[English Below]
*Bài viết có thể sử dụng một số thuật ngữ/tiếng lóng, hi vọng mọi người không cảm thấy khó chịu khi đọc.
*OT: Over-time, làm thêm giờ.
Ảnh: Artist Holmes/Monster Box
Việc ai đó cống hiến là tốt, việc làm thêm giờ cũng vô cùng đáng khen. Nhưng mọi thứ bắt đầu sai trái khi xuất hiện những người có suy nghĩ kiểu “vì tôi làm được nên bạn cũng phải làm được”. Và vì tôi làm thêm, nên bạn cũng phải làm thêm cùng tôi.
Làm thêm giờ (sau đây sẽ gọi tắt là OT) đang dần trở thành một văn hóa trong nhóm ngành dịch vụ, một thứ văn hóa ung thư độc hại mà ai cũng nhắm mắt làm ngơ. À không thể gọi là OT được, vì các công ty bắt nhân viên làm thêm giờ có trả tiền cho họ đâu?
Tôi vẫn thường bật cười khi nhắc lại câu đùa xưa cũ. Rằng thật trớ trêu khi ông cha ta bỏ xương máu ra để giải phóng dân tộc khỏi tư bản bóc lột, để rồi con cháu họ lại thi nhau bán sống bán chết để mong được tư bản bóc lột. Không biết mọi người mong đợi điều gì khi xông pha OT? Phát triển bản thân, thăng tiến hay gì đó đại loại vậy?
Trong agency và client có một cái bẫy khá nổi tiếng, gọi là “em thích về lúc nào cũng được, chỉ cần xong việc là được”. Nhưng công việc được giao lại không tương xứng với thời gian làm việc tối đa trong ngày. Nên rất nhiều người vẫn ở lại công ty quá giờ làm việc, hoặc đem việc về nhà làm và vẫn… cảm thấy bình thường.
Họ thậm chí còn không được trả lương cho những khoảng thời gian ấy.
Tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu với những cuộc gọi, tin nhắn sau 7h tối về công việc, và tởm lợm hơn khi người nhắn cố tỏ vẻ đáng yêu thảo mai và hồn nhiên khi nhờ người khác “làm gấp cái này giúp chị”. Tôi và một vài người bạn có thói quen block số đồng nghiệp khi họ gọi về công việc ngoài giờ làm, nhưng tất nhiên đây không phải điều ai cũng làm được.
Mọi người thậm chí còn không dám về khi sếp ở lại làm việc. Cũng không dám từ chối khi được giao những công việc quá sức so với thời gian được cho (thật ra phần lớn là do không biết đong đếm). Họ phải cảm thấy tội lỗi cho những việc không phải lỗi của họ.
Bạn tôi có kể rằng khi anh đi làm ở agency nọ và đến gặp nhân sự nói về việc mình không thể OT thì quản lý trông có vẻ bất ngờ. Như thể OT là một điều gì đó hiển nhiên và mọi người khi sinh ra ngoài quyền được mưu cầu hạnh phúc thì còn kèm cả việc phải làm thêm giờ.
Bản chất của việc OT là (1) bạn làm việc chưa đủ hiệu quả để hoàn thành công việc được giao và (2) lượng công việc được giao vượt quá khả năng của một người. Và đã OT thì phải trả tiền theo luật lao động.
Nếu bạn rơi vào (1), việc bạn cần làm là cố gắng để cải thiện hiệu suất làm việc, chứ không phải tiếp tục làm thêm, ngày qua ngày. Vì giả sử năng suất bạn là làm mỗi ngày 10 việc kể cả cá nhân lẫn công ty, thì dành thêm thời gian cho việc của công ty cũng không khiến bạn làm lên được 11 hay 12 việc được. Bạn sẽ lại cắt thời gian ăn, ngủ để làm những việc cá nhân khác. Và bạn sẽ lại dậm chân tại chỗ, một vòng luẩn quẩn. Giải pháp của làm việc thiếu hiệu quả là… tìm cách làm việc hiệu quả hơn, chứ không phải làm nhiều hơn.
Nếu bạn rơi vào (2), thì bạn nên từ chối OT nếu không thích. Nếu lo sợ sẽ bị công ty đuổi việc hoặc đồng nghiệp xa lánh vì bạn không OT, thì hóa ra công ty chỉ giữ bạn lại và đồng nghiệp nể bạn chỉ vì bạn có thể OT thôi à?
Vì nếu công việc trở nên quá sức so với nhân viên như ở trường hợp (2), phần lớn do lỗi quản lý kém cỏi hoặc họ cố tình kém cỏi. Khi lượng công việc quá sức so với team của bạn, việc của quản lý là tuyển thêm người hoặc từ chối bớt những task được giao. Chứ không phải nhận hết rồi đẩy xuống bên dưới, hoặc ở lại làm đến khuya để cấp dưới phải áy náy. Nếu một quản lý không thể biết tự bảo vệ cho chính họ và cấp dưới của mình, thì họ còn có thể làm gì?
Bản chất của từ “quản lý” là bao hàm việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Chứ không phải “người làm nhiều hơn những người khác” hay “người ở lại đến khuya để hoàn thành xong công việc cho team”. Bạn quản lý để việc vượt quá khả năng xử lý, là do bạn quản lý kém, chứ không phải do kỹ năng bạn kém. Tương tự với team của bạn.
Ngoài (1) và (2), còn trường hợp thứ (3) là “khách cần gấp”. Văn hóa làm quá giờ dần trở nên hiển nhiên đến mức bực mình. Vì một ai đó ở client làm đến khuya và làm việc vào cuối tuần nên họ cũng bắt agency phải theo như thế.
Tôi vẫn còn nhớ sự vô tư hồn nhiên của những khách hàng email công việc vào chiều thứ 6 và dặn rằng sáng thứ 2 phải có sản phẩm. Mọi người đôi khi quên mất hai ngày thứ 7 và chủ nhật không phải để làm việc.
Nhưng vì mọi agency đều hiểu và chấp nhận chuyện này, nên agency nào từ chối việc “làm gấp giúp chị” là đang tự giảm sức cạnh tranh của mình. Trừ khi agency đó là một agency giỏi và chuyên nghiệp, đến nỗi khách hàng cần phải tôn trọng họ. Trừ khi đó là agency mà khách hàng cần đến không chỉ vì họ có thể reply email lúc nửa đêm.
Có lẽ mọi thứ quá rõ ràng, trừ khi bạn đủ giỏi để có thể nắm quyền kiểm soát, hoặc bạn bị kiểm soát.
Phần phía trên hơi gay gắt, tôi biết là thế. Chúng ta ai cũng biết rằng khi bị đặt vào những trường hợp oái ăm trên, dù rất muốn nghỉ, dù rất stress và burn out nhưng vẫn ngậm ngùi làm cho xong. Khi lỗi thuộc về cả hệ thống, việc trách cứ cá nhân nào đó chẳng khác gì victim blaming.
Thỉnh thoảng lại có ai đó qua đời vì làm việc quá sức.
Ai đó qua đời trên bàn làm việc quả là một kiểu tin chẳng mấy vui vẻ. Lúc ấy mọi người sẽ ngừng lại một chút để nghĩ về vị trí hiện tại của bản thân, sẽ chia sẻ một chút quan điểm gì đó, hay chia sẻ bài đăng hay ho nào đó về OT. Mọi người sẽ than thở một chút.
Nhưng rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy, vì đây là một lỗi lầm mang tính hệ thống và không phải một vài cá nhân có thể thay đổi được. Nước ngoài cũng như nước ta, chẳng có mấy khác biệt.
Tôi quá mệt mỏi với việc người yêu vừa ăn vừa liên tục xem điện thoại để phản hồi công việc. Và dù rằng thông cảm hỗ trợ hay tỏ ra tức giận, cũng chẳng thay đổi được sự thật rằng cô ấy đang phải làm quá nhiều việc. Tôi cũng quá chán những buổi đi chơi cùng bạn bè nhưng ai nấy cũng thấp thỏm như thể tâm trí đang ở giữa chiến trận xa xăm nào đó.
Mọi người không còn thật sự sống cho họ, tôi nghĩ.
Họ nghĩ việc cố gắng là tốt, tất nhiên việc cố gắng là tốt. Nhưng bạn đâu thể vì cố gắng mà tìm ra nghiệm của bài toán vô nghiệm được? Làm sao bạn có thể hoàn thành công việc 12h trong 8h? Và quan trọng là vì sao bạn phải làm thế khi chỉ nhận lương của 8h, ngày này qua ngày khác?
Làm thêm giờ là một lựa chọn, đôi khi bạn có thể chọn có như một sự đầu tư. Nhưng hãy nhìn xem bao nhiêu người từ junior lên senior được chỉ vì cống hiến hết mình. Ngoài số rất ít lên manager, những người còn lại đang ở đâu, có phải họ đã bị lãng quên, và điều gì khiến bạn chắc rằng mình sẽ không nằm trong số đó?
Thành thật mà nói, việc ai đó có thể lên manager cũng chẳng phải do họ có thể OT. Nên việc OT vẫn là vô nghĩa.
Tôi nghĩ thế giới sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều khi mọi người bắt đầu không còn xem OT là hiển nhiên, cũng như không còn áp đặt rằng mình làm được thì người khác cũng phải làm. Vì nếu bạn thích, bạn tự đi mà làm.
Đôi lúc biết rằng không làm gì còn quan trọng hơn việc biết phải làm gì.
#MonsterBox
*Phong cách art mới được nghiên cứu bởi artist Holmes, từ nét vẽ đến cách phối màu. Những tác phẩm trong tuần đều là sự nghiên cứu và đầu tư nghiêm túc của từng cá nhân lẫn toàn thể team Monster Box. Hi vọng mọi người có thể thưởng thức một cách trọn vẹn.
Bài viết và hình ảnh thuộc về Team Monster Box.



CAN YOU PLEASE STOP TAKING OVERTIME FOR GRANTED?

*Disclaimer: The article consists of slangs and academic terms, I hereby hope that this doesn’t get on your nerves.
*OT: time in addition to normal working hours.
Dedication is commendable, so is overtime. Still, the situation is exacerbated since the so-called “I’m capable, so must you be” thought pops into one’s mind. Thus, since I work overtime, so must you.
Working overtime (hereinafter referred to as OT) is deliberately becoming a culture in the travel sector. Given its pernicious nature, everyone turns a blind eye to OT. It can’t even be called OT since organizations which coerce employees to OT hardly give overtime pay.
Joke has it that our ancestors fought so fiercely for freedom from capitalist exploitation so that their descendants could long for, thus compete as fiercely to be exploited by capitalism. It’s incomprehensible how OT would be of any help to satisfy what overtimers long for: individual development, promotion and stuff like that.
There exists a notorious saying in agency and clients: the so-called “upon finishing your tasks, you can go home whenever you wish”. Given that, since the assigned tasks rarely commensurate with the maximum working hours of a day, there exist employees who stay at the company, working extra hours or keep working at home afterwards. They still find this bearable.
Still, they don’t even get paid for these additional working hours.
I’m apoplectic with rage with calls and texts after 7 pm about work. It feels even more disgusting if the one who texted tries to pretend innocent upon asking others to “slightly adjust it”. I, as well as some friends of mine, have developed a habit of blocking colleagues’ incoming calls after working hours. Still, this isn’t something everyone is capable of.
They don’t even dare to go home when the higher-ups are still working at the company, or to turn down requests of performing overstraining tasks in a limited given period. (For the most part, the problem lies in their incapability of measuring). They then have to feel guilty for the things not of their faults.
While working in an agency, one of my friend went meeting the HR manager and declared that he was incapable of OT. The manager seemed lost for words, as if OT had been something taken for granted and everyone had been born with the pursuit of OT in addition to happiness.
The nature of OT is either (1) you are insufficient to properly perform the assigned tasks or (2) the amount of work assigned goes beyond one’s ability. Still, the employees covered by Labor Act must receive overtime pay.
Should you fall into the former case, you had better boost your productivity instead of keep on OT day by day. Assuming you are capable of performing 10 tasks a day (both personal and company’s), spending more time on the company’s won't help you complete 11, or 12 tasks. You will one way or another cut down on eating and sleeping time to spare time for other personal tasks. You will be treading water, and all those form a vicious circle. The solution to your insufficiency is simply becoming more capable.
In the latter, you should refuse to OT if you’re unwilling. If you’re afraid of getting sack or isolated for your refusal, doesn’t it turn out the company only hired and your colleagues only respect since you can OT, does it?
Should the tasks become too much for the employee as in the latter case, it’s mainly due to the manager faults for being mediocre or deliberately becoming so. When the amount of work outstrips your team’s capability, the manager doesn't have to “bring it on” and later assign it to the team members, or stay at the company, working late at night so as to “inspire” subordinates. Rather, his job is to hire more members or reject some of the assigned tasks. If a manager’s incapable of protecting himself and his subordinates, what else is he capable of?
The word "management" itself implies the planning, organizing, issuing command, coordinating and bringing things under control. A manager isn’t someone who “work harder than anyone else" or "stay up late to get on with the remaining tasks". The problem with a manager who lets things go wild lies in his poor management skills instead of his mediocre skills. So is your team.
In addition to (1) and (2), there exists the third case: "the clients are in urgent needs”. The OT culture has become so mainstream that gets on my nerves. Since someone at the client work late at night and on the weekends, they coerce the agency to follow up.
I still remember vividly of the clients who innocently sent business emails on Friday afternoon, demanding products to be done by the Monday morning. People rarely remember that Saturday and Sunday aren't for work.
That being said, since agencies understand and accept this, the agency to refuse to "rush" will risk weakening its own competitiveness. Except for the agency which is so exceptionally capable and professional that customers have to pay respect to. Or except for the agency which customers need more than being capable of replying to emails at midnight.
It seems all to obvious. Unless you're exceptional enough to rule, you're then ruled.
I myself acknowledge that I've so far been fiercely criticizing. Under such unpleasant situations, we know all too well that given our resentment, as well as the burnout state, we have to accomplish the assigned tasks anyway.
There have recently been people dying of overwork. "Dying of overwork" is such a miserable news to hear. Eventually, people would stop what they're doing for a while to think of their own positions, voice some personal opinions or share some fascinating articles on OT. Everyone would groan desperately.
Still, things would go on as usual. Since this is of systematic error, hardly can someone change it, not to mention the situation in overseas countries, which is no difference from ours.
I'm fed up with my girlfriend sticking her eyes to phone screen to reply emails while eating. I'm also depressed about trips in which everyone's disquieted as if they were fighting some bitter fights elsewhere.
In my opinion, they aren't even living for themselves.

They believe effort is commendable, of course it is. Still, your all-out efforts wouldn't possibly find you a solution to an equation having no solution. How can you possibly accomplish a task costing 12 hours in 8 hours? Above all, why should you get on with it since you only get paid for 8 hours a day, day after day?

OT is an option, you can always take it as an investment. 
Still, how many juniors have become seniors due to their handsome dedication? Except for a minor number which has been promoted, where is the rest, have they been left behind? And what can guarantee you're not in this "left behind" group?

Frankly speaking, being promoted to manager is hardly due to one's capability of OT. Thus, OT's still not of any help.

I myself believe the world will become better if people stop taking OT for granted, as well as coercing others to OT since they are capable of this. If you will, do it yourself.

Sometimes doing nothing is even more important than knowing what to do.

FANPAGE MONSTER BOX