MÙA XUÂN NĂM ẤY ĐẠI DỊCH LÀ TẤT CẢ
Xuân phân năm 2020, cả thế giới đón thập kỷ mới, đại dịch Vũ Hán thì hoành hành, khắp nơi người ngã bệnh như ngả rạ, nền kinh tế đóng...
Xuân phân năm 2020, cả thế giới đón thập kỷ mới, đại dịch Vũ Hán thì hoành hành, khắp nơi người ngã bệnh như ngả rạ, nền kinh tế đóng băng, trường học đóng cửa hàng tháng trời...
Năm đó, tôi 18 tuổi.
Kha Cảnh Đằng là cậu bạn ngồi cùng bàn. Cha là y sĩ ở viện tuyến đầu, mẹ dạy học. Nhà cậu là nơi mà tin tức về đại dịch vô cùng được quan tâm. Cha mẹ tôi buôn bán nông sản, gặp thời đoạn vô cùng khó khăn vất vả. Nhờ nhà Kha Đằng tận tình “giải cứu” mà qua được giai đoạn ấy, phải nói rằng vô cùng cảm kích, lòng biết ơn sâu hơn nước bể. Nhờ đó mà tôi an tâm học hành, tuy vậy cũng không mấy suôn sẻ.
Mấy đứa chúng tôi mộng vào Thanh Hoa, nhưng duy nhất bấy giờ trường học Đại lục đóng cửa không hẹn ngày trở lại, giáo sư ở trường cũng vì lệnh mà không được tổ chức lớp học tại gia, tình cảnh vô cùng bế tắc.
Tôi hỏi Kha Đằng: Khác nào bĩ cực, cậu bằng cách nào ôn cho đỗ Thanh Hoa?
Kha Đằng quay sang tôi mà rằng: “Cậu đúng là ấu trĩ. Đại loạn thế này, quốc gia đại sự đều là vì dịch bệnh, còn ai chú tâm soạn thảo kỳ thi. Chắc chắn kỳ thi năm nay, đọc hết sách vở thông thường ắt đỗ, đề không vượt tầm. Đồ ngốc ạ.”
Nhưng tôi vốn từ nhỏ đầu óc không được khá khẩm, đành rằng kỳ thi tầm thường, nhưng e là không có giáo sư chỉ bảo, khó lòng thông thạo. Bày tỏ với Kha Đằng, cậu không mắng mà bèn tỏ ý muốn giúp tôi. Tất cũng là vì hai đứa ôm mộng trước là học cho thành tài đỡ đần cha mẹ, sau là để cùng được bên nhau như những tháng ngày trung học.
Kha Cảnh Đằng bỗng trở thành gia sư riêng. Cậu ấy vì tôi mà nhẫn nại, mà ngày tháng không quản mưa gió đến nhà tận tình chỉ bảo. Đóng cửa luyện thi, chúng tôi miệt mài đèn sách. Những lúc rảnh rỗi nhưng vì dịch bệnh cũng không được rong chơi, ở nhà tôi nấu cho Kha Đằng những món cây nhà lá vườn từ tôm hùm, thanh long.
Đến một ngày, không rõ nguyên nhân, Kha Đằng không sang nữa.
Tôi ngóng đợi sáng trưa, có nhấc máy gọi mấy lần đều không được. Mấy ngày sau mới hay tin, cha Kha Đằng làm y sĩ tuyến đầu nhưng tắc trách trong khâu cách ly, những lúc giải lao được rỗi rãi dăm thì giờ bèn lén gặp gia đình, cả nhà Kha Đằng nay đều nhiễm khuẩn viêm phổi Vũ Hán.
Nghe tin, giật mình thảng thốt, đành rằng đem lòng thương nhớ Kha Đằng, nhưng tôi không khỏi lòng lo sợ. Hàng ngày cậu ấy qua nhà cùng học hành, có lẽ nào?
Chuyện không hay, nhưng đành lòng vận tới, nhà tôi bùi ngùi đón nhận. Đại học Thanh Hoa xa, viện nay lại gần.
Tôi và Kha Đằng cứ thế mà chia xa. Tuy không một lời từ biệt, không một tin nhắn, không một lời hẹn ước, tôi ngày đêm nhẩm tính chẳng biết khi nào hoạ qua, đôi lứa lại tương phùng.
Trong khu cách ly, tôi có ngày ngày viết nhật ký. Tưởng rằng đó là bút ký trước lúc tiễn biệt, ngờ đâu...
Ngờ đâu tháng Tư mùa hạ, nắng lên phương Nam, có y sĩ người Việt Nam tài giỏi, lại cậy thiên thời địa lợi mà áp chế được đại dịch. Từ Việt Nam mà phương thức cứu chữa được nhân rộng. Khoẻ lại, sau nhiều năm tôi đủ can đảm để cầm lại bút vẩy lại mực, lấy bút tích năm xưa trên giường cách ly mà thuật lại.
Nhưng có điều này tôi chưa kể bạn đọc.
Thực ra, Kha Đằng chính là Thần Y Đại hiệp do Viet Kong cài vào Trung Hoa Đại Lục, thăm dò tình hình mà điều chế phương thuốc đẩy lùi đại hoạ. Chính vì đem lòng sâu sắc cảm mến tôi mà dù trong những tháng ngày lâm bệnh, cậu ấy cũng không quản đau đớn mà cố công tổng hợp thông tin, báo cáo về cho đơn vị phương Nam, để cuối cùng vượt qua được tai ương năm ấy.
Càng nhắc lại mà càng thấy nao nao canh cánh trong lòng! Năm ấy đại dịch viêm phổi Vũ Hán đúng là tàn ác, dữ dội thật, nhưng đại nạn làm sao có thể thắng nổi tình cảm đôi lứa sâu hơn bể, rộng hơn cao xanh?
Tình yêu, chính là phương thuốc hữu hiệu nhất.
**hết.
(viết nhảm cùng Tường mấy ngày nghỉ dịch)
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất