MUỐN HẠNH PHÚC CŨNG PHẢI HỌC
Ngày xưa khi học Tiếng Anh, ai cũng một vài lần được thực hành phần “giới thiệu về bản thân”. Trong phần sở thích cá nhân, các bạn...
Ngày xưa khi học Tiếng Anh, ai cũng một vài lần được thực hành phần “giới thiệu về bản thân”. Trong phần sở thích cá nhân, các bạn viết như thế nào? Không biết ở trường mọi người ra sao, nhưng ở trường mình thì 9/10 người viết như sau: I like going to movie theater, I like listening to music, I like reading book, I like hanging out with friends,….
A sống ở thành phố, ồn ào và quay cuồng. A lặp đi lặp lại những công việc hàng ngày: đi làm, ăn, ngủ, chán thì lên mạng tìm phim xem, chán thì rủ bạn bè đi chơi. A cảm thấy cuộc đời thật nhạt nhẽo. A thấy mình không hạnh phúc. A không biết làm thế nào cả.
A chính là hình ảnh của rất nhiều người trẻ ngày nay. Khi đọc CV xin việc của nhiều bạn, mình thấy đa phần sở thích của các bạn cũng loanh quanh chỉ có vậy. Ai cũng ghi xem phim, đọc sách, nghe nhạc. Vậy liệu có phải là mọi người thực sự thích những thứ đó???
Đầu tiên chúng ta phải phân biệt 3 tầng khái niệm sau đây đã:
– Thú vui giải trí: những việc bạn làm khi không có gì khác để làm, những việc bạn làm để giết thời gian.
– Thú vui giải trí: những việc bạn làm khi không có gì khác để làm, những việc bạn làm để giết thời gian.
– Sở thích: những việc bạn thích làm, bạn muốn dành thời gian cho nó, bạn sẽ lựa chọn nó chứ không chọn những việc khác khi có nhiều sự lựa chọn. Bạn dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển công việc đó.
– Đam mê: đây là một khái niệm đã được nhiều người định nghĩa, không dễ để mỗi người tìm được đam mê của cuộc đời mình. Nhưng hiểu đơn giản thì đam mê là thứ mà ta có thể thích trong một thời gian rất dài, thậm chí là cả đời. Và điểm quan trọng, đam mê là khi bạn tìm ra cách để sống bằng sở thích của mình. Đam mê là giao thoa của: việc mình thích, việc mình giỏi, việc giúp mình kiếm được tiền.
Đọc xong 3 khái niệm trên thì bạn đã nhận ra chưa, đa phần những sở thích như đọc sách, xem phim, đi chơi,… đó chỉ là thú vui giải trí. Bạn làm những việc đó chỉ vì không có gì để làm mà thôi. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp đó, thì bạn cần phải nghiêm túc học cách tìm niềm vui cho cuộc sống của mình.
Có những người thực sự thích điện ảnh, họ nghiền ngẫm từng bộ phim, dò xét từng khung hình, tìm ra từng tầng ý nghĩa. Họ tìm hiểu về lịch sử ra đời của bộ phim, tìm hiểu về những câu chuyện bên lề. Đối với những người bình thường, xem xong một bộ phim là xong, dư vị có thể chỉ là những khoảnh khắc hài hước, những phân cảnh hoành tráng. Nhưng đối với các “con nghiện phim chân chính”, một bộ phim có thể khiến họ sung sướng âm ỉ mỗi khi khai thác được một điều gì đó thú vị.
Đó là điều mình học được khi theo dõi Channel của các bạn “Phê Phim”. Cách các bạn khai thác về một bộ phim, cách các bạn nói về nó, tất cả đều làm mình cảm nhận được niềm đam mê mãnh liệt, làm mình bị lây nhiễm sự hưng phấn từ các bạn. Đối với những người như vậy, xem phim thực sự là một sở thích, thậm chí chính là đam mê.
Niềm vui không phải thứ được ban phát một cách tự nhiên. Không phải ai sinh ra cũng có sẵn những sở thích rõ ràng. Những việc tưởng chừng như đơn giản đó cũng phải học đấy các bạn ạ.
Tính đến hiện nay, mình có thể gạch đầu dòng vài sở thích cá nhân từ hồi bé đến giờ như sau:
– Street Magic: Môn này mình nghiện hồi học cấp 3, đầu tư 2 năm nghiên cứu cũng chuyên sâu.
– Guitar: Môn này mình nghiện hồi sinh viên, đầu tư khoảng 3 năm tập tành cẩn thận.
– Piano: Môn này mình nghiện hồi ra trường, chưa bao giờ đầu tư tập tành cẩn thận, nhưng lúc nào cũng thích.
– Marketing: Môn này làm quen được gần chục năm, nhưng thực sự thích được khoảng 5 năm.
– Game: Môn này thì làm quen từ bé. Ngày trước thì nó chỉ là thú vui giải trí, nhưng dạo này nó thành sở thích. Giờ mình thích ngồi nhà chơi game hơn là ra ngoài đi chơi và giao tiếp xã hội.
– Guitar: Môn này mình nghiện hồi sinh viên, đầu tư khoảng 3 năm tập tành cẩn thận.
– Piano: Môn này mình nghiện hồi ra trường, chưa bao giờ đầu tư tập tành cẩn thận, nhưng lúc nào cũng thích.
– Marketing: Môn này làm quen được gần chục năm, nhưng thực sự thích được khoảng 5 năm.
– Game: Môn này thì làm quen từ bé. Ngày trước thì nó chỉ là thú vui giải trí, nhưng dạo này nó thành sở thích. Giờ mình thích ngồi nhà chơi game hơn là ra ngoài đi chơi và giao tiếp xã hội.
Ngoại trừ game_thứ có thể khiến bạn nghiện ngay từ giây phút đầu tiên, thì mình nhận ra có một điểm chung giữa các sở thích còn lại. Có một điểm mà mình tự đặt tên là “ngưỡng thú vị”. Tức là khi bạn làm bất cứ một việc gì, bạn cũng cần đạt đến một độ hiểu biết nhất định thì mới cảm nhận được sự thú vị của môn đó.
Ngày xưa, tầm 13 năm về trước, có trào lưu “quay bút” hay còn gọi là “pen spinning”. Mình thấy hay quá, mua bút về tập, nhưng tập mãi chả quay được, nên ló chán. Tập được khoảng 1 tuần chưa quay được là mình bỏ luôn. Vì thế nên mình chưa bao giờ cảm nhận được sự thú vị của bộ môn này.
Khi mới tập Guitar hay Piano, ai cũng phải trải qua quãng thời gian cực kì tù. Đánh thì không đánh được, phải tập theo những bài tập chán ngắt, chả cảm nhận được tí nào gọi là thú vị cả. Nhưng khi tự mình đánh được bản nhạc đầu tiên, mọi thứ sẽ khác. Đây chính là “ngưỡng thú vị”. Đến giai đoạn này, mình bắt đầu cảm nhận được thú vui của đánh đàn. Những thành quả nhỏ bé của giai đoạn này, giúp mình có động lực cho những giai đoạn tiếp.
Ngày xưa mình cũng không thích nấu ăn đâu. Nhưng mình đã học cách thích nó. Thông qua việc tìm hiểu, thử nghiệm và đạt kết quả tốt với những bữa ăn ngon, dần dần mình cũng tìm ra niềm vui trong công việc tưởng chừng chán ngắt này. Khi đã học được cách tìm niềm vui trong nấu ăn, mình thấy cuộc sống hạnh phúc hơn nhiều.
Đó, niềm vui không tự nhiên mà có, chúng ta phải học, phải đi tìm. Muốn biết trà đạo hay ở chỗ nào thì phải nghiên cứu, muốn biết trồng cây hay ở chỗ nào cũng phải mày mò.
Hãy nhớ, không ai có thể giúp bạn hạnh phúc, người duy nhất làm được điều đó là chính bạn. Trong bài viết này, mình chỉ trọng tâm vào các thú vui. Nhưng nếu mở rộng ra, thì bạn sẽ hiểu, chúng ta phải học cách tìm niềm vui trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Trong công việc, trong các mối quan hệ, nếu bạn không tự tìm được niềm vui, thì sự buồn chán là do chính bạn chuốc lấy, chứ không phải do điều kiện khách quan.
Một câu chuyện cuối cùng!
Steve Job – một tượng đài, một nguồn cảm hứng bất tận, một minh chứng về việc thành công nhờ theo đuổi đam mê. Nhưng nếu tìm hiểu kĩ, thì SJ không hề sở hữu đam mê về công nghệ từ những ngày đầu lập nghiệp. Ông chỉ đơn giản là bắt đầu kinh doanh với các sản phẩm công nghệ đơn giản. Nhưng chính những sự thành công đầu tiên, đã khiến ông nhận ra niềm đam mê trong lĩnh vực này. Ban đầu ông làm để kiếm tiền, nhưng sau đó ông làm vì đam mê. SJ đã tìm thấy đam mê, chứ không tự nhiên sở hữu nó.
Bình thường xu hướng của mọi người là muốn tìm ra đam mê, rồi phát triển nó. Có những người cả đời cũng không tìm được. Có những người vật vã đi tìm định vị cho bản thân. Nhưng qua câu chuyện trên, bạn sẽ thấy còn một cách khác. Hãy trải nghiệm nhiều hơn, tập trung vào những thứ mình giỏi, đam mê sẽ đến với bạn
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất