Chuỗi cung ứng bền vững của McDonald’s là chìa khóa quyết định thành công của tập đoàn thức ăn nhanh hàng đầu thế giới này. Xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững gắn liền với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều McDonald’s chú trọng phát triển trong nhiều năm gần đây.
Câu chuyện về sự thành công của McDonald’s
McDonald’s bắt đầu hoạt động nhượng quyền thương mại vào những năm 1950 và tăng số lượng nhà hàng theo cấp số nhân mỗi năm kể từ đó.
Ngày nay cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s ở mặt ở hơn 100 quốc gia! Bất cứ nơi nào bạn đi du lịch cũng sẽ có McDonald’s phục vụ hamburger với những mức giá khác nhau. Công ty này có hơn 69 triệu tín đồ  trên khắp thế giới và sở hữu những con số ấn tượng sau:
Hơn 14.000 cửa hàng tại Mỹ và 37.000 cửa hàng trên toàn cầu
Tiêu thụ 2 tỷ quả trứng mỗi năm chỉ tại Mỹ
75 chiếc Burger được phục vụ mỗi phút toàn thế giới
550 triệu chiếc Big Mac được bán mỗi năm
9 triệu pound Khoai tây rán được bán hàng ngày
Ứng dụng của McDonald’s có hơn 60 triệu lượt đã tải xuống
Chuỗi cung ứng của McDonald’s là yếu tố chính mang đến cho sự thành công đáng kinh ngạc này và nó vẫn tiếp tục tăng trưởng. Số lượng chiến lược và kế hoạch Logistics của McDonald đơn giản một cách bất ngờ. Hệ thống McDonald đã được nhân đôi nhiều lần so với các nhượng quyền thương mại khác, nhưng không ai có thể đánh bật nó ra khỏi vị trí hàng đầu.
Chính vì thế, McDonald’s và Unilever là những gã khổng lồ trong Chuỗi cung ứng cho đến khi Amazon xuất hiện và soán ngôi. Tất cả nhờ vào việc outsource 100% nhu cầu cung ứng của họ.
Chiến lược của McDonald’s
Thiết lập nguồn cung ứng bền vững, đạt chứng nhận dựa trên những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi là một chiến lược đã đạt được nhiều kết quả khả quan; đem lại lợi ích không chỉ cho McDonald’s mà còn lan tỏa đến nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng. Để đạt được điều đó, McDonald’s đề ra chiến lược tạo mối quan hệ hợp tác hiệu quả với những nhà cung cấp và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường, nông nghiệp và phát triển bền vững.
McDonald’s xây dựng một bộ tiêu chuẩn riêng áp dụng cho các nguyên liệu đầu vào mà họ yêu cầu nhà cung cấp phải đáp ứng là “The Supplier Code of Conduct”. Đây là điều kiện tiên quyết cho bất cứ ai muốn trở thành đối tác cung ứng của McDonald’s, bao gồm những tiêu chuẩn áp dụng cho môi trường làm việc, các tác động đến môi trường sống, đạo đức kinh doanh và mới đây nhất là về quyền con người.
Theo McDonald’s, “The Supplier Code of Conduct” là một trong những nhân tố nền móng để thực hiện các cam kết của hãng hướng tới sự bền vững. Một năm nhà cung cấp sẽ được McDonald’s “ghé thăm” hai lần để kiểm tra, chưa kể nhiều lần kiểm tra đột xuất.
Không chỉ yêu cầu, McDonald’s còn là một trong những đối tác chính hỗ trợ nhà cung cấp giải quyết những khó khăn gặp phải trên con đường sản xuất bền vững. Một mặt, McDonald’s phối hợp với các tổ chức xã hội về môi trường, thực phẩm hoặc nông nghiệp liên quan thiết lập các tiêu chuẩn về bền vững và cơ chế chứng nhận. Mặt khác, họ thực hành các chương trình sản xuất thử nghiệm và kêu gọi các nhà cung cấp tham gia để được chứng nhận.
McDonalds’ mua lại bất động sản tại các địa điểm đặt nhà hàng để không cần phải quan tâm đến vấn đề thuê đất.
McDonald’s là một người mua khối lượng lớn, đây là một lý do quan trọng làm Chuỗi cung ứng tích hợp dọc là lựa chọn tốt nhất, nhưng có rất nhiều công ty cũng sử dụng hệ thống này và không đạt được sự tăng trưởng như McDonald’s.
Năm 2016, hệ thống Chuỗi cung ứng của McDonald’s đã được xếp hạng số 2 trong Chuỗi cung ứng hàng đầu của Gartners. Đây là Chuỗi thức ăn nhanh duy nhất nằm trong bảng xếp hạng danh giá này, đứng chung với các ông lớn khác như Apple, P&G và Amazon.
Một trong những lý do chính cho Chuỗi cung ứng thành công của McDonald’s là mô hình lợi ích được đầu tư. Đó là một mô hình cho phép các nhà cung cấp nhận được miếng bánh lớn lợi nhuận rất lớn.
Theo truyền thống, các nhà cung cấp và doanh nghiệp khai thác giá trị từ nhau nhưng với McDonalds, các nhà cung cấp và doanh nghiệp cùng tạo ra giá trị. Mô hình của McDonald’s’ thúc đẩy tăng trưởng không chỉ của các nhà hàng mà còn cho các nhà cung cấp.
Chiến lược Chuỗi cung ứng dài hạn này do người sáng lập Ray Kroc tạo ra. Hệ thống của ông dựa trên một nguyên lý “win-win” đơn giản cho tất cả các bên liên quan: nhân viên, chủ sở hữu/ nhà điều hành điều hành các nhà hàng và các đối tác trong Chuỗi cung ứng. Bộ ba được gọi là ba chân của một chiếc kiềng vững chắc (The Three-Legged Stool). Nếu một chân không làm tốt nhiệm vụ, toàn bộ chiếc kiềng sẽ sụp đổ.
Cấu trúc của chuỗi cung ứng McDonald’s
Bao gồm nhiều lớp cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu. Các nhà cung ứng cho các nhà hàng McDonald’s gọi là lớp các nhà cung ứng thứ nhất, nhà cung ứng cho các nhà cung ứng thứ nhất gọi là lớp các nhà cung ứng thứ 2…cứ thế cho đến lớp các nhà cung ứng ban đầu.
Ví dụ: Ở thị trường châu Âu, Coca-cola là lớp các nhà cung ứng thứ 2 vì Coca-cola cung ứng hàng hóa cho nhà phân phối Keystone-công ty được xem là nhà cung ứng thứ nhất để cung ứng đến các nhà hàng của McDonald’s.
Các nhà cung ứng lớp thứ hai khác như Sun Valley và Moy Park-công ty cung ứng thịt gà, Esca-công ty cung ứng thịt bò…tất cả đều cung ứng sản phẩm của mình cho nhà phân phối Keystone. Nhà hàng sẽ nhận order từ khách hàng và sau đó cung ứng sản phẩm, dịch vụ từ các nguyên liệu trong kho.
Hợp tác cùng xây dựng Chuỗi cung ứng
Rất nhiều đối tác đã giữ mối quan hệ với McDonald's trong suốt nhiều thập kỷ, thậm chí một số vẫn còn hợp tác kể từ khi nhà sáng lập Kroc đích thân bắt tay họ.
Chẳng hạn như nhà cung cấp khăn giấy Martin-Brower LLC, công ty này đã làm việc với McDonald’s từ tận… năm 1956! Đối tác này tự hào là người cung cấp sản phẩm cho cửa hàng McDonald’s đầu tiên tại Illinois, và cho đến nay đã mở rộng mạng lưới lên tới 15.000 địa điểm khắp Bắc Mỹ.
Trích quyển "Behind the Golden Arches": "Tastee-Freez bán tủ đông cho đối tác nhượng quyền. Dairy Queen "xén" 45 xu trong mỗi 1,4 USD nguyên liệu. Chicken Delight buộc đối tác phải mua lò nướng của hãng. General Equipment cung cấp máy làm nước ép, nồi đun, và hầu hết dụng cụ bếp cho các cửa hàng nhượng quyền Burger Chef."
Nhà sáng lập Kroc cho rằng đó là một cách kinh doanh "thiển cận", đối với ông, thành công chỉ được minh chứng qua thời gian dài. Và đối tác nhượng quyền phải được toàn quyền hoạt động miễn sao đảm bảo chất lượng và dịch vụ ở mức cao nhất.
Và để quá trình được đảm bảo, McDonald's luôn theo dõi mọi số liệu diễn ra và chia sẻ với các đối tác trên khắp thế giới, từ doanh số từng sản phẩm, mức độ tồn kho, dự báo cung cầu,…
Mối quan hệ "sát sao" này đã giúp McDonald's vượt qua bao hiểm họa có thể đưa công ty đến bờ vực phá sản. Từ dịch cúm gia cầm gây ảnh hưởng tới 40 triệu gà đẻ trứng khắp nước Mỹ trong năm 2015. Bằng sự hợp tác nhanh chóng với các đối tác cung cấp, McDonald's nhanh chóng thu gom được một lượng trứng sạch khổng lồ với chất lượng cao và giá thành thấp nhất thị trường, trong khi các đối thủ trong ngành phải chật vật dẫn đến thua lỗ nhiều năm liền.
Tạm kết
McDonald’s đã phát triển một hệ thống cung ứng hiệu quả ít dựa trên việc kinh doanh thông minh mà dựa vào những cá nhân thông minh, tài năng. Chiến lược đó chính là xương sống của cả một tổ chức và  mang giá trị cốt lõi bằng cách đối xử công bằng với các bên liên quan. Đó là một mô hình xứng đáng để các doanh nghiệp nghiên cứu.
Việc vận hành một Chuỗi cung ứng hoàn toàn theo chiều ngang có hiệu quả cao nhưng nó cần mối quan hệ tích cực với các nhà cung cấp. McDonald’s đã chỉ ra rằng bằng cách tin tưởng các đối tác trong Chuỗi cung ứng và hợp tác chặt chẽ với họ, đó chính là bí quyết mang đến sự thành công.
Có thể bạn quan tâm: