu thông tin là chưa có thì xem thử dữ liệu nào có thể thay thế nhưng vẫn thể hiện được nhu cầu hoặc quay về Bước 2 xem có chart nào khác phù hợp với dữ liệu sẵn có không.

Bước 4 – Vẽ, tinh chỉnh chart

Kiểm tra xem đúng mục đích ban đầu chưa, gửi cho người đọc phản hồi và lập lại các bước 1-2-3-4 đến khi đạt nhu cầu.
Cảm ơn đã đọc hết bài viết. Mời bạn xem bài viết gốc ở link bên dưới. Nếu có góp ý hoặc có câu hỏi cho FME Blog, xin liên hệ [email protected].