Ngày nay với sự phát triển thần kỳ của Internet và sự lên ngôi của mạng xã hội (Social Media) khi việc tìm kiểu hay xuất hiện công khai với một người lạ trở lên đơn giản hơn rất nhiều chì cần 1 chiếc điện thoại, một tài khoản Facebook , Instagram hay Youtu, Tiktok là chúng ta đã có thể Public những cho cả thế giới, nhiều người chỉ sau 1 buổi livestream hay sau 1 clip Tik Tok ngay lập tức trở thành Idol được tung hô hết hình. Đồng thời nó cũng tạo ra rất nhiều mặt trái của nó. Bỏ qua những cái như Clip dài mấy chục phút hay những đoạn livestream đánh chửi nhau của những giang hồ 4.0 ở đây mình nói đến mặt tối của cái gọi là thương hiệu bản thân.
Với sự phát triển kinh khủng như vậy việc trở thành một người nổi tiếng là một lợi thế rất lớn cho công việc tạo lên những profile khủng như trang cá nhân có 5k người theo dõi, Idol Tiktok, đâu đâu cũng nghe đến phải xây dựng thương hiệu cá nhân. Vậy nó là gì và có thật sự tốt như thế không?
Theo định nghĩ ” Thương hiệu cá nhân là tổng hợp những gì ở bản thân mà bạn lựa chọn trình bày cho thế giới thấy. Nói một cách đơn giản, thương hiệu cá nhân bao gồm tất cả những gì mọi người đánh giá ở bạn: Ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp, thái độ sống, các giá trị đóng góp cho xã hội… “
Từ định nghĩa về cái gọi là ” thương hiệu cá nhân ” có thể thấy được nó là những gì chúng thấy có chọn lọc, mà chính xác hơn là chỉ nhìn thấy những cái gì tốt đẹp nhất của bản thân người xây dựng thương hiệu cá nhân. Thương hiệu cá nhân thể hiện ỏ giới Showbiz cái hào nhoáng của những ca sĩ, người mẫu, diễn viên phim điện  ảnh… Cái mà chúng ta thấy chỉ là vẻ bề ngoài hào nhoáng của người ta chứ đâu biết phía sau hậu trường sân khấu.  Cái chúng ta thấy rõ nhất và nổi nhất thời gian gần đây có lẽ những vụ phong sát của các nghệ sĩ trung quốc với những cái tên Tường Vi, Ngô Diệc Phàm.. hay gần nhất với chúng ta là cơn bão sao kê trong thời gian vừa qua đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của phóng viên, nhà báo. Trên sân khấu, trên mạng xã hội họ đang lan tỏa những hình ảnh đẹp nhất của họ nhưng điều đó không phản ảnh chính xác con người của họ.
Đấy là về phía những người nổi tiếng, còn về phía chúng ta cũng có thương hiệu cá nhân ý chứ. Cái cách chúng ta up những hình ảnh đẹp lung linh lên mạng xã hội nào là đi chơi đây đó, ăn uống sang chảnh…. Trong cái thời đại đâu đâu cũng là chiếc camera, micro đang nhăm nhăm chĩa vào mình để trực chờ, soi mói, đánh giá chúng ta thế này thế kia… thật không ngờ nhìn nó như vậy mà lại…. Thì bản thân mỗi chúng ta cũng tạo cho mình cái vỏ bọc nặng trĩu muốn người khác nghĩ về hình ảnh mà muốn người khác nhìn thấy. 
Những điều chúng ta muốn người khác nhìn thấy nó không phản ánh hết con người của bạn, mà chỉ phản ánh cái mặt lạ của bạn mà thôi. Bạn bắt đầu phải nói dối chính mình, bản thân mình phải như vậy không được có chút khuyết điểm nào. 
Cái phần con tối mà bạn giấu đi, nó không hẳn là xấu, mà nó không phải là điều mà bạn muốn mọi người nhìn thấy, tất cả sẽ đổ sông đổ biển hết khi bỗng dưng có 1 tấm ảnh xấu xí của bạn ở đâu đó đã lâu ngày bị đào lên. Thế là ta lại phải vào tường ẩn hết những tấm hình đó đi tránh để ai nhìn thấy. Mỗi status, mỗi tấm ảnh đăng lên đều mất rất nhiều thời gian nào là mặt hơi béo 1 chút – bóp lại, Chân hơi ngắn 1 chút – kéo cho dài ra… Trang cá nhân lúc này không còn là trang cá nhân nữa nó được công khai cho mọi người cùng biết ai cũng có thể vào bình luận hay like, share. Bắt đầu ta phải tính to xem làm sao ngày hôm nay mình đăng không mâu thuẫn với hôm qua chúng ta đăng. 
Mình bắt đầu sử dụng Facebook từ năm lớp 10 đến nay. Không thể phủ nhận tác dụng thần thánh của mạng xã hội giúp ta liên lạc tiện hơn với bạn bè, gia đình, Giúp ta tìm thấy những người bạn đã rất lâu không gặp. Về phía mình, Facebook giúp mình tìm thấy 1 bạn từ năm ra trường tụi mình không gặp nhau nhưng vẫn có thể nhắn tin hỏi thăm nhau, rảnh rủ nhau đi trà đá, chém gió bàn về sự đời. Ngày trước mình thấy Facebook là 1 kênh lưu trữ những kỉ niệm ” Đăng lên đây để ngày này năm sau có cái share lại” ” Nhờ Facebook lưu trữ hộ …..” Nhưng ngày này năm nay vào xem lại ủa đâu mất rồi, sao nó hiện thông báo kỷ niệm bên mình mà bạn mình bảo năm nay share lại mà sao không thấy. Thì ra đã để chế độ riêng tư rồi, một số còn xóa luôn đi. Chỉ vì ngày đấy còn ngây thơ chả nghĩ ngợi gì cứ chụp là chụp thôi có chỉnh ảnh gì đâu. Đến bây giờ nó xấu nào là môi thâm, mặt mộc toàn mụn, hay kiểu tóc không đẹp nhưng cái đó mâu thuẫn với cái vỏ bọc mà mình đang tạo ra bây giờ. ” Hãy đề cho quá khứ ngủ yên đi đừng có ăn mày quá khứ nữa ” Đó là 1 bình luận khi đã share 1 bài từ 2 năm trước.
Khi lên đại học, trong những buổi gặp bạn bè cũ thời cấp 3, chúng tôi vẫn chơi với nhau như vậy, vẫn đùa cợt, vẫn làm đủ mọi trò, nhưng khác là chúng tôi không còn dám đưa những hình ảnh đó lên mạng xã hội nữa. Bắt đầu từ việc một vài đứa sẽ chỉ đồng ý quay nếu không đăng công khai, hay là khi Facebook nhắc về những hình ảnh hồi xưa, một số sẽ inbox riêng và nói rằng “đừng comment lại vào đấy nhé.” Bởi hình ảnh của chúng tôi khi đó với những người mới gặp, đã khác. Có lẽ những điều ngây dại thời còn trẻ con không phải điều mà chúng nó muốn người khác biết tới.
Bản thân mình cũng vậy ở ngoài mình khá là vui vẻ, và nghiêm túc. Nhưng mình cũng khá ngại chia sẻ những trạng thái lên mạng xã hội vì ở đó có bạn bè gia đình của mình. Share những trạng thái như đi chơi với bạn bè thì lại sợ có bác hàng xóm nào đó về nói lung tung với bố mẹ mình ” Bố mẹ còng lưng cho ăn học, học không học mà chỉ chơi bời “. Share những trạng thái buồn 1 chút thì ” nó mới chia tay NY à sao đăng buồn ? ” 
Mạng xã hội giờ không chỉ đơn giản là nơi chia sẻ nữa mà nó gắn với công việc của mình. Nào là những tin tuyển dụng, những Group của công ty nhờ mình seeding hộ. Dần thì mình còn chả đăng gì trên facebook nữa . Có những người biết lắng nghe và tiếp nhận được ý kiến trái chiều. Thậm chí mình còn biết ơn những cuộc tranh luận với những người khác biệt với mình. Tuy nhiên đa số thì không như vậy, họ không tấn công một ý kiến, mà họ tấn công con người đưa ra ý kiến đó. Cũng như việc mình phê phán ý kiến của họ và họ cho rằng mình đang phê phán con người họ. Điều quan trọng là không phải ai chúng ta cũng đã khỏi cuộc sống của mình dễ dàng được. Ví dụ một hôm định phê phán chính quyền về cách làm việc thiếu chuyên nghiệp khi mình về xin chút giấy tờ thì chợt nhớ hôm nọ vừa mới kết bạn với anh công an để hỏi mấy việc. 
Một điều đáng buồn hơn cả là dù biết đang ở trong một cái bẫy nhưng chúng ta khó có thể thoát khỏi nó. Xã hội vẫn sẽ vận hành như vậy và con người thì vẫn sẽ móc nối với nhau theo nhiều cách khác nhau. Đây không hoàn toàn là vấn đề của mạng xã hội hay Internet bởi dù không có công nghệ, chúng ta vẫn giả dối với nhau, nhưng công nghệ mở rộng mọi giới hạn và đồng thời cũng khuếch đại vấn đề. Thay vì phải làm hài lòng 10 người thì nay bạn phải làm hài lòng 1000 người chẳng hạn. Chúng ta cũng chẳng thể xa rời Facebook, mạng xã hội hay Internet khi mà với nhiều người (như mình). Mình đã rất nhiều lần xóa Facebook nhưng rồi cũng tải lại vì đó là nơi giải quyết công việc, cũng như chúng ta khó có thể ngắt kết nối với tất cả mọi người.
Vì vậy, cách mà mình lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội hơn . Mỗi nơi sẽ là một nhân cách khác, với mục đích khác nhau như nhiều mảnh ghép để có thể khắc họa hoàn chỉnh bức chân dung của chính mình . Zalo riêng cho gia đình, Facebook cho bạn bè, Facebook cho công việc để share những cái mình thích mà không sợ ai phán sét, Instagram cho riêng mình, cho những người bạn thân thiết nhất .
Mình có làm 1 cái Blog nhỏ nhỏ để thỏa mãn đam mê viết của mình. Như để hoàn thiện phiên bản thật của mình ngoài đời thật trên thế giới ảo vậy.