Bài viết dành cho những người từng là học sinh và thắc mắc học những lý thuyết này thì áp dụng thế nào vào cuộc sống. Và đây là góc nhìn của mình.

Một người anh ở trường đại học cũ đã từng nói với mình về sự lười nhác của con người rằng:
"Mỗi người có một sức ỳ nhất định, lý trí muốn thay đổi, nhưng không đủ lớn để thắng lại quán tính của mình. Nên rốt cuộc là "lực bất tòng tâm""
Mình rất ấn tượng khi nghe được những lời trên.
Một hình ảnh so sánh rất đặc biệt và sinh động.
Một chút kiến thức vật lý không được vững lắm của mình:
1. Mỗi môi trường có một hệ số ma sát nhất định.
Nếu không thắng được ma sát này, vật sẽ đứng yên.
2. Một trường hợp khác,
vật được đặt trên đỉnh của một cái dốc nhỏ,
ở đây cũng có ma sát (ma sát trượt),
nếu hệ số đó đủ lớn, nó sẽ làm cho vật trượt ngay xuống dốc.
2 hình ảnh trên cho mình những chiêm nghiệm về cuộc sống của mỗi người chúng ta.

CÓ KHI NÀO?

Có khi nào chúng ta sống như cục đá trong các bài tập vật lý không?
Có khi nào chúng ta muốn thay đổi, tiến về phía trước,
nhưng một năng lượng bí ẩn nào đó (lực hấp dẫn của chiếc giường, điện thoại, laptop,...)
đã làm cho chúng ta không thể tiến lên.
Có khi nào chúng ta muốn giữ bản thân với những thói quen sống lành mạnh,
nhưng vì môi trường nhiều cám dỗ, kéo chân ta sa vào những hành động tưởng chừng như rất YOLO, rất đáng-thử nhưng hóa ra lại không tốt về lâu dài.

Quả thật

bản thân mình cũng thấy bản thân đã không ít lần sống như một cục đất.
Được xã hội, gia đình, bạn bè đặt đâu thì nằm đó,
thấy mọi người xung quanh thế nào, thì nương theo đó.
Khác với những vật vô tri vô giác, chúng ta có suy nghĩ, và có suy nghĩ về những suy nghĩ, hành động của chúng ta. (metacognition)
Chính vì vậy, mà hiện tại, chỉ có con người mới có năng lực hành động ngược với bản năng của mình.
Bản năng được sinh ra để giúp ta tiết kiệm năng lượng để suy nghĩ mình sẽ "nằm một chỗ" hay "lăn về phía nào". Nhưng không phải lúc nào bản năng cũng giúp ta làm được một việc đúng đắn.

Mình cũng không biết gì nhiều hơn

Bản thân mình cũng không thực sự biết được làm thể nào để có thể tỉnh táo mọi lúc để cân nhắc về những suy nghĩ và hành động của mình.
Bởi đây cũng là một trong những vấn đề lớn còn tồn động trong cuộc sống hành ngày của mình.

Đo lường và phát triển

Nhưng mình nghĩ rằng chúng ta, ít nhất, là hãy cảnh tỉnh, ý thức về sức ỳ của bản thân.
To measure is to know.
If you cannot measure it, you can't improve it.
- Lord Kevin
Chúng ta có thể theo dõi số lần chúng ta tiếp tục những thói quen không lành mạnh trong một tuần, một tháng.
Đồng thời, đánh dấu lại những lần chúng ta có rắng thắng lại quán tính trong mình để thực hiện những việc tốt cho bản thân, những việc có thể tạo nên sự không-thoải-mái nhất định.

Nếu bạn có thêm những gợi ý nào về chủ đề này, hãy chia sẻ với mình nhé!
Kết lại:
1. Chúng ta khác gì với một vật vô tri vô giác?
2. Mỗi người đều có một độ "ỳ" nhất định.
3. Luyện tập suy nghĩ, tư duy để có những quyết định, hành động đúng đắn hơn.
4. Theo dõi, đo lường để kiểm soát và phát triển con người sáng suốt trong mình.