Mình bị bạn chú ý về thái độ sau khi ăn...
Chào các bạn. Mình là Chi. Hôm nay mình kể cho các bạn câu chuyện hôm qua mình đi ăn với bạn và bị bạn mình chú ý như thế nào nhé....
Chào các bạn. Mình là Chi. Hôm nay mình kể cho các bạn câu chuyện hôm qua mình đi ăn với bạn và bị bạn mình chú ý như thế nào nhé.
Từ hôm qua ngày 23 tháng 7, ở Nhật là ngày nghỉ nên mình và vài người bạn của mình đã đi ăn lẩu. Bữa ăn rất ngon và mọi chuyện đã rất suôn sẻ. Chuyện sẽ chẳng có gì cho đến khi kết thúc bữa ăn. Thông thường người Nhật sẽ nói một câu, đại ý là "cảm ơn về bữa ăn" sau mỗi bữa ăn. Mình nghĩ không phải 100% nhưng hầu hết người Nhật đều nói câu đó để cảm ơn vì đã nấu, vì đã cho mình được thưởng thức đồ ăn. Đại khái kiểu như người Việt thì mời người lớn ăn cơm để thể hiện sự tôn trọng với người lớn thì người Nhật thể hiện sự tôn trọng đối với thức ăn, người nấu ra món ăn...Mình thì chỉ khi đi ăn mà nếu được mời thì chắc chắn mình nói câu này để cảm ơn người đã mời hoặc khi đi ra khỏi cửa hàng nói câu này để cảm ơn nhân viên trong nhà hàng. Mình không có thói quen nói câu này ngay sau khi bữa ăn kết thúc.
Chuyện bắt đầu là ngay khi bữa ăn kết thúc, một bạn chắp tay và nói "cảm ơn về bữa ăn". Các bạn khác thấy vậy cũng làm theo. Chi không nói gì cả. Có một bạn chú ý rằng Chi không nói cảm ơn à. Mình mới trả lời, mình không có thói quen đó. Vậy là các bạn mình nhao vào giải thích. Rằng không nói thì nó sẽ không thể hiện sự cảm ơn của mình cho bữa ăn đâu, như vậy không tốt đâu, nếu nói câu đó chắc chắn sẽ làm Chi trở nên dễ thương, có thiện cảm hơn đấy, nếu nói câu đó chắc chắn nếu "trai" nào đi với Chi cũng sẽ có điểm cộng đó.........
Ồh. Nói sao ta. Bạn của Chi có thiện ý nên mới chỉ cho Chi những việc nhỏ như vậy nhưng bữa ăn ngon miệng của mình phút chốc không còn được trọn vẹn nữa. Mình thì không tranh cãi bất kì điều với bạn của mình đâu. Vì mình sẽ chẳng được lợi gì trong việc tranh luận về văn hoá đã ăn sâu vào người dân của đất nước đó. Nhưng mình chỉ nhắc nhở bản thân mình một vài điều như sau:
1. Không có tục lệ nào được gọi là bắt buộc hết
Chúng ta có những người theo đạo Phật, có những người theo đạo Hồi, đạo Thiên Chúa... Chúng ta có người da vàng, da trắng, da đen.. Những thứ mà đất nước chúng ta đang sống, tôn giáo chúng ta theo không hề được áp dụng cho TẤT CẢ. Nên nghĩ rộng ra rằng chúng ta cơ bản là những cá thể khác nhau, có THIS thì sẽ có THAT. Không có điều gì là hoàn toàn ĐÚNG và cũng không có gì là hoàn toàn SAI cả.
2. Không đánh giá người khác bằng những chuẩn mực của bản thân
Không cúi đầu chào không có nghĩa họ không hoan nghênh, tôn trọng người đối diện. Họ có thể giữ nó ở trong tim, họ có thể thể hiện bằng nụ cười, bằng cái ôm, hôn má, bắt tay... Việc đánh giá người khác bằng chuẩn mực của bản thân chính là tự thu hẹp nhận thức của bản thân mình lại. Mình sẽ không còn nhìn được những điều thú vị ở người khác, ở những nền văn hoá khác nữa. Vậy sẽ hơi buồn chán nhỉ.
3. Chấp nhận sự khác biệt
Đây là lý do lớn nhất vì sao mình không tranh luận với bạn về việc bị chú ý khi không nói cảm ơn. Mình chấp nhận sự khác biệt của bạn mình. Nếu mình đưa ra ý kiến và nhất thiết cho rằng việc cảm ơn sau bữa ăn không phải lúc nào cũng cần thiết thì mình cũng chỉ là một cá nhân cứng đầu không hơn không kém. Mình không hề muốn trở thành một người như vậy. Mỗi người đều có suy nghĩ khác nhau. Và mình luôn muốn trở thành người có thể hiểu được nhiều nền văn hoá, lĩnh hội được nhiều kiến thức từ nhiều ý kiến khác nhau.
Hết câu chuyện về lời cảm ơn sau bữa ăn của Chi rồi. Chúc các bạn buổi tối vui vẻ và nếu có ý kiến về câu chuyện của Chi thì comment cho mình biết nhé. Mình rất muốn nghe những ý kiến của các bạn.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Lê Quang Huy
Mình thì suy nghĩ thế này nhập gia tùy tục. Không có tục lệ nào là bắt buộc hết mình đồng ý nhưng ngoài kia vẫn có hàng triệu,trăm triệu người không cho là như vậy. Chi mặc quần đùi đi dạo phố ở UAE cảnh sát xích Chi lại ngay; Chi ăn thịt bò trước mặt một người theo Ấn Độ giáo khả năng cao là người ta đấm bỏ mẹ Chi ngay. Điều đó mình cho khá là vô lí có điều cho đến khi nó thay đổi thì ở đâu mình nên chấp nhận văn hoá của nơi đó. Chi ăn ở Nhật Bản Chi cảm ơn món ăn cũng được xem là tôn trọng văn hoá của họ; còn Chi về Việt Nam ăn thì không cảm ơn đâu có sao.
Thứ là đánh giá người khác bằng chuẩn mực cá nhân. Vấn đề là một người sống quá lâu trong một nền văn hoá mà không tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài mình thấy sẽ mang đặc điểm:"những gì tôi không thấy thì không tồn tại" rất cao. Trong giả định này, Chi không cúi chào người ta người ta sẽ mặc định là không hoan nghênh. Gặp 1000 người chẳng lẽ người nào Chi cũng giải thích là tôi hoan nghênh nhưng để nó trong tim? Hơn nữa nếu giải thích sẽ có bao nhiêu người hiểu? Chị có ý nghĩ tốt nhưng người khác hiểu lầm vậy thì ý nghĩ đó đâu có tác dụng gì?Chi chấp nhận sự khác biệt nhưng nhóm đó có sẵn sàng chấp nhận hay không?
- Báo cáo

KimChi
Chào Huy. Chi cảm ơn ý kiến của bạn. Chi nghĩ bạn của mình sẽ không dễ chấp nhận nên mới không tranh luận gì hết. Và Chi cũng chấp nhận sự khác biệt của bản thân mình trong nhóm. Chi nghĩ việc chấp nhận khác biệt của mình với những người khác cũng quan trọng không kém (chỉ đừng vi phạm pháp luật, hoặc đi quá quy phạm đạo đức như những ví dụ Huy đưa ra). Còn việc phải đi giải thích với mọi người rằng tôi là người như thế nào có cần thiết hay không? Tất nhiên mình sẽ rất sẵn lòng với ai có ý muốn tìm hiểu về mình, về văn hoá của đất nước mình.
- Báo cáo

Lê Quang Huy
Hello Chi. Mình nghĩ có mấy suy nghĩ Chi đang hiểu hơi sai ý mình . Trong ví dụ mình nói chưa kĩ lắm: Ở Ấn Độ các bang Kerala, Tây Bengal, bang Arunachal Pradesh, Mizoram, Meghalaya, Nagaland, Tripura và Sikkim là những bang nơi mà không hạn chế về giết mổ bò,ăn thịt bò. Mình lấy ngẫu nhiên 1 cho cụ thể, ví dụ bang Arunachal Pradesh đi, theo đó người Ấn Độ giáo có khoảng 401.876 người chiếm 29,04% theo điều tra nhân khẩu năm 2011(nguồn mình lấy trên wiki). Nếu nói về pháp luật Chi ăn thịt bò ở đây không hề vi phạm pháp luật, Chi cũng không đi quá qui phạm đạo đức nào của Chi(chi là người Việt mà, đạo đức người việt đâu có cấm ăn thịt bò). Vấn đề ở đây là nếu không may Chi ăn thịt bò trước mặt một người Hindu giáo thì người đó có cái nhìn vô cùng thiếu thiện cảm cho Chi là rất cao. Ví dụ có nghị sĩ còn tấn công chính trị gia người Hồi giáo Rashid Ahmed ngay sau khi phiên họp của nghị viện. Họ nổi giận vì ông Ahmed phục vụ thịt bò trong một bữa tiệc cá nhân(ông Ahmed có vi phạm pháp luật với qui phạm đạo đức đâu)
-Cảm ơn sau khi ăn của người Nhật hay Không ăn thịt bò của người hindu có 2 điểm chung cơ bản: Không vi phạm pháp luật, và đều chỉ là qui ước của một nhóm người.,..
-Mình nghĩ thế này: qua thông tin chi kể, nhóm bạn bạn đang đánh giá sai về Chi, CHi cũng tôn trọng thức ăn chỉ là nền văn hoá mà chi sinh ra không bắt buộc phải cảm ơn sau bữa ăn mới được xem là quan trọng. Hơi khập khiễng nhưng mình thấy việc này như là nói Tiếng Việt với người Nhật vậy. Vấn đề là Chi đang ở Nhật Bản và để họ hiểu nội dung thì Chi phải nói tiếng Nhật chứ không phải tiếng Việt.
-Nếu lạm bàn về sự khác biệt của mỗi cá nhân mình nghĩ cần một bài viết dài để có góc nhìn đa chiều về nó. ở phần comment mình không thể trình bày mạch lạc và rõ ràng hết ý được, chỉ là về phần này mình nghĩ mình có suy nghĩ khác vs CHi ( xd tự vả).
- Báo cáo

KimChi
Việc nói tiếng việt với Nhật thực sự rất thú vị nếu người ta có hứng thú với tiếng việt mà bạn kk. Mình chỉ mong bạn mình có thể đón nhận mình với tâm ý cởi mở hơn. Ví dụ giải thích cho mình rằng người Nhật cảm ơn sau khi ăn là có ý ntn như thế kia. Vậy người Việt sau khi ăn xong có nói gì không?? Gia đình Chi có truyền thống nói gì khi ăn không?? Thì chi sẽ nói cho họ rằng chúng ta không cảm ơn mà chúng ta có lời chào, lời mời trước bữa ăn hoặc lời thông báo sau khi ăn xong.... Nếu mà cả hai bên đều cùng muốn tìm hiểu về đối phương thì sẽ là một câu chuyện khác. Rất nhiều người chi từng tiếp xúc rất muốn tìm hiểu về Chi, về xã hội mình sinh ra, về con người mình. Và Chi thì luôn muốn trở thành người như vậy. Chứ Chi không muốn trở thành người Chỉ biết nói cho người khác về văn hóa của mình, hướng người ta theo mình.
- Báo cáo

Ngọc Điệp Trần
chuẩn bạn, sang nước nào thì chơi theo luật nước đấy, vô duyên bcm nghĩ mình thanh cao, viết ba dòng văn nước điếu ra thể hiện cái gì ko biết
- Báo cáo

KimChi
chào bạn. Mình không hiểu ý bạn lắm nên chỉ muốn hỏi lại. Ý của bạn là Chi nghĩ mình thanh cao, viết ba dòng văn nước điếu ra thể hiện? Nếu bạn không có ý này thì mình xin lỗi nhé. Nhưng nếu ý bạn là nói Chi thì Chi xin tiếp nhận ý kiến của bạn. Cảm ơn bạn.
- Báo cáo

Hiếu Vũ
Bạn đón nhận mọi thứ với tâm thế "tôi không sai, sai là ở mọi người" như thế này, thì có nói gì với bạn cũng là vô nghĩa. Một người nói bạn sai thì có thể bạn không sai, nhưng nếu nhiều người cùng nói bạn sai thì hãy nghiêm túc xem lại mình.
- Báo cáo

Lê Quang Huy
mình thấy bạn cực đoan vấn đề lên quá á.
- Báo cáo

Hiếu Vũ
thứ bạn Chi nhìn thấy là "các bạn đã làm buổi tối của Chi mất vui, các bạn đang áp đặt lên Chi". Cái mà tôi thấy là "Chi đã làm buổi tối của tất cả mọi người cùng không vui, vì Chi không tôn trọng văn hóa của họ". Văn hóa phương Đông thì có câu "Nhập gia tùy tục", văn hóa phương Tây thì có "When in Rome, do as Roman do", còn văn hóa đặt cái tôi cá nhân lên trên tất cả thì mình chưa thấy ở đâu có cả.
p/s: bạn Chi có nói về việc muốn hiểu thêm về nhiều nền văn hóa. Vậy bạn sẽ hiểu kiểu gì, nếu bạn nhất định không chịu hòa mình vào nền văn hóa đó.
- Báo cáo

Lê Quang Huy
đó là những gì bạn thấy hay là cách sự việc diễn ra? bạn lấy thông tin chỗ nào để nói thứ Chi và bạn thấy thế? suy diễn XD
- Báo cáo

KimChi
Cảm ơn ý kiến của bạn. Chi cũng nhận ra sự "khác biệt" của mình đối với xã hội chi đang sống. Mình hoàn toàn không có ý làm cho ai không vui, hoặc khăng khăng bản thân mình đúng nên mong bạn nhìn nhận Chi và những câu chuyện của Chi tích cực hơn. Mình chỉ sống với tâm ý rằng nếu mọi người cũng chấp nhận sự khác biệt của người khác thì tốt biết mấy. Và mình chỉ mong bạn mình có thể hiểu được con người mình với một tâm ý cởi mở hơn. Và mình biết điều này không hề dễ dàng. Nó cần thời gian và có thể chẳng bao giờ thực hiện được. Nhưng đây là phương châm sống của mình. Có thể một lúc nào đó mình sẽ nhận ra đây không phải là quan điểm đúng nhưng hiện tại mình sẽ vẫn sống với nó.
- Báo cáo

Cục Đá Biến Hình
Chuẩn này, câu này em đồng ý nè, bạn Chi này là do bạn ấy sai ở tư duy đấy anh. Luận điểm luận cứ rất cụ thể nhưng tư duy hơi cá nhân quá, kiểu đặt nặng một cách cứng nhắc quyền văn hoá cá nhân ấy. Hoặc cũng có thể là bạn ấy diễn đạt chưa đúng thôi, nên gây tranh cãi là đúng thoi!
- Báo cáo
Nguyen Hong Quan
Không có cái gì trên đời này là bắt buộc hết, mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Chỉ là "Every choice comes with a consequence" thôi. Nếu Chi đã sẵn sàng đón nhận mọi tình huống xảy ra khi làm một lựa chọn thì cứ vậy mà tiến tới thôi. Và điều này cũng đúng với những người bạn của Chi nữa
- Báo cáo

KimChi
Chào bạn. Cảm ơn ý kiến của bạn. Chi rất sẵn lòng đón nhận mà. Còn với bạn của Chi thì chắc họ cần nhiều thời gian để hiểu Chi về hơn. Cũng có thể họ sẽ chẳng bao giờ họ chấp nhận kk. Để biết được điều này thì chỉ còn cách tiếp xúc với họ nhiều hơn thôi nhỉ.
- Báo cáo

Dan Nguyen
Theo lời kể của Chi thì mình thấy bạn của Chi cho rằng bạn NÊN làm điều đó, chứ không phải bạn PHẢI làm điều đó. Tức là mọi người cũng hiểu sự khác biệt văn hóa của Chi, dù ít dù nhiều.
Bạn hiểu sự khác biệt văn hóa và bạn mong người ta cũng chấp nhận sự khác biệt của bạn. Việc này giống như bạn không đánh người và bạn mong đối phương không đấm cho bạn một cái vào mặt vậy. Có một câu nói như thế này, bạn không thể kiểm soát mọi việc xảy ra, bạn chỉ có thể kiểm soát thái độ của bạn. Lật lại vấn đề, người Nhật có thói quen cảm ơn sau bữa ăn, bạn chỉ có thể kiểm soát bạn có làm theo hoặc không.
Bạn làm theo, nhập gia tùy tục như mọi người vẫn nói, không hại đến bạn, vui lòng mọi người, mọi người đều vui vẻ, theo bạn như vậy có đáng làm không.
Nếu bạn không muốn làm theo, vậy mình có lời khuyên là hãy làm mọi người hiểu.
Hoặc bạn có thể lựa chọn ăn một mình, bạn không phải cảm ơn sau bữa ăn, cũng không phải nghe bất cứ ai nói về điều đó :D
- Báo cáo

KimChi
Cảm ơn ý kiến của bạn. Mình không hẳn là không muốn làm theo. Lúc đó hùa theo nói 1 câu cảm ơn không dề khó. Mình chỉ mong bạn của mình có thể đón nhận mình một cách tích cực hơn. Nếu bạn mình muốn đón nhận thì mình không hề do dự mà trao đổi để đôi bên hiểu nhau hơn. Nhưng mình nghĩ bạn của mình cần thời gian nên mình không có tranh luận gì ngay lúc đó. Mình muốn chia sẻ vào lúc khác khi bạn mình sẵn sàng. Còn mình thì luôn đón nhận mọi thứ với tâm ý không áp đặt, mỗi người đều có lý lẽ riêng của mình. Bạn của mình cũng vì là quan tâm tới mình nên mới chỉ cho mình văn hoá của họ.
Và thêm nữa là mình cũng không hề ngại ăn một mình :D
- Báo cáo

Đã xoá account
Chào Chi. Mình rất thích cách suy nghĩ của bạn. Theo mình thì trong xã hội loài người, ai cũng có quyền được là chính mính, sống theo cách mà mình muốn và không ai có quyền áp đặt người khác. Và hơn hết chúng ta nên có cái nhìn cởi mở hơn về người khác. Trong các mối quan hệ xã hội thường thì chẳng ai quan tâm tới cách nghĩ của đối phường mà chỉ dùng kinh nghiệm, kiến thức, `văn hóa` của bản thân để nhìn nhận người khác, thành thử đây lại là nguyên nhân của hầu hết mọi cuộc cãi vã, tranh luận. Việc Chi không nói "itadakimasu" ở đây cũng vậy. Chi đúng, nhưng nhầm hoàn cảnh. Và người xung quanh nhìn nhận Chi ntn thì lại phụ thuộc vào tư tưởng cá nhân của họ ha (theo mình thì họ rất khó chấp nhận). Việc Chi hiểu rõ vấn đề nhưng vẫn làm theo cách của bản thân thật đáng quý. Bởi chẳng mấy ai giữ được là chính mình khi càng lớn lên. Chúc Chi luôn giữ được tinh thần đó ha!
- Báo cáo

KimChi
Chào bạn. Mình rất cảm ơn ý kiến của bạn. Mình sẽ cố gắng để dung hoà hai nền văn hoá cho phù hợp.
- Báo cáo