Miền Trung ..
Nếu mai này được lựa chọn, tôi muốn yêu một cô gái miền Trung, …. vì tôi yêu con người miền Trung mất rồi. Không biết tại sao nhưng...
Nếu mai này được lựa chọn, tôi muốn yêu một cô gái miền Trung, …. vì tôi yêu con người miền Trung mất rồi. Không biết tại sao nhưng tôi yêu cái chất giọng là lạ, nhừa nhựa mà đậm chất quê ấy. Có lẽ một phần lý do là vì tôi người miền Bắc, đã quá quen cái chất giọng Bắc. Giọng Bắc chuẩn, nói dễ nghe nhưng do nghe nhiều nên thấy ai cũng như ai, tôi quen rồi … Vậy nên tôi bị cuốn hút bởi những người giọng miền trong, miền Nam.
Nay qua bến xe Nước Ngầm, ngồi một quán trà đá ven đường ngắm dòng người qua lại, tranh thủ hít hà cái bụi bặm nồng nồng và khói xe mà vài ba thi sĩ vẫn hay vẽ lên trong sách báo về cái nét riêng Hà Nội, những con đường thơm hương hoa sữa. Bỗng hơi ngạc nhiên khi cô hàng nước cất tiếng đậm chất xứ Nghệ “con uống chi con hè ?” Hơi bất ngờ vì cô nói bán trà đá ở đây cũng 5 năm rồi, mà sao giọng vẫn tiếng Nghệ như xưa. Thường thì nhiều người ra Bắc, hay ra Hà Nội đều sửa giọng cho tiện giao tiếp, tiện làm ăn. Mình xin cô ly trà đá rồi ngồi nói chuyện với cô dăm ba câu, cô bảo “giọng của miềng, giọng quê hương thì miềng cứ nói, đổi mần chi con hè”.
Ngồi nghe cô nói chuyện rồi tự nhiên nhớ tới mấy tác phẩm của anh Song Hà, nhà văn trẻ mình theo dõi mấy năm nay. Đọc truyện anh, mình thích những đoạn anh miêu tả con sông Ngàn Phố, những ngõ lối quanh co với hàng dâm bụt, những bãi ngô, những cánh đồng và cả những mái nhà lúp xúp của xứ nghèo phải hứng chịu bão lũ quanh năm. Những thứ đó không phải chỗ mình không có, mà vì đô thị hóa nhanh quá nên nhà gạch, đường nhựa đầy những xe máy ô tô đã thay thế cho nhà đất, nhà tranh ngày xưa.
Hai ngày trên chuyến tàu Bắc-Nam, thứ để lại cho mình ấn tượng nhất là hình ảnh người mẹ bế con đợi tàu bên ngôi nhà đất – mái tranh, lúc chiều buông nơi xứ Quảng Bình. Ánh mắt của đứa trẻ đó thật long lanh, hồn nhiên và thánh thiện… Cái khung cảnh đó gợi cho mình những liên tượng mỗi lần đọc vài tác phẩm văn học ngày xưa, một xứ làng quê trong tưởng tượng của kẻ mộng mơ - thứ mà đến bây giờ mình vẫn chưa thấy lại lần hai. Cũng giống như hai chị em Liên trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, dường như trong ánh mắt đứa trẻ đó vẫn có gì đó mới mẻ, lạ lẫm đối với đoàn tàu, dù cho hằng ngày mẹ vẫn bế em ra đầu ngõ ngắm tàu qua.
Tự nhiên thấy man mác buồn mà không biết vì sao, có lẽ buồn vì hình ảnh em bé ấy cứ in vào tâm trí mình, cũng vì mình thấy tuổi thơ mình trong em ...
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất