monsterbox nhaaa, ảnh đẹp câu vote.
Vào một buổi chiều mưa gió tháng 3, khi đang bao phủ cơ thể trong đống chăn bông mềm mại và suy tư về tương lai cuộc đời. Tôi chợt nhận ra bản thân còn 3 tháng ôn thi tốt nghiệp sau những tháng ngày ăn chơi nhảy múa cùng đống truyện chữ, những bài viết trên spiderum và monster box (tất nhiên tôi vẫn chăm chú nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, chỉ là thời gian ở nhà tôi không dành để ôn thi). 

Là một con người của khoa học, đương nhiên tôi không chấp nhận việc bản thân cày cuốc để thi cử chỉ với vài công cụ hoen rỉ được truyền lại từ thầy cô và nhà trường mà vốn chẳng có bằng chứng nào cho thấy nó hiệu quả. Đơn cử có thể kể như myth "highlight ý chính" hay việc đọc lại bài ở nhà. (1) (highlight có thể không hiệu quả nhưng làm vở bạn trở nên rực rỡ hơn, tiện thể tăng cảm giác tự tin về kiến thức)

Và cũng giống như bao truyện khác, từ ăn nói đến nấu ăn, đến giáo dục... Chúng ta chưa bao giờ có kĩ năng tốt ở việc học như chúng ta tưởng. Và những kiến thức sai lệch thì vẫn tràn lan đâu đó, mặc cho sự thiếu hiệu quả của chúng. 

Do vậy, dưới đây là bài dịch từ trang Wired, đề cập tới một trong những phát kiến vĩ đại nhất về việc học của con người. 

Let's see. 
ebbinghaus người tìm ra spacing effect.
1. Ebbinghaus và hiệu ứng khoảng cách. 

Mặt trời mùa đông ở Kolobrzeg, Ba lan dần lặn xuống dù mới chỉ giữa chiều. Nhưng hoàng hôn sớm không lấy đi thú vui đi dạo ngoài trời thường xuyên của mọi người nơi đây. Được bao phủ bởi chiếc áo lông thú dày cùng đôi bao tay, khách du lịch trái mùa đến từ Đức không khỏi há hốc mồm khi thấy một người đàn ông cao lớn, thân hình vạm vỡ, gần như khỏa thân đang tung tăng trên nền cát ở bờ biển Baltic. 

Người đàn ông nhảy xuống biển, bơi đi bơi lại trong vài phút rồi ngoi lên bờ, chạy bộ một đoạn ngắn trong khi người qua đường vẫn đang chỉ trỏ và bình luận. 

"Đây là một lý do vì sao tôi thích ẩn danh" anh ấy nói với tôi bằng tiếng anh. "Bạn làm điều gì đó hơi khác thường và nhận lại là những ánh mắt soi mói". Việc ẩn danh của anh đã thành công mỹ mãn, không ai trong khu nghỉ mát ở bãi biển nhỏ này biết anh là người phát minh ra kỹ thuật biến mọi người thành thiên tài. 
Một phần của kỹ thuật này, được thể hiện trên app supermemo - một ứng dụng học tập mà chủ yếu dùng để học tiếng bởi những sinh viên ba lan và các quốc gia nghèo khác. Họ dùng nó để đi du học bằng cách vượt qua kì thi tiếng anh. 

Supermemo dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về trí nhớ rằng có một thời điểm lý tưởng để ôn tập lại những gì đã học. Ôn tập quá sớm và lãng phí thời gian, quá muộn thì phải học lại từ đầu. Mốc chuẩn là khi bạn chuẩn bị quên. Nhưng trớ trêu thay, mốc này khác biệt với từng người và từng kiến thức khác nhau. Hãy tưởng tượng có 50 thẻ flashcards ghi từ vựng, có một cái cần ôn lại ngay bây giờ, but which is it? 
May mắn là, từ lâu trong tâm lý học nhận thức, họ đã biết rằng sự quên lãng của con người đi theo một đường đồ thị. Kiến thức còn sót lại vẽ một con dốc hiểm trở trước khi khựng lại. Nhưng thật khó để áp dụng lý thuyết này vào thực hành, nó quá phức tạp để có thể tự tính toán bằng bộ não trần trụi mà không có sự trợ giúp. 

Google.com

20 năm trước, Wozniak nhận ra rằng máy tính có thể dễ dàng tính ra "khoẳng khắc ôn tập" nếu anh ấy tìm ra thuật toán. Supermemo là một phần của thành quả trong công cuộc nghiên cứu. Nó có thể dự đoán trạng thái tương lai của trí nhớ ai đó để lên lịch ôn tập cho họ một cách tối ưu nhất. Kết quả rất ấn tượng, người dùng có thể khắc một lượng lớn từ vựng vào não họ. Nhưng với Wozniak, giúp đỡ mọi người dễ dàng học ngoại ngữ chỉ là một phần nhỏ trong mục tiêu của anh. Như việc chúng ta luôn đặt kế hoạch về một ngày, hàng tháng, thậm chí cả năm, Wozniak hi vọng chúng ta không chỉ đơn thuần dựa vào kiến thức, thế giới quan, lý trí... Mà còn dựa vào máy tính để lên kế hoạch tối ưu cho từng cá nhân một. 

Bằng cách quan sát hành vi và phân tích, máy tính sẽ chạy giả lập, chọn ra mô hình tốt nhất và gửi chúng ta những quy tắc để sống theo. Chúng có thể gửi ta khi nào nên thức dậy, nên đi ngủ, ăn bao nhiêu và thế nào, khi nào học đạt hiệu quả cao... Chúng sẽ gợi ý những gì ta từng đọc, giúp ta theo sát mục tiêu hay gợi ý khi ta cần thư giãn. Máy tính, trong kế hoạch của Wozniak, sẽ tăng cao trí tuệ và kiểm soát lý trí của con người với cuộc sống của bản thân. 

Vào những năm cuối thế kỉ 19, một nhà khoa học người đức tên Hermann Ebbinghaus tạo ra một lists những từ linh tinh và quan sát xem mất bao lâu để quên và sau đó học lại (ví dụ: bes dek fel gup huf jeik mek meun pon daus dor gim ke4k be4p bCn hes). Trong thí nghiệm nghiêm ngặt và tẻ nhạt cùng cực này, Ebbinghaus đã cố gắng học thuộc 2.5 từ trong một giây, nghỉ một chút rồi lại lặp lại. Giữ cường độ luyện tập này trong khoảng hơn một năm. Sau đó, để đảm bảo kết quả nghiên cứu không mắc bất kì lỗi lầm nào, ông lặp lại toàn bộ thí nghiệm trong vòng 3 năm tiếp theo. Mãi cho tới năm 1885, ông xuất bản công trình có tên "Memory: A Contribution to Experimental Psychology". Cuốn sách đã trở thành nền tảng của một ngành nghiên cứu mới sau này. 

Ebbinghaus là người đầu tiên vẽ ra đường cong của học tập. Trong những quan sát đầu tiên của mình, ông đã ghi chép một hiện tượng kì lạ khiến cho các nhà tâm lý học đau đầu trong thế kỉ tới: hiệu ứng khoảng cách (the spacing effect). 

Ebbinghaus đã cho thấy rằng có thể học tập hiệu quả bằng cách ôn tập dàn trải theo thời gian. Điều này nghe có vẻ tầm thường, vì mọi học sinh đều được cảnh báo không nên nhồi nhét kiến thức. Nhưng hiệu quả đến từ việc ôn tập đúng thời điểm là rất lớn, sự cải thiện được biểu hiện rõ rệt. Ngay khi Ebbinghaus công bố hiệu ứng này, những nhà tâm lý học đã thúc giục những người làm giáo dục áp dụng nó để khiến việc học tập trở nên dễ dàng. Dù sao thì có quá nhiều thứ chúng ta muốn biết, nhưng thời gian thì có hạn. 

2. Sự thất bại của spacing effect. 

Supermemo sẽ giúp bạn theo dõi những mẩu thông tin rời rạc bạn đã học và muốn giữ lại. Ví dụ: nếu bạn học tiếng anh. Cơ hội để nhớ được nghĩa của các từ sẽ dần rời xa bạn theo một mô hình có thể đoán trước - nó gọi là đường cong quên lãng (forgetting curve). Suppermemo theo dõi đồ thị này và nhắc nhở khi cơ hội nhớ đã giảm xuống (ví dụ 60%). Thường thì khi học kiến thức mới, cơ hội nhớ sẽ giảm nhanh chóng, suppermemo nhắc nhở bạn và đường cong khựng lại, app theo dõi đường cong mới này và đợi cho đến khi cho bạn ôn tập vào lần sau. 
đồ thị nè.
Ai phải học một ngôn ngữ mới chắc đều biết ứng dụng của spacing effect là spaced repetition (phương pháp lặp lại ngắt quãng). Nhưng chừng đó là quá nhỏ so với những gì đã được kì vọng. Nhà tâm lý học Frank Dempster đã từng viết rằng spacing effect là một trong những thứ đáng giá nhất được tìm thấy trong nghiên cứu về việc học, trong bài báo có tiêu đề "hiệu ứng khoảng cách: một trong những điển hình của việc thất bại khi áp dụng kết quả của nghiên cứu tâm lý". 

Tiêu đề bài báo là điều không khó hiểu, những người phát minh ra máy tính sẽ nghĩ thế nào nếu mọi người tiếp tục tính bằng tay? Hoặc, sẽ thế nào nếu kính mắt đã được chế tạo cả thế kỷ, nhưng mọi người vẫn đối phó với cận thị bằng cách đưa vật lại gần mắt họ. Những nhà tâm lý học biết về spacing effect nghĩ họ đã nắm giữ cách giải của vấn đề luôn ám ảnh nhân loại từ khi có ngôn ngữ viết - làm thế nào để nhớ những gì đã được học. Nhưng trớ trêu thay, nó lại trở thành lời nhắc nhở về sự bất lực của tâm lý học trong việc áp dụng những thành quả của mình. 

Từ khi còn là một sinh viên Ba lan tại đại học công nghệ Poznan vào những năm 80. Wozniak bị choáng ngợp bởi những gì cần học, nhưng đó không phải vấn đề lớn nhất anh ấy phải đối mặt. Wozniak không chỉ muốn vượt qua kì thi, anh muốn học tập. Wozniak không thể chịu được khi biết rằng vài tháng sau khi hoàn thành một lớp học, chỉ có một phần nhỏ kiến thức còn sót lại. Lúc ấy anh ta không biết gì về spacing effect, nhưng anh biết phương pháp hiện tại không hiệu quả. 

Thử thách quan trọng nhất là tiếng anh. Wozniak từ chối chấp nhận trình độ của mình ở mức "tạm được". Vì thế anh tạo ra một database dựa trên trí nhớ của mình. Đầu tiên tạo flashcard với hai mặt gồm câu hỏi và câu trả lời, mỗi khi xem lại một từ vựng hay ngữ pháp, anh ghi chép tỉ mỉ ngày tháng và đánh dấu xem có quên nó hay không. Đến năm 1984, một thế kỉ sau khi Ebbinghaus hoàn thành lần 2 thí nghiệm về trí nhớ của mình, Wozniak's database đã chứa 3000 từ vựng hoặc cụm từ, đồng thời có 1400 dữ liệu được chọn lọc từ đống ghi chép. Giờ là lúc Wozniak sẵn sàng cho một câu hỏi quan trọng - mất bao lâu để anh có thể thông thạo những gì anh muốn biết? 

Câu trả lời là: quá lâu, và thậm chí còn tệ hơn thế. Theo như tính toán lúc đầu của Wozniak, 40% từ vựng tiếng anh đã bay màu theo thời gian. Sử dụng vài kiến thức cơ bản, Wozniak tính ra rằng với phương pháp học hiện tại của anh, sẽ mất 2 tiếng mỗi ngày luyện tập để học và ôn tập 15 nghìn từ, với 30 nghìn từ là mất 4 tiếng, một điều không thực tế. 

Những con số của Wozniak khá tương đương với những gì Ebbinghaus đã ghi chép, và cũng được xác nhận bởi các nghiên cứu trong suốt nhiều thập kỉ sau. Nếu một học sinh có thể trở thành chuyên gia trong vài thứ họ học, đó không phải bởi vì kiến thức đã được giữ lại trong não, mà là việc luyện tập cường độ cao trong vài lĩnh vực có liên quan đã giữ kí ức mới mẻ. Với ngôn ngữ, lời khuyên phổ biến là hãy đắm chìm vào trong ngôn ngữ (tạo môi trường), giống như việc chuyển đến sống gần người bản địa. Với một số, đó là một ý kiến hữu ích, nhưng với phần còn lại, sẽ là một lời nhận xét khủng khiếp về ý nghĩa của những giờ học trên lớp. Học thì dễ, nhưng nhớ những gì đã học - là khi một nỗi bất lực nhen nhóm. 

Giống như Wozniak từng miêu tả sự thất bại trong hệ thống học tập của ông: "khi kiến thức ngày càng nhiều, cái giá phải trả là việc duy trì nó”. Nói cách khác, khi danh sách những thứ đã học tăng lên, thì sự quên lãng của anh cũng vậy. Wozniak đang trèo núi với những mỏm đá lỏng lẻo, ngày càng ít sự tiến lên trong mỗi bước đi. 
Hết phần 1.
Nguồn cho tuyên bố 1: