Sự phân hóa giàu — nghèo trong giới Startup phản ánh một phần thực trạng của xã hội: trong khi chỉ có khoảng 1% những Startups hàng đầu hái ra tiền, thì số còn lại vẫn đang chiến đấu trong tuyệt vọng.
Trên thực tế, chỉ một số ít sự thất bại của các Startup trong việc đạt Product/ market fit xuất phát từ những ý tưởng tồi, số còn lại phần lớn là do bộ công cụ Marketing họ sử dụng thiếu hiệu quả. Họ quá tập trung phát triển sản phẩm/ dịch vụ mà quên mất rằng:
Trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh, thị trường cạnh tranh khốc liệt thì không thể trông chờ “hữu xạ tự nhiên hương” được. Dù sản phẩm của bạn tốt đến mấy mà không quảng bá rộng rãi thì không có khách hàng nào tự biết để tìm đến.
Những Startup mới thành lập đa phần đều có số vốn rất hạn hẹp, không đủ để chi trả cho những công cụ truyền thông đắt đỏ. Vậy làm thế nào để họ quảng bá được sản phẩm/ dịch vụ của mình đến người tiêu dùng?
Câu trả lời: Content is king!
Content marketing từ lâu đã chứng minh được hiệu quả truyền thông với chi phí rẻ. Thậm chí không tốn tiền nếu Startup có khả năng tự viết những bài chất lượng về sản phẩm/ dịch vụ của mình, nhưng lại là kênh truyền thông có thể mang về chỉ số lãi dòng vô cùng lớn cho doanh nghiệp nếu biết sử dụng triệt để công cụ này.
Quy trình tối ưu content mọi Founder nên biết
Dưới đây là những phương pháp Content Marketing hiệu quả các Startup có thể tham khảo:
1. Sản phẩm tốt rất quan trọng, nhưng người ta thường thích nghe kể chuyện hơn là nghe các bạn quảng cáo về “sản phẩm của chúng tôi tuyệt vời như thế nào”:
Đừng biến câu chuyện của bạn thành một chiêu trò PR. Hãy kể câu chuyện của bạn trên tinh thần “nó xứng đáng được kể”, và mang lại cho khách hàng mục tiêu một cái nhìn rõ ràng về nguồn gốc ý tưởng khởi nghiệp của bạn, kế hoạch dài hơi của bạn là gì, và bạn có thể mang lại giá trị gì cho họ?
Bạn có thể tạo các video ngắn tóm tắt câu chuyện khởi nghiệp của mình hoặc tiết lộ chúng trên các trang web hoặc các tạp chí online hàng đầu.
Cần phải đảm bảo rằng, trong câu chuyện bạn sẽ nhắc tới những thử thách mà bạn phải đối mặt khi doanh nghiệp non trẻ của bạn chập chững những bước đi đầu tiên, và tại sao bạn tin tưởng rằng trong tương lai bạn sẽ thành công. Điều này sẽ khiến cảm xúc của người xem được đẩy lên mức khó có thể kiểm soát được.

Các bạn có thể xây dựng cấu trúc nội dung theo cấu trúc 5 màn kim tự tháp Gustav Freytag
Hãy nhớ! Hầu như tất cả mọi người đều yêu thích những câu chuyện về “vượt khó vươn lên” và “kết thúc có hậu”. Nếu đảm bảo có đủ hai phương diện này, câu chuyện khởi nghiệp của bạn sẽ nhận được những phản hồi tích cực.
2. Khách hàng không cần sản phẩm/ dịch vụ của bạn nếu chúng không giải quyết được vấn đề của họ:
Muốn làm ra một sản phẩm/ dịch vụ có giá trị với khách hàng, bước đầu tiên Startup cần xác định nhu cầu tiêu dùng của họ.
Bạn không thể “đi guốc trong bụng” khách hàng để biết họ đang cần gì.
Lúc này, Google là công cụ hữu hiệu để bạn tìm hiểu những từ khóa mà khách hàng tìm kiếm liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của mình; Những câu hỏi họ thường đặt ra để giải quyết vấn đề; Họ thường có nhu cầu như thế nào? Họ thường “cầu cứu” ai/cái gì để giúp họ thoát khỏi vấn đề đó?… Google sẽ tự động đề xuất một danh sách những thứ mà khách hàng đã tìm kiếm, bạn chỉ cần tổng hợp lại để sử dụng.
Hãy tạo một vòng tròn kết nối những diễn đàn thảo luận phổ biến mà khách hàng thường sử dụng để giải đáp những câu hỏi cụ thể, liên quan tới sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Sau khi tìm hiểu, hãy lập danh sách các vấn đề phổ biến và vạch ra các ý tưởng về những nội dung cung cấp giải pháp cho họ.
Bạn cần lựa chọn loại hình truyền thông hiệu quả nhất để truyền bá thông tin cho khách hàng, vì thế hãy lựa chọn cẩn thận để thông điệp của bạn đến đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu bạn thấy khách hàng sẽ chú ý tới các hình ảnh, thì hãy trình bày nội dung bằng infographic hoặc tạo các video.
Bước cuối cùng là bạn cần tiếp cận với những người có sức ảnh hưởng với công chúng và thuyết phục họ nói về nội dung của mình.
3. Sử dụng triệt để công cụ HARO:
HARO là viết tắt của chữ Help A Reporter Out, một dịch vụ khá phổ biến mà các tác giả có thể liên hệ với các chuyên gia để hỏi thông tin, truy vấn, vv… (Ví dụ như một tác giả đang đang viết content chia sẻ phương pháp kinh doanh trên facebook và muốn biết thông tin của những nhà kinh doanh đã thành công nhờ phương pháp này. Những chuyên gia của HARO nếu có thể giúp sẽ gửi trực tiếp câu trả lời tới cho tác giả đó).
Sử dụng HARO hiệu quả sẽ là cách tuyệt vời để “phủ sóng” doanh nghiệp Startup của bạn rộng rãi hơn.
Bất kể bạn khởi nghiệp ở lĩnh vực nào, cũng đều có những tác giả quan tâm đến lĩnh vực đó. HARO là một nền tảng đơn giản hóa nội dung để phân phối và làm cho nó liền mạch hơn. Hơn nữa, bạn không mất khoản chi phí nào quá lớn để sử dụng HARO cả.
Like fanpage Topica Founder Institute để đọc thêm những bài viết hữu ích cho các Startup.
Với tư cách là một người sáng lập, bạn cần có những bước đi đúng đắn trong sự nghiệp của mình. Startup vốn là mô hình kinh doanh mạo hiểm, không có nhiều cơ hội để sửa sai nên bạn cần tối đa hóa thành phẩm, sử dụng tiền bạc và cả sự nỗ lực để quảng bá rộng rãi thương hiệu, cũng như sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Hiện nay “content marketing” đang dần trở thành phương pháp ít tốn kém mà hiệu quả nhất để truyền thông. Hãy sử dụng đúng cách và bạn sẽ đạt được những kết quả mà mình mong muốn!
Đăng kí tìm hiểu chương trình TFI — khóa 6 tại đây: http://topi.ca/tfibatch6j
Link event: https://www.facebook.com/events/302504193496771/?fref=ts