Bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng, bạn muốn tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn xin việc, chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để đạt kết quả cao, bạn lúng túng và muốn biết làm thế nào để trả lời các câu hỏi một cách thông minh. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số mẹo phỏng vấn từ những câu hỏi khá phổ biến !
Một điều khá quan trọng mà những người tìm việc cần lưu ý đó là trang phục khi đi phỏng vấn xin việc, hãy sử dụng những trang phục gọn gàng, không quá màu mè, phù hợp với văn hóa văn phòng, nếu bạn là sinh viên và phỏng vấn các công việc part time thì cũng nên mặc đồ lịch sự để thể hiện sự tôn trọng nhé.
Giới thiệu về bản thân bạn
Trong nhiều tình huống, giới thiệu bản thân là một bước bắt buộc trong một cuộc phỏng vấn. Một bài giới thiệu bản tốt sẽ giúp ích không nhỏ trong việc nâng cao khả năng đậu vòng phỏng vấn của bạn. Thông thường chỉ nên giới thiệu ngắn gọn trong 1~2 phút, và làm nổi bật 3 điểm sau:
1. Sơ lược bối cảnh bản thân
2. Tại sao công ty nên chọn bạn?
3. Tại sao bạn lại chọn làm việc ở công ty?
Mọi người phần lớn đều trả lời câu hỏi này quá bình thường, chỉ nói đến họ tên, tuổi, sở thích, kinh nghiệm làm việc, tình trạng hôn nhân… Những điều này ở CV đã có hết rồi. Thật ra, điều công ty muốn biết nhất là ứng viên có thể đảm nhiệm được vị trí này không, bao gồm: kỹ năng mà bạn giỏi nhất, lĩnh vực kiến thức mà bạn nghiên cứu sâu nhất, những điểm tích cực trong tính cách của bạn, những điều thành công nhất bạn từng làm, thành tựu chủ yếu... những điều này có thể liên quan hoặc không liên quan đến học vấn của bạn, điều quan trọng là bạn phải thể hiện được tính cách tích cực của bản thân và khả năng làm việc một cách hợp lý để thuyết phục doanh nghiệp. Các công ty cũng rất coi trọng những người lễ phép, bạn nên thể hiện thái độ tôn trọng với người phỏng vấn, sau khi trả lời mỗi câu hỏi, nếu có thể, hãy cảm ơn họ.
Hãy đảm bảo rằng các vấn đề khi giải thích trong quá trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trọng 5 phút, tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác chán nản cho người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng. Tập trả lời những câu hỏi thường xuyên trước khi đi phỏng vấn để chúng trở thành một phản xạ tự nhiên của bạn. Nếu ở phần giới thiệu về bản thân của bạn quá nhạt nhòa thì ngay từ những bước đầu tiên bạn đã thua các đối thủ của mình rồi.
Ví dụ: Mình giới thiệu ngắn gọn về bản thân trong 2 phút, phần lớn mình sẽ nhấn mạnh về các thế mạnh và những điểm tích cực của mình với công việc.
Khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì ?
Xác suất vào câu hỏi này là rất lớn, thông thường, họ không muốn thấy câu trả lời trực tiếp nói về các khuyết điểm của bạn, nếu ứng viên làm nói tính cách nhỏ mọn, đố kỵ người khác, vô cùng lười biếng, hiệu suất làm việc không cao...chắc chắn bạn bị loại từ vòng gửi xe.
Cũng đừng nghĩ bản thân thông minh mà trả lời theo mẫu “Khuyết điểm lớn nhất là luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo”, có người cho rằng câu trả lời như vậy sẽ thể hiện độ xuất sắc của bản thân, tuy nhiên sự thật là bạn đang vào vòng nguy hiểm. Công ty thích những ứng viên nói về ưu điểm đầu tiên, có lồng thêm một vài khuyết điểm, cuối cùng lại quay về ưu điểm, làm nổi bật ưu điểm của bản thân. Họ thích những ứng viên thông minh.
Bạn nên có sự tính toán một chút đừng nói hết tất cả điểm yếu, ngược lại bạn hãy bình tĩnh và khéo léo nói về các khuyết điểm nhỏ của mình. Tuy nhiên, điểm yếu này bạn vẫn đang cố gắng sửa chữa để hoàn thiện bản thân mình hơn. Nên đưa ra một số điểm yếu không quá ảnh hưởng tới công việc.
Bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu ?
Nếu bạn đưa ra mức lương quá thấp, hiển nhiên là đang tự đánh giá thấp bản thân, nếu bạn đưa ra mức lương quá cao, đó chính là bạn quá “đẳng cấp”, công ty thuê không nổi. Đa phần các công ty đều đã có mức lương dự toán cho vị trí cần tuyển, vậy nên đa phần mức lương đưa ra đầu tiên sẽ là mức lương cao nhất mà họ có thể trả, họ hỏi câu này chỉ muốn xác minh xem mức lương đó có tạo đủ hứng thú của bạn với công việc hay không thôi.
Tốt nhất là bạn nên đưa ra một con số chính xác, điều này chứng tỏ bạn đã nghiên cứu về mức lương trên thị trường, biết được với trình độ của bản thân sẽ xứng đáng với mức lương như thế nào.
Vì sao bạn bỏ việc ở chỗ cũ ?
Khi trả lời câu này nhất định phải cẩn thận, cho dù công việc cũ bạn chịu rất nhiều thiệt thòi, rất ghét và khó chịu với công ty cũ thì cũng đừng thể hiện ra ngoài, đặc biệt nên tránh việc phê bình, nói xấu sếp hay đồng nghiệp cũ, tránh gây nên ấn tượng xấu cho người phỏng vấn.
Nếu trả lời thẳng là: Công ty cũ xxx không tốt, nên là em nghỉ việc. Rớt từ vòng gửi xe !
Cách trả lời tốt nhất là đem vấn đề quy về bản thân, ví dụ như công việc cũ không có đủ khả năng để học thêm nhiều điều, hoặc công việc cũ cùng kế hoạch sống của bản thân không hợp… Đáp án tốt nhất nên thể hiện mặt tích cực.
Sau khi phỏng vấn kết thúc
Thường thì bạn sẽ nhận được phản hồi từ công ty trong vòng 1~3 ngày sau khi phỏng vấn xong. Nếu nhận được thư mời làm việc thì phải hỏi rõ những vấn đề muốn hỏi trước khi chính thức vào lắm, lúc này hỏi sẽ nắm quyền chủ động hơn là lúc phỏng vấn, đặc biệt là thương lượng về lương.
Cho dù bạn có làm việc ở công ty nào thì cũng phải đảm bảo làm rõ 3 vấn đề sau trước khi đi làm:
1. Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ có tồn tại ở công ty mới không?
Ví dụ bạn nghỉ việc vì ngày nào cũng phải tăng ca đến 10 giờ đêm, thì phải hỏi rõ về tình hình tăng ca của công ty mới.
2. Cơ cấu lương và mức hỗ trợ như thế nào?
3. Các vấn đề đặc biệt khác mà bạn quan tâm.
Tất nhiên là sẽ còn rất nhiều câu hỏi lúc phỏng vấn thuộc về chuyên ngành của bạn. Điều này phải phụ thuộc vào năng lực của bạn rồi nè. Phía trên là một số điều mình học hỏi được từ các sách, báo, mạng xã hội,.. và cũng chính từ kinh nghiệm của bản thân. Chúc bạn thành công !
Khám phá thêm tại: