Chắc hẳn mùa này mọi người đã nghe rất nhiều các từ như “phá sản”, “cắt lương”, “thất nghiệp”... Cách đây 1 tháng, mình vẫn còn rất tích cực khi đọc những tin ấy vì dù gì tập đoàn mình làm cũng khá lớn cộng thêm mình rất tự tin vào vị trí hiện tại và BOOM! Mình mất việc ._.
Xin chào mọi người, mình là Huy Khiếu, hiện mình sẽ tốt nghiệp bằng cử nhân đại học ngành MIS vào tháng 8 tới, mình đã đi làm và phát triển theo hướng sản phẩm (product) hơn 8 tháng.
Kể về công việc cũ của mình, mình trải qua 5 tháng internship ở đội phát triển sản phẩm (mình gọi là product cho nhanh nhé) cho một Startup công nghệ đã hoạt động hơn 2 năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xuyên biên giới. Kỳ internship của mình sẽ kết thúc sau 6 tháng và mình sẽ review lên vị trí mới theo như kế hoạch (tức là vào khoảng đầu tháng 4 hiện tại đây). Công việc của mình rất hấp dẫn, mình có 2 sản phẩm đã mới đã xây dựng từ đầu năm chuẩn bị tung ra thị trường vào cuối tháng…
Chuyện sẽ đúng y như vậy cho đến một ngày thứ 4 nọ (4/3/2020), mình nhận được tin công ty tuyên bố ngừng hoạt động!
Bạn đồng nghiệp thông báo tin shock cho mình, vẫn chưa tin được mọi người ạ
Confirm 1 lần nữa với chị HR
Đúng như các bạn hiểu rồi đấy, vậy nghĩa là mình cũng chính thức thất nghiệp từ tuần sau, tài khoản của mình cũng chẳng còn là bao nhiêu trong khi vẫn phải trả “nợ”, tiền nhà và tiền ăn hàng tháng. Giai đoạn này mình đứng trước 2 quyết định lớn:
(1) Về quê ăn bám, đây có vẻ là lựa chọn an toàn và phù hợp với giai đoạn dịch đang tràn về, mình sẽ được “nuôi” và bớt nhiều thứ phải lo nhưng có vài lưu ý ở đây: về quê tránh dịch đồng nghĩa với việc mình sẽ đi làm trở lại sau khi hết dịch, vậy quãng thời gian này mình sẽ làm gì? Learn from home à? Sau khi hết dịch mình có đủ sức cạnh tranh được với một lượng lớn người cũng đang cần tìm việc mới như mình hay không? Và còn nhiều nữa…
(2) Suy nghĩ một cách khá nhanh, mình chọn  lại thành phố là quyết định mang tính thử thách hơn để tìm một công việc mới trong tình trạng dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn.

ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT KHI MẤT VIỆC LÀ PHẢI THẬT BÌNH TĨNH VÀ SÁNG SUỐT

Mình nhận thấy đa số các bạn khi tìm kiếm một công việc mới, đặc biệt khi mới thất nghiệp (như mình) với tâm lý lo lắng sẽ ngay lập tức nhào vào sửa CV và apply trên các trang Careerbuilder, Ybox mà không có một chiến lược cụ thể nào cả.
Con người có thể hiểu được các trạng thái và hành vi của mình. Chúng sẽ cho chúng ta cảm giác về sự kiểm soát khi chúng ta biết được đầy đủ các kết quả, ngược lại, chúng sẽ làm tăng cảm giác bất an nếu mọi thứ không diễn ra như kế hoạch. (The Design of Everyday Things - Don Norman)
Ngay lúc này, điều mình làm là ngồi lại suy nghĩ và take note ra các ý ví dụ như sau:
  • Mất mát và cơ hội đến từ tình trạng này (mất việc) là gì? Hãy thử nhìn lại ở một góc độ khác tích cực hơn, việc mất việc sẽ có thể mang lại cho mình những cơ hội gì? Như khiến công việc mới tốt hơn, đổi môi trường làm việc…
  • Thời gian? Bạn có khả năng không “kiếm ra tiền” bao lâu cho đến khi tìm được một công việc mới?
  • Mục tiêu?
  • Lĩnh vực?
  • Công ty mong muốn?
  • Những người có thể cho mình ý kiến?
  • Các ý tưởng để tìm kiếm cơ hội mới?
  • Chuẩn bị tâm lý để fail
  • ...

LUÔN LUÔN NHỚ ĐẾN NGUYÊN TẮC 80 20

Sai lầm của một số bạn đó là luôn luôn nhầm lẫn giữa “outcomes”“activities”. Việc liên tục research công việc, nộp cv, interview sẽ ngốn của bạn cả ngày, cả tháng, điều này chỉ đang đánh lừa bạn rằng mình đã đạt được rất nhiều thứ, hoàn thành các hoạt động (activities) bạn đưa ra mà đôi khi chẳng mang lại kết quả (outcomes) gì cả. 
Đầu tư 80% nỗ lực của bạn vào 20% công việc quan trọng nhất. Hãy xác định 20% công việc quan trọng nhất của bạn là gì? Liệt kê và thật đầu tư vào những công việc ấy. Đối với mình, đó là lên kế hoạch và chuẩn bị.

1. LÊN KẾ HOẠCH

Mình không phải là người có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm việc làm, kế hoạch của mình khá cơ bản, chỉ đơn giản thông qua các bước sau:
  1. Lên kế hoạch
  2. Chuẩn bị
  3. Thực thi
  4. Interview
Ở giai đoạn Lên kế hoạch, việc mình làm là reflect lại những công việc cũ, mình đã làm những gì? Điểm mạnh điểm yếu ra sao? Xác định lại mục tiêu/lĩnh vực mà mình hướng đến. Tóm gọn lại phải hiểu mình (self-aware), vì mình tin rằng để làm được bất cứ việc gì hiệu quả, bước đầu tiên vẫn phải thật hiểu bản thân mình đã. Điều này mình đã học được khi còn làm cho AIESEC, mình luôn áp dụng một model mà đến nay vẫn đang rất hiệu quả với mình.
Leadership Development Model - AIESEC
Tiếp đến, mình lên thật kỹ cần làm gì ở những bước tiếp theo? Cần chuẩn bị những gì? Mình giành hàng tiếng đồng hồ chỉ để tự brainstorm các ý tưởng để có thể đưa CV gây được ấn tượng với các nhà tuyển dụng? Cần chuẩn bị tâm lý như thế nào để interview tốt?...

2. CHUẨN BỊ

Chắc hẳn nếu bạn có thể thực hiện thật kỹ ở bước lên kế hoạch, bạn sẽ tất nhiên biết mình cần chuẩn bị những gì. Mình chia những gì cần chuẩn bị thành 2 phía: Cầu và Cung.

Cầu: Nhà tuyển dụng cần gì ở mình?

a) Chuẩn bị CV
Câu chuyện về làm sao để có một CV thật tốt chắc chắn đã có rất nhiều người nói đến rồi, bạn đơn giản chỉ cần tìm kiếm trên Google thì đã có thể ra được hàng loạt bài viết. Đối với mình, CV cần đáp ứng được 2 tiêu chuẩn:
(1) “Match” với yêu cầu của vị trí tuyển dụng:
Mình giành 2 ngày để thu thập các CV từ công ty cũ, qua bạn bè, Google, là những CV tốt và có liên quan đến vị trí/lĩnh vực hướng đến. Tìm ra những “keypoint” nổi bật, điểm mạnh điểm yếu của từng chiếc CV để rút ra bài học cho mình. Không cần thu thập quá nhiều, chỉ cần 5 - 6 CV thật chất lượng là đã đủ rồi.
Còn đối với bản digital, mình sẽ chụp ảnh lại sau đó cho lên hết trên một moodboard
Bạn có thể xem trực tiếp moodboard thông qua link này: http://www.gomoodboard.com/boards/ruUmk-BU/share
(2) Tiêu chuẩn tiếp theo của CV là cần phải có một nội dung thật là tốt.
Khi làm CV mình không lao vào thiết kế vội, thay vào đó mình viết tất cả nội dung (chữ) vào một document, check và sửa lại thật kỹ, nếu được thì nhờ người khác feedback để có một bản nội dung thật tốt. 
Đây là bản document của mình, nếu bạn muốn có thể tham khảo ha: https://www.evernote.com/l/AqYGVRfHoYVPk5UIO-sTcgdT2Wb38dCLrI4/
Sau khi chốt được về mặt nội dung, mình tiến hành đưa những nội dung ấy lên 2 bản CV với cách thiết kế khác nhau để test vì mình thực sự không biết rằng với vị trí của mình thì một CV “eye-catching” hay “academic” sẽ phù hợp hơn. Cuối cùng mình làm cả 2 bản để test xem.
Công việc chưa dừng lại ở đó, mình sửa lại toàn bộ trang LinkedIn và cả Facebook ở một phiên bản hoàn hảo và đầy đủ nhất có thể. Mình còn làm hẳn một trang CV Online bằng Wordpress nữa (nhưng hình như không có ai vào xem cả :<)
Lượt xem profile LinkedIn của mình tăng gấp 20 lần sau khi sửa trang LinkedIn và post CV

Cung: "Cầu" có thể tạm gác lại ở đó, giờ sẽ chuyển qua chuẩn bị về mặt cung

Ở đây, mình đặt ra câu hỏi để tự trả lời: Doanh nghiệp có thể biết đến mình thông qua những nguồn nào? Trong trường hợp của mình, phương án bao gồm 2 cách:
(1) Hunt job: List tất cả các công ty mà mình đặt mục tiêu hoặc ưa thích, bên cạnh đó tìm thêm trên các web, platform như Ybox, Glints… Một lần nữa mình muốn nhắc lại “Hãy bình tĩnh và sáng suốt”, mục tiêu của bạn là tìm một công việc/vị trí đúng với career path của mình, đừng vì quá thích hay quá sợ thất nghiệp mà apply đại vào một công ty nào đó.
(2) Bán thân: Mình chưa biết đặt gì nên gọi ngắn là “Bán thân”. Cơ bản thì mình list các cách để có thể promote, khiến nhà tuyển dụng có thể chú ý đến mình. Cụ thể là:
  • Đăng CV lên LinkedIn
  • Giới thiệu thông qua người quen
  • Giới thiệu thông qua giảng viên, cựu sinh viên
Tóm lại, hãy lên kế hoạch thật kỹ càng và cụ thể, đừng vội ở bước này mà làm hỏng hết tất cả những bước sau. Công đoạn này đã làm mình mất từ 5 - 6 ngày.

C. THỰC THI

OK! Đến đoạn này hầu như mình đã đạt được 80% mục tiêu rồi, và việc cần làm bây giờ nữa chỉ là thực thi những gì đã dự định thôi. Mình sẽ trình bày theo các mốc cụ thể và kết quả của từng bước nhé.
- Đầu tiên, mình gửi CV mà mình đã list ở trên phần chuẩn bị, mình đã gửi CV qua website đến tổng cộng là 5 công ty, trong đó chỉ có 2 bên qua vòng CV và 1 bên bước vào Testing.
- Tiếp theo từ nguồn bán thân, mình đầu tiên gửi CV cho giảng viên để nhờ các thầy hỗ trợ, mình gửi mail cho 2 thầy, nhưng chỉ có 1 thầy reply sau đó bặt vô âm tín -> Fail
Thầy reply email cầu cứu của mình này :v
- Ở kênh người quen, mình được 2 chị HR cũ giới thiệu 2 vị trí tại Ahamove và Vexere, mình chưa nộp CV cho Ahamove, còn ở Vexere đã pass phỏng vấn online và hiện cũng đang đến vòng Test.
- Kênh đem lại nhiều kết quả cho mình nhất đó là LinkedIn. Mình đã đăng 2 bản CV một “eye-catching” và một “academic” với nội dung hoàn toàn giống nhau. Kết quả khá là thú vị, đối với CV Academic, lượng views đem lại gấp 3 lần bản eye-catching:
Bằng cách bán mình qua LinkedIn, mình được tiếp cận bởi 7 nhà tuyển dụng từ các công ty khác nhau. Thực sự quãng thời gian process với các bên này đã giúp mình học được rất nhiều.
Kết quả sau khi bán thân qua LinkedIn
Không những thế, nhờ LinkedIn, mình còn connect được với rất nhiều anh chị trong ngành, nhờ anh chị tư vấn, mình còn tham gia 1 team mentor-mentee gồm 6 người là các anh chị kỳ cựu trong lĩnh vực product với các vị trí cao như Giám đốc công nghệ, Scrum Master, Agile Coach… Mình connect được với một anh CTO là bạn học cũ của CEO cũ (@@ quan hệ dây điện ghê) và networking với anh để chia sẻ các câu chuyện về product và business.

4. INTERVIEW

Tuần thứ 2 thất nghiệp của mình là những chuỗi ngày networking và interview. Bởi vì mình đã có một sự lên kế hoạch và chuẩn bị khá kỹ lưỡng nên kết quả mang lại rất tốt như ở trên.
Trung bình mỗi ngày mình sẽ có 1 buổi interview. Trước bất kỳ một buổi Interview nào, mình đều dành 2 tiếng để “Ôn lại bài cũ”: Ngồi lại và note ra các ý chính cần chuẩn bị cho interview bao gồm:
  1. Giới thiệu bản thân, background, mục tiêu của bản thân…
  2. Tìm hiểu trước về công ty và sản phẩm.
  3. Tìm hiểu về vị trí nhắm đến.
  4. Xác định mức lương mong muốn, các cơ sở để đề ra mức lương ấy.
  5. Chuẩn bị thêm các câu hỏi cho doanh nghiệp.
Tổng cộng trong tuần mình đã trải qua 5 buổi phỏng vấn, trong đó có 2 phone call interview, 1 phỏng vấn online và 2 buổi phỏng vấn offline. Kết quả là mình fail 2 bên, 2 bên khác đang Test và 1 bên khác đã nhận được offer.
Và kết quả hiện tại, mình nhận được một offer khác, một offer trực tiếp ở vị trí Product Executive đến từ anh Giám đốc phần mềm qua buổi networking kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ mà mình đã đề cập đến. Công việc của mình chính thức bắt đầu vào 23/03/2020 - Tròn 2 tháng kể từ sau khi chính thức mất việc.

5. KẾT LẠI

Hiện tại mình đang rất “fulfill” với vị trí và lĩnh vực mình đang theo đuổi. Có khi mình lại viết thêm 1 bài về lĩnh vực Product ấy nhỉ… Kết lại thì mình muốn nhắc lại những ai đang ở trong tình trạng như mình đã từng rằng:: “Hãy thật bình tĩnh và sáng suốt nhé!”. 
Bài khá dài nên nếu các bạn đã đọc được đến đây thì thực sự mình ngưỡng mộ các bạn chết mất. Cảm ơn các bạn rất nhiều và chúc các bạn có thật nhiều câu chuyện thú vị cho cuộc sống của mình!
Huy Khiếu