Chúng ta đã nghe quá nhiều về cụm từ Marketing nhưng thực chất nó là gì?
Theo Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA): "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”
Giảng viên marketing mà tôi theo học ở trường nói với tôi điều mà tôi đã ngờ ngợ từ lâu: Khi ai đó giải thích cho bạn cái gì mà bạn không hiểu, tức là người đó cũng không hiểu gì cả. Khái niệm marketing trên thật sự chả để làm gì. Theo tôi, xét về bản chất, Marketing cũng là một dạng trao đổi hàng hoá. Và hàng hoá ở đây là gì?
<i>just like cigarette, you will get addicted</i>
just like cigarette, you will get addicted
Lấy một ví dụ về cây son môi của chị em phụ nữ. Tại sao các cô gái của chúng ta lại đổ xô đi mua những cây son môi, nhiều người sở hữu không chỉ một, hai cây son mà có hẳn cả bộ sưu tập có đủ version 01, version 02...?
- Son môi đem lại điều gì?
- Sự tự tin
- Sự tự tin đem lại điều gì?
- Khả năng đến với các cơ hội
- Cơ hội đem lại điều gì?
- Thành công
Thế thì thành công đem lại cái gì? Đặc biệt ở đây là với những người phụ nữ, thành công với họ là như thế nào?
Cứ tiếp tục và tiếp tục như thế chúng ta ngày càng thấy được sản phẩm thật sự đang được bán ở đây không phải là son môi mà là như đã kể ở trên: Sự tự tin (confidence), Cơ hội (opportunity), Thành công (success). Nhưng một cây son môi có thật sự thần kì như vậy không? Chuyện quái gở gì đây khi nói một cây son môi đem lại thành công cho một người phụ nữ?
Câu trả lời ở đây là Không, tất cả những ‘'mặt hàng’’ trên đều nằm trong một mặt hàng chính và chung của Marketing ‘’Cảm giác’’.
Đúng vậy, không lầm đâu, những thứ bạn đang mua hằng ngày hầu như đều là ‘'cảm giác’’.
Bạn mua một chiếc váy vì bạn có cảm giác rằng mình sẽ đẹp hơn khi mặc nó.
Bạn mua một cái xe vì nó cho bạn cảm giác rằng mình cũng bằng bạn bằng bè, hợp với phong cách thời thượng tao nhã mà bạn đang muốn bản thân mình trở thành.
Bạn mua một đồ ăn trong siêu thị vì bạn có cảm giác rằng đồ ăn ở đây sạch và chất lượng hơn đồ ăn bán ở ngoài chợ.

Tất cả những cảm giác đấy đến từ đâu? Đó là từ Marketing.

Ngày nay đi đâu bạn cũng có thể thấy quảng cáo. Nó đã góp phần tạo ra một dạng ô nhiễm mới trong thời đại của kỹ thuật số này: Ô nhiễm thị giác. Não người là một cỗ máy thông minh và nhạy bén nên dù chỉ bằng việc tiếp xúc thụ động thì những hình ảnh từ quảng cáo cũng dễ dàng lưu lại trong trí nhớ của chúng ta dù chỉ là tạm thời.
Nhưng để lưu lại trong trí nhớ dài hạn của người khác, Marketing hay Advertising cần phải trở nên có chiều sâu và đa tiếp cận hơn nữa.
Nếu như các bạn đã xem Sói già phố Wall - The wolf of wall street hãy đọc tiếp phần dưới đây. Nếu chưa thì bạn đừng bỏ lỡ một bộ phim hay dựa trên cuộc đời có thật của người bán hàng vĩ đại nhất - Jordan Belford
Jordan và những người cộng sự của anh ta ngồi trong quán ăn. Anh ta bảo Brad:
Jordan: - Hãy bán tôi chiếc bút này
Brad: - Anh viết tôi cái gì đó lên khăn giấy đi
Jordan: - Tôi không có gì để viết
Brad: - Bút đây, Cung và cầu, xong
Bạn nghĩ nếu bạn là Jordan bạn có mua cây bút kia không?
Cũng là câu chuyện về Sell me this pen ở cuối phim
<i>The wolf of Wall Street</i>
The wolf of Wall Street
Jordan: - Hãy bán tôi chiếc bút này
A man in the audience:
- Chiết bút này rất tuyệt vời, nó chuyên nghiệp...
Jordan cầm lấy bút là đưa cho người ngồi cạnh anh ta:
- Bán tôi cái bút này
That man:
- Anh có thể dùng nó để viết về cuộc đời mình...
Jordan lại đưa cho người ngồi cạnh:
- Hãy bán cho tôi cái bút này
That man:
- Chiếc bút này làm việc rất hiệu quả, cá nhân tôi rất thích nó...
Toàn bộ câu chuyện về Sell me this pen này là gì. Sai lầm lớn nhất của những người bán hàng là học cố bán cho tất cả mọi người. Họ cố gắng chỉ ra cái tốt đẹp của sản phẩm để nhiều người mua nó nhất có thể. Tuy nhiên, chìa khoá cho việc bán hàng thành công đó chính là hiểu khách hàng, hiểu giá trị và nhu cầu của họ. Bạn phải tìm ra điểm chung giữa sản phẩm của bạn và mong muốn của khách hàng để khi bạn cầm điện thoại lên gọi cho họ họ sẽ lắng nghe thay vì cho bạn một cái dập máy vào tai.

Và cái gì sẽ giúp bạn có được sự lắng nghe đó : Chính là Marketing

Để có một kế hoạch marketing hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu và đánh giá thị trường, nhu cầu khách hàng, đối tượng khách hàng và xu hướng phát triển của sản phẩm.
Tại sao những quảng cáo của các hãng son luôn tập trung đến phái nữ nhất là độ tuổi 18-25?
Vì đó là target consumer (đối tượng khách hàng chủ lực) của họ. Phụ nữ họ có nhu cầu mua son vì họ muốn trở nên xinh đẹp hơn, tự tin hơn... Nhưng chỉ ở đó thôi thì tại sao các cô gái lại sở hữu nhiều loại son và màu son đến vậy? Đó là vì Marketing đã kể những câu chuyện về việc trở thành một người phụ nữ công sở, một người phụ nữ toả sáng ở buổi tiệc, một người phụ nữ trong những buổi hẹn hò... Từ đây chúng ta có các màu son loại son,‘'giúp bạn’’ thanh lịch và khí chất trong môi trường làm việc, ''giúp bạn’’ toả sáng trong buổi tiệc, ‘'giúp bạn’’ hấp dẫn và ngọt ngào trong mắt người tình trong buổi hẹn.

Story-telling là chìa khoá trong marketing.

<i>tell your customer a  good story</i>
tell your customer a good story
Chúng ta không cầm một màu son đỏ chạy đi khắp nơi bảo nó phù hợp với tất cả các cô gái chúng ta gặp để bán cho họ càng nhiều cây son đỏ càng tốt. Chung ta cung cấp cái khách hàng cần và thu lại lợi nhuận từ đó. Marketing đưa khách hàng đến và bán cho họ ‘'cảm giác’’ mà họ cần.
Hãy kể một câu chuyện hay và khách hàng sẽ đến để mua sản phẩm của bạn.
p/s: Mình viết bài này sau một ngày nghĩ ngợi về bài giảng của giáo sư. Mình cũng vừa xem lại The wolf of Wall Street. Một vài suy nghĩ thú vị nảy ra trong đầu nên mình quyết định làm gì đó về hai bài học thú vị này. And here we are, something was written on my Spiderum blog :>
link of Sell me this pen, you should go watch the movie if you haven’t. Promise that would be a great experience :)
Debbie.