Đọc cuốn: Mặc Kệ Thiên Hạ - Sống Như Người Nhật - Mari Tamagawa" 11/6/2021 (Tổng số sách đã đọc được: 11 quyển)
Panacea.jpg

  Pananceia là một vị thần xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp.Trong thần thoại La Mã, nàng được gọi với cái tên Panacea- nữ thần chữa bệnh. Qua các tác phẩm nghệ thuật như thi ca và âm nhạc, nàng được biết đến với vai trò vị thần đại diện cho y thuật, một trong những con gái của Asclepius - người được coi là biểu tượng của nghành y trong thần thoại Hy Lạp, con trai thần mặt trời Apollo.Tên gọi Panaceia mang ý nghĩa "xoa dịu mọi thứ", chính là nguồn gốc của từ tiếng anh "panacea" - thần dược vạn năng. Vậy ra, trong lịch sử, con người đã cho rằng sự xoa dịu tương đương với thần dược vạn năng. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy một điều đáng tiếc là liều thuốc đó không thể xoa dịu mọi loại bệnh tật. Nếu xoa dịu thực sự là thần dược vạn năng thì có lẽ không ai phải nhận thêm bất cứ nỗi đau nào, cũng không có người có muốn được xoa dịu mà tự khiến mình bị tổn thương nhiều hơn. Nếu xoa dịu không thể kéo người ta ra khỏi nỗi đau thì ta có nên thay đổi việc đó bằng "tâm sự"? Tuy nhiên,việc "được lắng nghe" cũng có những nguy hiểm tiềm ẩn riêng. Khi gặp phải chuyện buồn hay vướng mắc về tâm lí,con người thường có nhu cầu được ai đó lắng nghe. Mong muốn giãi bày tâm sự, được thấu hiểu là hoàn toàn lí giải được. Thế nhưng, việc chia sẻ với người khác cũng chính là sự "xoa dịu", nó chỉ lam mối bận tâm tạm thời lắng xuống, khiến bạn yên lòng hơn trong thoáng chốc mà chẳng thể giải quyết triệt để lo lắng của bạn. Trên thực tế, tâm sự với ai đó không thể giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền bạc hay tình cảm. Có người tự trách bản thân vẫn chẳng giải quyết được gì sau khi chia sẻ với người khác.có người lại cho rằng một người vẫn chưa đủ để nghĩ hướng giải quyết đành tiếp tục chia sẻ nỗi lo với người khác nữa. Nhưng dù bạn có tìm đến ai thù kết quả cũng chỉ có một. Bạn chỉ thấy nhẹ nhõm trong chốc lát, để rồi sau đó phải đối mặt với sự thực rằng vấn đề chưa được giải quyết được kể cả bạn chia sẻ với bao nhiêu người đi chăng nữa. Dần dần, bạn sẽ lún sâu vào ý tui trách mình là kẻ vô dụng. Bạn càng chia sẻ cho bao nhiêu thì nỗi lo lắng lại càng tăng.

    3 Lý Do Khiến Những Người Lính Phong Vệ Không Thể Thoát Khỏi Phiền Mụộn : 
    - đánh mất cảm nhận về sự thành công.     
    - đánh mất bản thân. 
    - cuộc sống ở kí túc xá. 
* Lý do thứ nhất : khi nhập ngũ Những người lính đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cái chết.đây là một công việc không tạo ra thành phẩm cụ thể nên trước mắt,họ cũng không có mục tiêu rõ ràng và có chăng kết quả đạt được cũng chỉ mang tính trừu tượng.Vì vậy Điều này khiến họ khó có cảm giác mình thành công sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. 
* Lý do thứ hai : Có thể nói rằng lực lượng phòng thể đều là những cỗ máy. Họ phải chấp nhận mọi mệnh lệnh từ cấp trên.Nếu cấp trên ra lệnh "bên phải ,quay !"thì những người quay sang phải ngay lập tức mà không cần phải suy nghĩ sẽ là thành viên ưu tú. Sau khi nhận được mệnh lệnh, họ phải phát huy tối đa sức mạnh của toàn đội, vì thế những thắc mắc.kiểu như "có nên quay phải ở đây không" hay nảy ra sáng kiến "còn có cách khác tốt hơn việc quay sang phải mà" sẽ bị coi là thừa thãi không cần thiết. Họ không có cơ hội thể hiện giá trị quan hay xác định bản thân. "Hay nói đúng hơn, họ đánh mất bản thân ".Mỗi người lính phải là một bánh răng .Mà Điều quan trọng nhất là họ có thể trở thành một bánh răng hay không. 
*Lý do thứ ba : Cuộc sống sinh hoạt trong ký túc xá của binh lính khác với cuộc sống thường ngày của người bình thường. sau khi kết thúc giờ làm mọi người có thể rời khỏi công ty trở về nhà nhưng những binh lính lại không thể. đời sống và công việc của họ gần như đến mức dường như trở thành một. Một người cấp trên khó tính chắc chắn sẽ không thể dễ dàng tách bạch hai thứ đó được. Thông thường họ phải trải qua 24 giờ đồng hồ với những binh sĩ khác trong một không gian chật hẹp.Điều này dẫn đến việc họ rất dễ tích tụ áp lực từ các mối quan hệ. Có thể nói phần lớn sự phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người.Hoàn cảnh đưa đẩy khiến nỗi buồn trong họ mãi không thể biến mất.
- Bác sĩ tâm lý chuẩn đoán và kê đơn chỉ tạm thời giảm nhẹ triệu chứng .
- Nhà trị liệu tâm lý điều trị những bất thường của tinh thần và cơ thể nhưng bệnh nhân thường phải ngoại trú .
- Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ lắng nghe tâm sự của bạn nhưng đến cuối cùng họ cũng chỉ cỗ vũ bạn tự đứng lên .
- Nhà tâm lý học lâm sàng có thể sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn bởi những bài kiểm tra mang tính phiến diện.

    Có một người rất giỏi giang,nhưng dù làm gì đi chăng nữa,Anh ấy cũng không thể tự khẳng định bản thân.Anh thường nghĩ rằng"Mình đúng là một kẻ vô dụng" và tự nhét vào đầu mình suy nghĩ"Mình vô dụng như thế này phải cố gắng hơn nữa." Và rồi,cho dù người đó có cố gắng như thế nào đi chăng nữa thì anh vẫn cảm thấy không đủ. Đây cũng là một người không thể "Ngừng cố gắng". Anh không thể kéo mình thoát khỏi suy nghĩ "phải nỗ lực". Những người có xuy hướng "Không từ bỏ" thường có một điểm chung:Từ nhỏ,họ đã rất ít khi được người khai khen ngợi. Nhờ vào việc hiểu được những giá trị của bản thân kể cả điểm mạnh điểm yếu mà con người ta có những phương thức riêng để khẳng định ý nghĩa sự tồn tại của bản thân đó là" sự tự nhận thức cá nhân". Tuy nhiên,đa số những người hồi nhỏ hiếm khi được khen ngợi thì khả năng "Tự nhận thức cá nhân" không cao. Khi lớn lên,học vẫn không thể thừa nhận và cho rằng bản thân mình không có bất cứ giá trị nào cả.

    "Ngừng cố gắng" và tìm đến sự "xoa dịu" chính là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt. Ngừng cố gắng là hành động mang tính tự chủ và do chính bạn quyết định. Tìm đến sự "xóa dịu" là Chờ Mong ai đó giúp bạn thay đổi tình hình- một kiểu suy nghĩ nhờ vả vào người khác. Trong khi đó, Nguyên nhân sâu xa khiến bạn đau khổ ,mệt mỏi bắt nguồn từ việc bạn để tâm người khác đánh giá thế nào về mình.

    Quan tâm tới ánh mắt người khác, sống theo tiêu chuẩn của họ thay vì của mình có nghĩa là "sống theo quan điểm của người khác". Nếu một người bị quan điểm của người khác ảnh hưởng quá nhiều thì sẽ không quen sống theo cách của riêng mình do đó họ có khó có thể đối diện với bản thân vì vậy họ không thể khẳng định mình và quanh quẩn với suy nghĩ" mình là kẻ vô giá trị ". Những người có khả năng tự nhận thức bản thân thấp và những người chỉ trông chờ vào người khác đều sống theo quan điểm của người khác

    Những người có tâm hồn nhạy cảm dễ bị tổn thương hay những người quá ngây thơ từng bị gọi là "NAIIBU". từ gần nghĩa nhất với "NAIIBU" có nghĩa là "SENSHITIBU" (Nhạy cảm).

    "Cảm giác bất lực" liên quan chặt chẽ đến những vấn đề tâm lý phát sinh Khi chúng ta sống theo chuẩn mực của người khác.Vì thế chỉ khi nắm bắt được bản chất của cảm giác bất lực chúng ta mới có thể thấu hiểu tâm hồn mình và giảm nhẹ cho nó. Nếu Phân tích chi tiết,có thể thấy cảm giác bất lực đến với chúng ta được chia làm 3 giai đoạn:

    1)    Cảm giác bất lực liên quan đến năng lực. : Cảm giác bất lực liên quan đến năng lực là cảm giác bất lực khi không thể khống chế thực hiện những kỹ năng hoặc việc mà bản thân mong muốn như nói tiếng Anh tốt, học tập tốt, dạy sớm. Cảm giác này ban đầu chỉ đến một cách đơn lẻ,từng điều một.Như ví dụ tôi đề cập đến ở trên,không thể nói tiếng Anh,không thể học tập tốt hay không thể dậy sớm thì từng cái riêng lẻ không thể nào giáng một đòn chí mạng vào bạn.

    2)    Cảm giác vô năng khi không thể kiểm soát được sự việc.: Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi những điều đó chồng lên nhau,khiến bạn cảm thấy bản thân mình chẳng làm được gì ra hồn đã khiến bạn gần như sụp đổ . Cứ như vậy bạn sẽ không thể phát huy khả năng của mình cũng không thể khống chế được những cảm xúc và suy nghĩ về việc đó.

    3)    Cảm giác trống rỗng không ai có thể hiểu được. : Bước sang giai đoạn thứ 3,cảm giác bất lực có chiều hướng tăng lên,bạn cảm thấy bi quan,nghĩ rằng mình chẳng làm được điều gì cũng chẳng ai giúp được mình cả,thế giới này chỉ mình đơn độc mà thôi. Và bạn rơi vào Tuyệt Vọng - Giai đoạn thứ ba này gọi là "cảm giác trống rỗng."


    Bạn hãy chấp nhận toàn bộ con người mình: mặt tốt, mặt xấu, mặt đáng thất vọng.. tất cả. Nếu bạn không thể chấp nhận toàn bộ con người mình, bao gồm cả những điều không hay, thì bạn sẽ không thể tiến lên được. Xin hãy chấp nhận bản thân mình, một cách trọn vẹn. Những người khác sẽ gắn rất nhiều nhắn dán lên người bạn. Ví dụ như: một người ưu tú, một kẻ vô dụng, người hiền lành, người cẩu thả, hay vì bạn là đàn ông, phụ nữ, anh trai, cha mẹ,.. Họ đánh giá bạn bằng mọi thuộc tính, cấp bậc hay bản chất, phân loại chúng ta rồi dán vào những cái nhãn. Và chúng ta thường có khuynh hướng chấp nhận những cái nhãn do người khác dán lên mình. Cứ như vậy, bạn để yên cho người khác dán nhãn lên bản thân mình, rồi tự tay siết chặt nút thắt lại. Những nhãn ấy thật có thật sự nói lên con người bạn? Những nhãn dán người khác dùng để đánh giá bạn có thể "quá" hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.

    'Phản ứng bất ngờ" được coi là một phần của "phản ứng flight - or - flight" ( fight - or - fight respond). "Phản ứng flight - or - flight" trong tiếng Nhật còn được gọi là "phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy". Tuy "chiến đấu" và "bỏ chạy" đều được đọc là "tousou" nhưng đây không phải một kiểu chơi chữ. Đó là phản ứng của động vật khi đối mặt với nỗi sợ hãi. Nhà Sinh lý học người Mỹ Walter B. Cannon đã phát hiện ra phản ứng này của cơ thể đối với stress. Canon nhiều lần làm thí nghiệm bằng việc sử dụng một con mèo rất hay hoảng sợ khi đứng trước một con chó đang sủa. Ông nhận ra rằng khi con vật bị đặt trong tình trạng vô cùng căng thẳng trong một thời gian ngắn, nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ phản ứng khẩn cấp để sinh tồn. Khi sinh vật đột nhiên chạm trán một kẻ địch có vẻ nguy hiểm thì chúng sẽ lựa chọn dốc toàn sức lực để đối mặt và chiến đấu hoặc cố gắng hết sức để trốn thoát. Ví dụ như nhịp tim tăng nhanh, đồng tử mở lớn, hoạt động của cơ quan tiêu hóa bị kiềm chế, lòng bàn tay và bàn chân tiết ra mồ hôi dính. Tất cả những điều nói trên là phản ứng để tiến hành "chiến đấu" với kẻ thù trước mắt hoặc bỏ trốn "Đào Tẩu", là phản ứng để sinh tồn. Ngoài ra, khi đối mặt với một nguy cơ bất ngờ xuất hiện, người ta hay dùng cách nói "mặt tái mét". Đây cũng là phản ứng của cơ thể để giảm lượng máu lưu thông. Thậm chí, bạn còn phát sinh cả phản ứng tâm lý. Trong khi đang do dự "chiến đấu hay bỏ chạy" thì ngay chính lúc này, trạng thái chiến đấu được hình thành nhưng đồng thời, bạn cũng cảm thấy buồn bực. Nghe có vẻ kỳ lạ? Trạng thái "chiến đấu" thường được gọi là tình trạng có khả năng tấn công. Tuy nhiên "chiến đấu" thực tế bao gồm cả "tấn công" và "phòng thủ". Ngay cả chiến đấu trong lực lượng phòng vệ cũng được tạo nên từ cả tấn công và phòng thủ nên trong chiến đấu chỉ một mực tấn công thì bạn đã tốn công vô ích. Một người chỉ huy thiếu kinh nghiệm và hành động không có chiến thật sẽ vẫn ra lệnh "Lên!" để rồi toàn quân bị tiêu diệt mặc dù anh ta hiểu rõ ràng tiếp tục tiến công cũng không nắm chắc được phần thắng. Không biết địch biết ta, chúng ta đương nhiên sẽ bại trận. Trái lại, một người chỉ huy tài ba, trong tình cảnh đó sẽ đưa ra một quyết định rút lui, lui binh về để phòng thủ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong cơ thể chúng ta. Khi gặp kẻ thù, cho dù hiểu rằng chiến đấu đồng nghĩa với cái chết, chúng ta vẫn hiếu chiến. Thế nên, trong nội tâm diễn ra một hoạt động nhằm mục đích kiềm chế gọi là "trạng thái chán nản". Ở Nhật, nói đến "trạng thái chán nản" người ta luôn luôn nghĩ tới hình ảnh vô cùng ốm yếu bệnh tật và có xu hướng bị nhãn dán tiêu cực. Nhưng không hẳn như vậy.Kẻ yếu đuối, kẻ vô dụng, đó chính là những nhãn dán người khác áp đặt lên chúng ta ."Trạng thái chán nản" đồng nghĩa với việc bạn đang rút lui, hãy nắm bắt Suy nghĩ "Vào trạng thái chiến đấu, tôi sẽ cố gắng hết sức" và chấp nhận bản thân. Sự lo âu và kìm nén đều có ý nghĩa cả.
52 Hikikomori ideas | hikikomori anime, me me me anime, beautiful japanese  words
Hikikomori ("Thu mình vào bên trong, trở nên hạn chế hoạt động) là hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ)
  Những Hikikomori thường đánh giá bản thân cực kỳ thấp, bởi vậy họ dễ tổn thương khi ra ngoài xã hội. Họ dễ để ý đến mọi lời nói nhỏ nhặt và tự khiến mình mệt mỏi. Để tránh điều đó xảy ra, họ bảo vệ bản thân bằng cách ở trong nhà không ra ngoài. Những người đánh giá thấp bản thân thường dựa vào nhận định của người khác. Trong số họ cũng có những người vờ như tự biết giá trị của bản thân nhưng thực ra chỉ là vẻ bề ngoài, còn họ vẫn sống theo tiêu chuẩn của người khác đặt ra. Những người hay phán xét người khác thường bị coi là kẻ tự mãn nhưng trong thâm tâm nhiều người, họ luôn khổ sở vì không thể chấp nhận bản thân, và để chối bỏ điều đó, họ phán xét người khác. Phán xét người khác và phóng đại bản thân không bao giờ mang đến cho ta nhận định về bản thân một cách chính xác. Vì vậy, hikikomori không ra ngoài tiếp xúc với xã hội và cũng khó tiếp nhận quan điểm của người khác.

    Cũng có kẻ luôn khoác lên mình bộ mặt của Một vĩ nhântưởng mình là người tuyệt vời, và có kẻ dù trong bất kỳ tình huống nào cũng tỏ ra hống hách. Điểm đặc trưng mà chỉ riêng những kẻ nữa vời mới có là luôn thích sử dụng những từ ngữ chuyên môn, hơn nữa họ khinh thường ai không biết chúng. Những người đó thường buông ra những lời tiêu cực. Bởi họ dùng một lớp áo bảo hộ để phủ định bản thân mình.