Mày nên hạ cái tôi của mày xuống đi!
“Mày nên hạ cái tôi của mày xuống đi!”...
“Mày nên hạ cái tôi của mày xuống đi!”
Nếu bạn nghe câu nói này, hẳn là cuộc cãi vã đã dần di vào hồi kết. Tạm gác lại lý do dẫn đến cuộc tranh luận khiến bạn vò đầu bức óc để nghĩ ra thứ gì đó có thể đánh bay cái quan điểm ngu ngốc của hắn. Cùng mình tìm hiểu về cái tôi và cách nó ảnh hưởng đến hành vi nhé!
Cái tôi là gì?
Cái tôi" cùng với "nó" (id) và "cái siêu tôi" (superego) là ba miền của tâm thức. "Cái tôi" được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. "Cái tôi" có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội. Sigmund Freud
Nói cho dễ hiểu, "cái tôi" là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.
Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch
Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau. Khi con người ta có càng nhiều kiến thức và hiểu biết thì cái tôi của họ giảm. Ngược lại, khi càng ít kiến thức thì cái tôi lại tăng lên Albert Einstein
Khi bắt đầu dấn thân vào một lĩnh vực nào đó, việc học hỏi là hết sức cần thiết. Vói một số người đã biết đến hiệu ứng Dunning-Kruger, bản thân họ đã tự nhận thức được bản thân đang ở vị trí nào trong đồ thị. Giả sử một cuộc tranh luận nổ ra liên quan đến lĩnh vực - kiến thức họ biết., họ có thể điều chỉnh nhận thức - hành vi phù hợp với bản thân và môi trường xung quanh họ.

Đáng tiếc thay, mọi người thường tin vào trực giác của mình về những gì họ biết hơn là có một cái nhìn khách quan về nó. Một cuộc cãi vã là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu như chúng ta nói với họ rằng những gì họ đang tin tưởng là SAI.
Cái tôi là sản phẩm của xã hội
Cái tôi nhìn chung được chia làm hai chiều: chiều cá nhân, nơi mà mỗi người bày tỏ mình là ai (cái tôi cá nhân). Và chiều xã hội, được xác định bởi các qui tắc, chuẩn mực mà cá nhân khi thâm gia vào các mỗi quan hệ xã hội họ phải thực hiện các vai xã hội như mọi người mong đợi .
Chúng ta thường tự so sánh mình với “Những người quan trọng khác” và sử dụng thông tin này để phát triển quan điểm của chúng ta. Như vậy, thông qua kinh nghiệm của bản thân, đặc biệt là ảnh hưởng của người khác mà cá nhân nhận ra mình: Tôi là ai? Tôi sẽ là người như thế nào? Họ muốn tôi là người như thế nào?….
Điều chỉnh cái tôi
Việc hạ cái tôi trong mọi cuộc tranh luận KHÔNG phải lúc nào cũng là thượng sách. Chúng ta cần nhìn nhận đúng giá trị của bản thân, đưa bản thân đến với cái nhìn khách quan - tổng thể.
Sau khi đã có đủ thông tin để kết luận bản thân ta đang ở vị trí nào (kẻ đúng - người sai). Lúc đó bạn sẽ biết mình cần làm gì.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
Bài viết được tham khảo bởi CAPHESACH và Hoằng Phúc Cổ Tự

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất