GIỚI HẠN
Dường như cứ thứ gì bị hạn chế, bị giới hạn ta mới thực sự trân trọng nó. Những người còn ít ngày để sống hay mắc nhiều bệnh thường trân trọng việc sống hơn những người khác. Phải chăng đó do là sự giới hạn về sự sống? Ngày xưa đói ăn nên thường các cụ khi được ăn mới ăn được nhiều và thấy ngon với những món bình dị nhất. Đó là giới hạn về nhu cầu ăn uống. Có thiếu thốn mới biết trân trọng, dư thừa lại khiến ta xem nhẹ. Có thiếu thốn tình cảm cha mẹ mới biết trân trọng nên không ít người mồ côi hay mất cha mất mẹ thấy giận mấy đứa cứ nổi khùng lên lúc mẹ bắt ăn sáng, bắt mang áo mưa, bắt đội mũ, người trong cuộc thì thường không nhìn thấu, người mất rồi mới biết quý trọng.
Về việc học thì thời gian phải được giới hạn mới học có hiệu quả. Gần đến ngày thi học mới vào, nghỉ dịch nhiều mới càng thích đi học. Đây có lẽ cũng là một phần nhỏ vì sao phương pháp poromoro học 25p nghỉ 5p thực sự có hiệu quả.
Về giải trí, đặt đồng hồ nghịch điện thoại 1 tiếng, cảm giác sẽ trân trọng hơn là nằm ườn ra mà chơi không biết thời gian, rồi mấy tiếng đồng hồ trôi qua nhanh như một cơn gió
Có biết rằng thời gian nghỉ hè bên bố mẹ không còn nhiều, đã là hè năm cuối của đời sinh viên và cả là con gái cũng chẳng ở với bố mẹ lâu nữa, có định lượng ngày còn lại và khoảng thời gian thì mới thực sự trân trọng và muốn làm nhiều việc hơn.
Rõ ràng về mặt cảm xúc thì việc giới hạn những thứ tưởng như không giới hạn lại đem lại khiến ta sống tốt hơn những gì ta có
Có thiếu nước mới trân trọng nước, có thiếu oxi mới trân trọng việc hít thở, có thiếu thời gian sống mới trân trọng việc được sống